Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn, quận cầu giấy, thành phố hà nội theo tiếp cận năng lực​ (Trang 90)

3.3.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu ý kiến của CBQL, GV trường THCS Lê Quý Đôn, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.

3.3.2. Nội dung khảo sát

Khảo nghiệm phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên.

3.3.3. Đối tượng khảo sát

Đối tượng thăm dò bao gồm 120 CBQL, GV, ( trong đó có 3 giáo viên Âm nhạc) trường THCS Lê Quý Đôn, quận Cầu Giấy.

3.3.4. Kết quả khảo sát

Bảng 3.4: Đánh giá của CBQL, GV về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc theo tiếp cận năng lực

TT Mức độ cần thiết Mức độ cần thiết X Thứ bậc Không cần thiết Ít cần

thiết thiết Cần Rất cần thiết

SL % SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của CBQL và GV về quá trình dạy học môn Âm nhạc theo tiếp cận năng lực.

0 0 13 10.9 11 9.1 96 80 3.69 1

2

Chỉ đạo thiết kế bài học theo hướng tích cực hóa học tập từ giáo viên và thẩm định của tổ chuyên môn .

0 0 22 18.2 17 14.5 81 67.3 3.49 2

3

Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về PPDH tích cực ở tổ chuyên môn và toàn trường.

0 0 26 21.8 22 18.2 72 60 3.38 3

4

Tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Âm nhạc của học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục.

0 0 44 36.4 22 18.2 55 45.5 3.27 4

5

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc theo tiếp cận năng lực.

0 0 33 27.3 22 18.2 65 54.5 3.09 5

Biểu đồ 3.1: Đánh giá của CBQL, GV về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc theo tiếp cận năng lực.

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình về tính cấp thiết của các biện pháp đều ≥ 3,38. Trong đó, đứng đầu danh sách về mức độ cấp thiết phải kể tới biện pháp “Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của CBQL và GV về quá trình dạy học môn Âm nhạc theo tiếp cận năng lực”. Tiếp theo là biện pháp: “Chỉ đạo thiết kế bài học theo hướng tích cực hóa học tập từ giáo viên và thẩm định của tổ chuyên môn ”. Xếp vị trí thứ 3 là biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về PPDH tích cực ở tổ chuyên môn và toàn trường”, vị trí thứ 4 là biện pháp: “Tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Âm nhạc của học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục”, vị trí thứ 5 là biện pháp: “Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc theo tiếp cận năng lực”.

Bảng 3.5: Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc theo tiếp cận năng lực.

TT Mức độ cần thiết Mức độ khả thi X Thứ bậc Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi SL % SL % SL % SL %

1 Nâng cao nhận thức và sự hiểu

TT Mức độ cần thiết Mức độ khả thi X Thứ bậc Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi SL % SL % SL % SL %

trình dạy học môn Âm nhạc theo theo tiếp cận năng lực

2

Chỉ đạo thiết kế bài học theo hướng tích cực hóa học tập từ giáo viên và thẩm định của tổ chuyên môn

0 0 28 23.3 17 14.5 74 61.8 3.35 2

3

Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về PPDH tích cực ở tổ chuyên môn và toàn trường.

0 0 35 29.1 11 9.1 74 61.8 3.33 3

4

Tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Âm nhạc của học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục.

35 29 13 10.9 17 14.5 55 45.5 2.76 4

5

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc theo tiếp cận năng lực.

33 27 22 18.2 22 18.2 44 36.4 2.64 5

Biểu đồ3.2: Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc theo tiếp cận năng lực.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, cả 5 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ khả thi, không có biện pháp nào được đánh giá là không khả thi. Điểm đánh giá trung bình của 5 biện pháp là 3,10.

Bảng 3.6: Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

TT Tên biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi X TB X TB

1 Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của CBQL và GV về quá

trình dạy học môn Âm nhạc theo theo tiếp cận năng lực 3.69 1 3.45 1 2 Chỉ đạo thiết kế bài học theo hướng tích cực hóa học tập

từ giáo viên và thẩm định của tổ chuyên môn 3.49 2 3.35 2 3

Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về PPDH tích cực ở tổ chuyên

môn và toàn trường. 3.38 3 3.33 3 4 Tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn

Âm nhạc của học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục. 3.09 4 2.76 4

5 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất

Biểu đồ 3.3: Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Qua kết quả khảo sát cho thấy, mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi cả 5 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ cao. Đặc biệt biện pháp cao nhất là “Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của CBQL và GV về quá trình dạy học môn Âm nhạc theo theo tiếp cận năng lực”, sau đó là “Chỉ đạo thiết kế bài học theo hướng tích cực hóa học tập từ giáo viên và thẩm định của tổ chuyên môn ”.

