Mô hình chuỗi giá trị toàn cầucủa sản phẩm phần mềm

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 40)

(Nguồn: www.pwc.com)

16

a) Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)

Với đặc trưng của ngành công nghiệp phần mềm là sử dụng chất xám, sự sáng tạo của con người do vậy hoạt động nghiên cứu và phát triển ý tưởng là một nhân tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp ngành công nghiệp phần mềm và cũng là một nhân tố đem lại giá trị gia tăng lớn trong chuỗi giá trị.

Bảng 1. 3. Tỷ lệ chi phí cho hoạt động R&D trên doanh thu Quý 3/2017 tại một số tập đoàn phần mềm trên thế giới.

Citrix Systems 18.2

~8 Nuance Communications Inc 17.2

1 Symantec Corp. 171

SunGard Data Systems Hl

lĩ salesforce.com Inc 14,26

12 Computer Associates 13.9

13 Microsoft Corp. 13.2

Nguồn: www.pwc.com

Với vai trò trung tâm trong sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm, do vậy mà các doanh nghiệp, tập đoàn có sự đầu tư đáng kể vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Nhìn trên bảng 1.7, có thể thấy được sự đầu tư lớn vào hoạt động này đặc biệt là ở các nước lớn có sự phát triển mạnh mẽ về ngành công nghiệp phần mềm, có nguồn nhân lực chất lượng cao và có các điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển phần mềm.

17

b) Hoạt động sản xuất

Sản xuất phần mềm là công đoạn sử dụng những ngôn ngữ lập trình để đưa những ý tưởng thành sản phẩm phần mềm. Hoạt động sản xuất đem lại giá trị gia tăng thấp cho chuỗi giá trị ngành công nghiệp phần mềm do vậy mà các doanh nghiệp thường đặt hợp đồng gia công với các nước có lao động giá rẻ để giảm chi phí, điển hình là Việt Nam-điểm đến về gia công phần mềm.

c) Hoạt động phân phối/tiêu thụ sản phẩm

Phân phối là một trong những hoạt động trung tâm để đem lại giá trị cao cho sản phẩm. Với tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, ngoài chất lượng của sản phẩm đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược marketing, xúc tiến giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Đặc biệt sản phảm công nghệ có vòng đời ngắn do vậy hoạt động này vô cùng quan trọng. Tuy mạng lưới phân phối ngày càng phát triển nhưng vẫn còn những điểm chưa vươn tới do vậy các công ty, các quốc gia cần liền kết với nhau để phát triển chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp phần mềm.

d) Hoạt động hỗ trợ khách hàng sau bán

Một điều mà khách hàng quan tâm là việc hỗ trợ của các công ty sau khi mua hàng. Vì vậy các công ty cần có các chính sách hỗ trợ để thu hút khách hàng và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Ngoài ra việc hỗ trợ khách hàng sẽ tăng sự tương tác với khách hàng từ đó có thể có những ý tưởng mới cho các sản phẩm sau này.

18

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Theo cùng sự cải tiến phát triển của phần cứng, nhu cầu về phần mềm ngày càng gia tăng và đặt ra yêu cầu ngày càng cao về phần mềm. Ngành công nghiệp phần mềm ra đời, bao gồm tất các các hoạt động liên quan đến phần mềm là các hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và cung ứng dịch vụ phần mềm, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về phần mềm. Ngành công nghiệp phần mềm có đặc trưng khác với cách ngành công nghiệp khác, khi dựa vào nguồn nhân lực con người là chính, sử dụng rất ít nguyên liệu thô và mang lại tỷ suất lợi nhuận cao.

Chuỗi giá trị là tổng thể các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Giá trị tạo ra của chuỗi bao gồm tổng các giá trị tạo ra tại mỗi công đoạn của chuỗi. Chuỗi giá trị toàn cầu được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế, khi các chuỗi giá trị được hình thành trong từng quốc gia trước đó, cùng với xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đã ngày càng mở rộng, và xâm nhập vào các quốc gia khác, tạo thành chuỗi giá trị toàn cầu.

Chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm phần mềm gồm những mắt xích cơ bản: Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D); Sản xuất( Production); Phân phối(Distribution); và Hỗ trợ khách hàng sau bán hàng( After Sale/Customer Support). Trong mỗi mắt xích lại bao gồm những hoạt động khác nhau. Trong chuỗi giá trị toàn cầu này, mắt xích gia công- sản xuất là mắt xích mang lại giá trị gia tăng thấp nhất, thường được tiến hành tại các quốc gia đang phát triển nhằm giảm chi phí, các mắt xích còn lại đem lại nhiều giá trị gia tăng thường được nắm giữ bởi các quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế giới.

Vậy Ngành CNPM Việt Nam đang ở vị trí nào trong chuỗi giá trị toàn cầu? Chương 2 dưới đây, tác giả sẽ đi vào phân tích và đánh giá ngành CNPM Việt Nam hiện nay.

