Kinh nghiệm từ Ản Độ

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 75)

3.1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA KHI THAM GIA

3.1.1. Kinh nghiệm từ Ản Độ

Công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn ở Ản Độ góp phần vào tăng trườn

GDP của quốc gia này. Trong đó, tổng doanh thu công nghiệp phần mềm chiếm 6,1% với 2 tỷ USD từ xuất khẩu phần mềm. Con số này cho thấy được công nghiệp phần mềm Ản Độ đang thành công trong sự phát triển phần mầm và trở thành quốc gia hàng đầu về gia công phần mềm. Nguyên nhân dẫn đến những thành công của Ản Độ là:

Các chính sách hỗ trợ của Chính Phủ Ân Độ cho ngành công nghiệp phần mềm

Chính Phủ Ản Độ có vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp phần mềm Ản Độ thông qua cá chính sách ưu đãi được ban hành. Ngày từ khi công nghiệp phần mềm được chú ý ở quốc gia này, năm 1988, Chính Phủ Ản Độ ban hành chính sách phát triển định hướng về thị trường thế giới và trọng tâm là xuất khẩu phần mềm và thành lập các công viên phần mềm trên toàn quốc. Để thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài, Chính Phủ Ản Độ cho phép thành lập doanh nghiệp với 100% vốn nước ngoài và các trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất phần mềm được miễn thuế khi nhập khẩu. Ngoài ra, Chính Phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, thành lập hiệp hội các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ phần mềm Ản Độ (NASSCOM), giảm thuế, thực hiện chính sách một cửa một dấu... Nhờ những ưu đãi này mà công nghiệp phần mềm được thúc đẩy và tạo ra những đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước Ản Độ.

Nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng

Nguồn nhân lực là yếu tố trung tâm trong ngành công nghiệp phần mềm. Đây là lợi thế của công nghiệp phần mềm Ản Độ với nguồn lao động dồi dào (là quốc gia đứng thứ 2 về số lượng dân số với hơn 1,3 tỷ người) và nguồn nhân lực trẻ, năng động (độ tuổi trung bình là 27 tuổi. Ngoài ra, Ản Độ đang có lợi thế lớn về Tiếng Anh do lịch sử là một thuộc địa của Anh Quốc và hầu hết tất cả các sinh viên đại học trong nước đều được đào tạo bằng tiếng anh, do vậy nguồn lao động cho công nghiệp phần

58

mềm đều không mắc phải rào cản tiếng anh như những lao động nước khác. Chính Phủ Ản Độ cũng có những chính sách phát triển nguồn nhân lực như quan tâm đến giáo dục đặc biệt với mạng lưới hơn 1000 trường đại học và cao đẳng trên khắp cả nước đạo tạo ngành CNTT, thành lập những trung tâm đào tạo CNTT chất lượng cao, đạt tầm cỡ quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các chế độ thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài và tạo thuận lợi cho các sinh viên trong nước sau khi ra trường có việc làm, cử người đi học tập và làm việc tại Mỹ... Ản Độ đã xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp phần mềm và đây là lợi thế cạnh tranh của Ản Độ trong chuỗi giá trị phần mềm toàn cầu.

Đặc biệt sự hỗ trợ từ nguồn lực Ản Kiều làm việc và học hỏi tại nước ngoài quan tâm đầu tư và phát triển cho ngành công nghiệp phần mềm Ản Độ. Đa số những hoạt động marketing và tìm kiếm các hoạt động gia công cho các doanh nghiệp phần mềm Ản Độ đều tới từ sự giúp đỡ của những người Ản Kiều. Đây là lực lượng quan trọng và có sức ảnh hưởng đối với công nghiệp phần mềm Ản Độ.

Thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp phần mềm

Để thu hút đầu tư từ nước ngoài, Ản Độ đã mở cửa thị trường trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong khi rất nhiều nước không làm việc này để bảo hộ doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, Chính phủ Ản Độ đã cho xây dựng các công viên phần mềm được đầu tư lớn về cơ sở hạn tầng và được hưởng các ưu đãi về thuế và chi phí thuê. Những ưu đãi này đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới. Hiện nay, hầu như các công ty phần mềm hàng đầu thế giới đều có cơ sở phát triển phần mềm ở Ản Độ.

Văn hóa của người Ân Độ

Người Ản Độ rất quan tâm đến việc học tập của con cái do vậy họ luôn có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và cung cấp những điều kiện tốt nhất để con cái có thể học tập. Điều nãy đã tạo ra cho Ản Độ một nguồn lao động có trình độ cao, ham học hỏi và sáng tạo cho ngành công nghiệp phần mềm. Ngoài ra, người Ản Độ luôn cống hiến hết mình cho công việc và trong hợp động lao động luôn cam kết gắn bó và tận tâm. Lao động Ản Độ thông thường làm việc trên 10h/ ngày tại công ty trong khi các quốc gia khác thường là 8-10h/ ngày.

59 • Cải tổ về cơ cấu kinh tế

Ản Độ luôn hướng tới các nền kinh tế phát triển trên thế giới và mở cửa nền kinh tế để thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, Ản Độ tập trung xuất khẩu phần mềm sang thị trường mới là các nước Phương Tây. Ản Độ đẩy nhanh quá trình tư nhân hóa ngành công nghệ thông tin để cải thiện cơ sở hạ tầng cho ngành công nghệ thông tin.

Chiến lược tập trung gia công phần mềm

Nếu như các nước đều tập trung vào việc xuất khẩu phần mềm đóng gói vì đây là hoạt động mang lại nhiều giá trị thì Ản Độ nhận định được lợi thế và năng lực của mình do vậy Ản Độ đã đưa ra chiến lược tập trung vào gia công phần mềm cho nước ngoài mà không đặt nặng việc xuất khẩu phần mềm đóng gói. Và chiến lược này đã thành công khi tạo ra được việc làm cho người lao động trong nước và đem về nguồn doanh thu hàng năm lên tới hàng chục tỷ trên năm.

Uy tín của Ân Độ trên thế giới

Uy tín chính là nhân tối quan trọng trong thương mại. Ản Độ có một uy tín nhất định trên thị trường thế giới. Không chỉ uy tín về chất lượng sản phẩm sản xuất và cung ứng ra mà còn có uy tín về nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng và có trình độ. Ngoài ra, các doanh nghiệp phần mềm Ản Độ cũng như chính ngành công nghiệp phần mềm Ản Độ đã tạo được chỗ đứng vô hình khiến những ôn lớn của các nền công nghệ thế giới khi có nhu cầu về gia công phần mềm thì nghĩ ngay đến Ản Độ.

Chống vi phạm bản quyền

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là động lực thúc đẩy sự sáng tạo và phát minh ra sản phẩm mới do vậy Chính Phủ Ản Độ đã đưa ra luật bảo vệ quyền máy tính 1994 với chế tài khắt khe đối với các hành vi xâm phậm bản quyền. Việc này đã có kết quả khi tỷ lệ vi phạm bản quyền ở Ản Độ giảm xuống và thu hút được đầu tư nước ngoài và bảo vệ doanh nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w