Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40 - 43)

Nhân lực trong ngành phần mềm và dịch vụ CNTT (không bao gồm nhân lực làm thương mại và phân phối) cũng có sự gia tăng mạnh mẽ. Nến như năm 2010, chỉ có khoảng 64.000 lao động trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ CNTT thì đến năm 2016 số lao đông này đã tăng gấp 2,6 lần đạt 165.992 lao động.

29

Nhân lực ngành CNPM (người) 165.992 3.863.000 6.000.000 500.00 0 1.150.00 0

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo thường nên của Cục Điện tử và CNTT Ân Độ, Bộ Công nghiệp và CNTT Trung quốc, và một số nguồn khác)

Mặc dù có sự gia tăng khá mạnh về số lượng nhân lực trong ngành CNPM, song so với các nước có thế mạnh về gia công phần mềm thì quy mô nhân lực của Việt Nam vẫn thấp. Quy mô nhân lực phần mềm của Việt Nam chỉ bằng 14,4% so với qui mô nhân lực của Philippines, bằng 4,3% so với Ản Độ, và 2,8% so với Trung Quốc.

Hình 2. 1. Năng suất lao động của ngành CNPM Việt Nam giai đoạn 2008-2016

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Sách trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam năm 2008- 2016)

Năng suất lao động của công nghiệp phần mềm Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của ngành với sự tăng trưởng gần 50% giai đoạn 2008-2016. Năm 2008, số lao động trong ngành công nghiệp phần mềm là 52.000 người với năng suất lao động đạt 12.000 ngàn$/ người/ năm đến năm 2014 có sự gia tăng lên tới 16.000 ngàn$/ năm. Năm 2016 đã có sự tăng trưởng gần 90% với năng suất lao động

Tên tiêu chí Đơn vị tính 2016 2017 Tổng số doanh nghiệp CNTT Doanh nghiệp 24.5501 50.304 Doanh nghiệp phần cứng, điện tử Doanh nghiệp 3.404 4.001

30

là 18.000 ngafn4/ năm. Từ đó có thể thấy được nguồn lao động của Việt Nam đang có lợi thế để cạnh tranh với thị trường nước ngoài.

Nhận xét

Để phát triển một ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao như CNPM thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng. Theo đánh giá của một số tổ chức thế giới, lợi thế cạnh tranh xuất khẩu chính của ngành CNPM Việt Nam chính là nguồn nhân lực, thể hiện trước hết ở lực lượng lao động đông đảo và dân số trẻ với các tố chất năng động, thông minh, độc lập và thích nghi nhanh với môi trường mới. Đây là những tố chất phù hợp với ngành CNPM. Thứ hai, giá nhân công phần mềm của Việt Nam thấp hơn so với các nước xuất khẩu phần mềm khác trên thế giới. Đây là lợi thế cạnh tranh lớn của Việt Nam đặc biệt là trong hoạt động gia công xuất khẩu phần mềm.

Tuy nhiên, Nguồn nhân lực Việt Nam vẫn hạn chế một số yếu điểm cơ bản đó là: hiện Việt Nam đang thiếu đội ngũ lao động chất lượng cao, chuyên sâu, lành nghề, được đào tạo bài bản. Điều này là hạn chế lớn đối với ngành phát triển dựa vào lao động trí tuệ như ngành công nghệ thông tin. Chất lượng nhân lực ngành CNTT vẫn còn nhiều bất cập. Nhân lực CNTT Việt Nam còn thiếu các kỹ năng mềm lành nghề, lao động phần mềm còn thiếu kỹ năng ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật), kỹ năng mềm và tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp. Theo thống kê của Viện Chiến lược CNTT thì 72% sinh viên không có kinh nghiệm thực hành, hơn 80% sinh viên ra trường phải đào tạo lại. Ngoài ra, khả năng thích ứng với sự thay đổi công nghệ cũng như môi trường cạnh tranh của nguồn lao động rất thấp. Đặc biệt hiên tại CNPM Việt Nam thiếu đội ngũ lao động bậc cao, đủ khả năng phân tích thiết kế hệ thống và quản trị các dự án phần mềm lớn.

Để cải thiện nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần gia tăng sự tham gia vào các khâu đào tạo để tận dụng nguồn lực của xã hội. Ngoài ra để rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực thì sự ngắn kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp là chiến lược hữu hiệu. Nhóm nhân lực đã qua đào tạo cũng cần được đào tạo lại, tham gia các lớp tập huấn để nâng cao hiệu quả lao động.

31

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w