19

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM

2.1. THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM2.1.1. Cơ chế chính sách phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam 2.1.1. Cơ chế chính sách phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam

Năm 2000, Việt Nam bắt đầu quan tâm nghiên cứu và phát triển ngành CNPM. Nhận thấy được cơ hội phát triển và đây sẽ là một ngày kinh tế trọng điểm có thể giúp Việt Nam bước tiến đến công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy, để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm, Nhà

nước Việt Nam đã đưa ra các chính sách, nghị định, tiêu biểu là Nghị Quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2000 về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm. Theo như Nghị Quyết, Chính Phủ đã khẳng định vai trò quan trọng của công nghiệp

phần mềm như sau: “Công nghiệp phần mềm là ngành công nghiệp quan trọng của công nghệ thông tin. Công nghiệp phần mềm bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và cung ứng các dịch vụ phần mềm. Phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt công nghiệp phần mềm là chủ trương được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên quan tâm, là một trong những cách đi tắt, đón đầu để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc gia”.

2.1.1.1. Đào tạo nguồn nhân lực

Đặc trưng của ngành CNPM là sử dụng chất xám, trí tuệ của con người do vậy nguồn nhân lực là yếu tố hết sức quan trọng trong việc phát triển công nghiệp phần mềm. Trong Nghị Quyết số 07/2000/NQ-CP về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm, Chính phủ đã nhấn mạnh: “Phát huy mọi hình thức đào tạo, đào tạo lại, huấn luyện và bồi dưỡng để đến năm 2005 có khoảng 25.000 chuyên gia trình độ cao và lập trình viên chuyên nghiệp, thông thạo tiếng Anh”.

Hằng năm, Chính phủ đã thực hiện các chính sách đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ngành CNTT là một trong số các ngành được các trường đại học chú trọng và mở rộng. Hiện nay, có 255 trường công lập đào tạo về CNTT trên cả nước trong đó có 70 trường đại học, 105 trường cao đẳng và 50 trường trung học chuyên nghiệp. Ngoài ra, Nhà nước đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh viên

20

đã tốt nghiệp có thể tiếp tục được đào tạo và trau đồi về CNTT để góp sức vào công cuộc phát triển công nghệ phần mềm.

Ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam muốn thu hút các đối tác quốc tế thì nhân lực chính là chìa khóa thành công. Đặc biệt với lợi thế về nguồn nhân lực, để đưa Việt Nam trở thành nguồn cung ứng nhân lực được đào tạo và có trình độ thì việc xây dựng những chiến lược trong quản lý đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT theo chuẩn quốc tế là điều cần thiết. Vì vậy, Nhà nước đã đưa ra các chính sách để đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực,tiêu biểu tại Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1-6-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực

công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020" quy định:

- Nhà nước đẩy mạnh đầu tư vào các chương trình dự án nhằm đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực cho toàn ngành CNTT, phần mềm, điện tử và viễn thông.

- Hàng năm, nhà nước trích ra một phần ngân sách phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng chúng vào thực tiễn.

- Nhà nước chú trọng vào giáo dục bằng cách tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, các chương trình, tài liệu phục vụ cho việc đào tạo CNTT tại các trường đại học và cao đẳng. Đặc biệt ưu tiên đầu tư vào một số cơ sở đào tạo nổi bật để đưa ra nguồn nhân lực có trình độ quốc tế.

- Những khu vực khó khăn trong việc tiếp cận CNTT như những vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo cũng được nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng CNTT.

- Nhà nước dùng một phần vốn vay ODA cho phát triển nguồn nhân lực và xây dựng các cơ sở đào tạo CNTT tốt.

- Một số cơ sở đào tạo và mạng lưới đào tạo giáo dục CNTT chất lượng cao được xây dựng trên nguồn vốn ODA cho kế hoạch phát triển chất lượng của nguồn nhân lực này.

- Tăng cường việc sử dụng Internet trong giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo và tạo cơ hội tốt cho các sinh viên đã tốt nghiệp vẫn có thể tiếp tục được học hỏi thêm về công nghệ thông tin.

2.1.1.2. Thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi

Công nghiệp phần mềm Việt Nam đang ngày càng có sức hút và thu hút được nhiều sự đầu tư từ thế giới. Đây cũng là nhờ vào những chính sách đặc biệt của Chính

21

Phủ nhằm thiết lập một môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp thế giới đầu tư vào. Các doanh nghiệp phần mềm được hưởng mức ưu đãi cao nhất từ chính phủ. Đối với những đối tượng trong nước không phải chịu thuế gia tăng thì khi các sản phẩm, dịch vụ được xuất khẩu sẽ chịu mức thuế 0% và được hoàn thuế. Ngoài ra áp dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quyết định số 128/2000/QĐ-TTG ngày 20 tháng 11 năm 2000 về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm, quy định:

Các doanh nghiệp phần mềm hoạt động tại Việt Nam bao gồm doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư được hưỡng nhiều mức thuế suất thu nhập ữu đãi, cụ thể:

- Thuế suất 20% đối với các doanh nghiệp hoạt động trên các khu vực khó khăn. - Thuế suất 15% đối với doanh nghiệp hoạt động trên các khu vực đặc biệt khó khăn.