Như vậy những giải pháp tác giả nêu trên rất phù hợp với tình hình quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc trường THCS Lê Qúy Đôn, quận Cầu Giấy theo tiếp cận năng lực. Việc đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý quá trình dạy học môn Âm nhạc trường THCS Lê Qúy Đôn, quận Cầu Giấy theo tiếp cận năng lực là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế và những bất cập hiệu quả quản lý quá trình dạy học môn Âm nhạc trường THCS Lê Qúy Đôn, quận Cầu Giấy trước đó, góp phần vào việc nâng cao hiệu quản lý quá trình dạy học môn Âm nhạc trường THCS Lê Qúy Đôn, quận Cầu Giấy.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý và khảo sát thực trạng, phân tích kết quả từ các phiếu điều tra, tác giả luận văn đã đề xuất 5 biện pháp quản lý quá trình dạy học môn âm nhạc tại trường THCS Lê Qúy Đôn, phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực. Các biện pháp được lựa chọn dựa trên các nguyên tắc thống nhất về tính pháp lý, tính hệ thống, tính kế thừa, tính phát triển, tính thực tiễn và khả thi. Tuy mức độ cần thiết của các biện pháp có sự chêch lệch, nhưng chênh lệch không cao. Do đó nếu áp dụng và thực hiện đồng bộ các biện pháp sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc theo tiếp cận NL, thực hiện đúng sự chỉ đạo của cấp trên và thành công mục đích đổi mới GD hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực nói chung và quản lý quá trình dạy học môn Âm nhạc tại trường THCS Lê Qúy Đôn, phường Lê Qúy Đôn, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội nói riêng có vai trò ý nghĩa quan trọng. Nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc cho học sinh trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực”, tác giả thu được kết quả sau:

1.1. Đặc biệt, luận văn đã khái quát cơ sở lý luận về dạy học môn Âm nhạc phân hóa trong trường THCS bao gồm các yếu tố về cơ sở khoa học của dạy học Âm nhạc theo tiếp cận năng lực.

Hoạt động dạy học môn Âm nhạc theo tiếp cận năng lực HS có đặc điểm điển hình về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học môn Âm nhạc theo tiếp cận năng lực.

Luận văn đã xây dựng các nội dung cốt lõi về quản lý dạy học môn Âm nhạc theo tiếp cận năng lực bao gồm: 1). Lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học Âm nhạc ở trường THCS; 2). Tổ chức triển khai hoạt động dạy học Âm nhạc nhạc ở trường THCS; 3). Chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS; 4). Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học Âm nhạc ở trường THCS.

Quản lý dạy học môn Âm nhạc theo tiếp cận năng lực có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong phạm vi luận văn đã chỉ ra yếu tố thuộc về năng lực HS, thuộc về giáo viên, về đặc thù môn Âm nhạc,...

1.2. Kết quả khảo sát cho thấy về quản lý dạy học môn Âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS Lê Qúy Đôn được phân tích trên các yếu tố cốt lõi về: 1). Lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học Âm nhạc ở trường THCS; 2). Tổ chức triển khai hoạt động dạy học Âm nhạc nhạc ở trường THCS; 3). Chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS; 4). Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học Âm nhạc ở trường THCS.

Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định về nhận thức đến năng lực tổ chức các HĐDH và kiểm tra, đánh giá.... Để tiếp

tục kiện toàn, nâng cao chất lượng HĐDH nói chung và môn Âm nhạc theo hướng phát triển năng lực nói riêng thì việc khắc phục những tồn tại hạn chế này là yêu cầu cấp thiết đề ra với các cấp quản lý, với các cán bộ nhà trường.

Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định về nhận thức đến năng lực tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá.... Để tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động dạy học nói chung và quá trình dạy học môn Âm nhạc thì việc khắc phục những tồn tại hạn chế này là yêu cầu cấp thiết đề ra với các cấp quản lý, với các cán bộ nhà trường.

1.3. Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp cơ bản nhất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc tại trường THCS Lê Qúy Đôn, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực, cụ thể: “1). Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của CBQL và GV về quá trình dạy học môn Âm nhạc theo theo tiếp cận năng lực; 2). Chỉ đạo thiết kế bài học theo hướng tích cực hóa học tập từ giáo viên và thẩm định của tổ chuyên môn ; 3) Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về PPDH tích cực ở tổ chuyên môn và toàn trường; 4) Tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Âm nhạc của học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục; 5) Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc theo tiếp cận năng lực”.

Kết quả khảo sát cho thấy các giải pháp mà đề tài đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi cao cho quản lý quá trình dạy học Âm nhạc tiếp cận năng lực. Trong 5 giải pháp được đề xuất, tính cấp thiết được đánh giá cao hơn tính khả thi, trị TB của tính cần thiết từ 3.09. đến 3.69 trong đó tính khả thi có trị TB từ 2.76 đến 3.45.

Để các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc tại trường THCS Lê Qúy Đôn, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội phát huy vai trò, tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý. Chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở giáo dục và đào tạo tỉnh thành phố Hà Nội

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phổ biến kinh nghiệm về tổ chức quá trình dạy học nhằm phát triển năng lực HS.

Tăng cường công tác thanh tra chuyên môn đối với các trường, phản ánh đúng kết quả thanh tra trong dạy học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng

2.2. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo quận Cầu Giấy

Tăng cường chỉ đạo nhà trường nâng cao ý thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV, tạo mọi điều kiện để GV đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức các lớp tập huấn đổi mới phương pháp, chú trong bồi dưỡng HS giỏi.. Tổ chức thường niên Hội thi giáo viên dạy giỏi, GV sử dụng thiết bị giỏi, Hội thi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, thiết kế phần mềm dạy học.

Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý thường xuyên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ quản lí.

Có kế hoạch cụ thể để đào tạo bồi dưỡng GV, chuẩn hoá đội ngũ.

Tăng cường đầu tư CSVC cho các nhà trường theo hướng trọng điểm, hiện đại.

2.3. Đối với cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên Âm nhạc trường THCS Lê Qúy Đôn, quận Cầu Giấy Đôn, quận Cầu Giấy

Đối với cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở

Cần nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Luật giáo dục, các văn bản..Biết vận dụng một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường để quản lý nhà trường một cách toàn diện, đặc biệt cần nắm vững và vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý, đặc biệt cần quan tâm chỉ đạo một cách tích cực việc đổi mới phương pháp.

Với đội ngũ giáo viên và giáo viên dạy Âm nhạc trường THCS Lê Qúy Đôn

GV cần chủ động trong việc tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức về quá trình dạy học nói chung và quản lý quá trình dạy học môn Âm nhạc nói riêng.

GV dạy Âm nhạc cần nâng cao tinh thần chủ động trong việc tìm hiểu về đổi mới PPDH, tích cực tham gia các diễn đàn, hội thảo về đổi mới PPDH nhằm phát triển năng lực HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2005), Vấn đề quản lý và việc vận dụng vào quản lý nhà

trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

2. Nguyễn Ngọc Bảo (Chủ biên) - Trần Kiểm (2008), Lí luận dạy học ở trường

trung học cơ sở, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án Phát triển Giáo dục Trung học cơ sở II (2011), Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên THCS, Tài liệu tập huấn (lưu hành nội bộ).

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm

nhạc, Nxb Giáo dục Việt Nam.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Điều lệ trường THCS, Hà Nội

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chiến lược giáo dục Việt Nam năm 2011- 2010, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia về giáo

dục Âm nhạc, Mĩ thuật và Thể dục ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Giáo

dục Việt Nam.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2014- 2015 về Giáo dục mầm non, Giáo dục phổ thông, Giáo dục thường xuyên và

Giáo dục chuyên nghiệp, Nxb Giáo dục Việt Nam.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn, quận cầu giấy, thành phố hà nội theo tiếp cận năng lực​ (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)