- Thuế suất 10% đối với doanh nghiệp bị điều chỉnh bởi Luật Đầu tư nước ngoài. - Nhà nước đưa ra những chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp phần mềm, cụ thể các doanh nghiệp sẽ được miễn thuế thua nhập trong bốn năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, ngoài ra các doanh nghiệp phần mềm sẽ không phải bổ sung thuế cho các hoạt động sản xuất phần mềm.

- Nhà nước cùng với Bộ Khoa học, Cộng nghệ và Môi trường đã ban hành danh sách những nguyên vật liệu của công nghệ phần mềm mà trong nước đã sản xuất được để xác định mức thuế cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu. Đối với các nguyên vật liệu phục vụ trong sản xuất phần mềm mà không nằm trong danh sách trên thì sẽ được miễn thuế hoàn toàn trong việc nhập khẩu. Danh sách về các vật liệu này luôn được cập nhật thường xuyên hàng năm.

2.1.1.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả pháp luật

Theo như Nghị quyết 07/2000/NQ-CP, Chính Phủ đưa ra những công việc để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phần mềm đối với các Bộ Tư Pháp, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ văn hoá, cụ thể như sau:

- Sửa đổi bổ sung hoặc kiên nghị sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu tuệ và các chính sách liên quan đến sản xuất, kinh doanh.

- Tăng cường, bổ sung, đào tạo năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước để tăng độ hiệu quả trong lĩnh vực an ninh và an toàn thông tin.

T2

- Các cán bộ tư pháp và các cán bộ tư vấn pháp lý trong ngành công nghiệp phần mềm cần phải được đào tạo, bồi dưỡng thêm kiến thức pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm phần mềm.

- Nghiêm túc chấp hành luật bảo về quyền tác giả, đẩy mạnh truyền thông giáo dục tới toàn xã hội nhằm nâng cao ý thức trong việc c hấp hành luật bảo về tác giả với các sản phẩm phần mềm.

- Ban hành những quy chuẩn về việc đăng ký, xuất bản phần mềm và phải có sự kiểm tra chặt chẽ trước khi sản phẩm được xuất khẩu.

2.1.1.4. Mở rộng thị trường

Công nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường thế giới. Do vậy, Chính Phủ cần hỗ trợ và thúc đẩy việc mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam. Chính Phủ đưa ra quy chế cho các Bộ:

“Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức xúc tiến thương mại và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm công nghiệp phần mềm trong nước mở chi nhánh và văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu lao động phần mềm. Khuyến khích các cơ quan, các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp làm công nghiệp phần mềm trong nước. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp làm công nghiệp phần mềm nước ngoài đầu tư, mở chi nhánh và văn phòng đại diện ở Việt Nam ” (Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP, 2000).

Để ủng hộ cho các doanh nghiệp phần mềm trong nước, Chính phủ sử dụng tối đa các dịch vụ CNTT trong việc tổ chức và quản lý, tăng cường áp dụng công nghệ phần mềm vào trong các dự án. Ngoài ra, để hỗ trợ các doanh nghiệp phần mềm mở rộng thị trường ra nước ngoài, Chính Phủ dành ra một khoản chi phí hàng năm để tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư cho Công nghệ thông tin. Đặc biệt, ngoài những thị trường quen thuộc như Nhật Bản, Mỹ, Bắc Mỹ. Nhà nước chú trọng hướng tới các thị trường chưa khai thác như các nước Nam Mỹ, Đông Âu, Châu Đại Dương ...Để mở rộng được các thị trường Nhà nước đã tổ chức các hoạt động quảng bá, tuyên truyền về các sản phẩm, dịch vụ CNTT đồng thời phải đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và tìm kiếm thị trường. Việc đưa hình ảnh về Việt Nam ra quốc tế là điều cần thiết để tăng hiệu quả marketing cho công nghiệp phần mềm Việt Nam.

23

Hơn nữa, Nhà nước hàng năm cũng tổ chức các sự kiện khen thưởng, trao giải cho các tổ chức sử dụng phần mềm và ứng dụng CNTT vào sản xuất hiệu quả để khuyến khích việc sử dụng công nghệ phần mềm trong nước.

Nhận xét:

Các chính sách của chính phủ Việt Nam đối với ngành CNPM thể hiệu qua các chính sách về: đào tạo nguồn nhân lực ngành CNPM; chính sách khuyến khích đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho phát triển phần mềm; chính sách thuế ưu đãi cho phát triển CNPM; và chính sách liên quan đến hoàn thiện môi trường, tạo hành lang phát lý cho phát triển CNPM

•Mặc dù ngành công nghiệp phần mềm đã được chính phủ quan tâm ưu tiên phát triển song việc thực thi chính sách vẫn còn một số hạn chế dẫn đến chính sách vẫn chưa phát huy tác dụng. Đầu tư của Nhà Nước và xã hội cho ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 40)

w