Bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 77 - 79)

3.1.3.1. Bài học kinh nghiệm từ phía Nhà nước

Từ những kinh nghiệm của Ản Độ và Trung Quốc, bài học cho công nghiệp phần mềm Việt Nam là:

Phải có tầm nhìn chiến lược rõ ràng cho việc phát triển công nghiệp phần mềm

Mỗi một vấn đề muốn đạt hiệu quả cần có chiến lược, mục tiêu cụ thể hướng tới, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp nhằm phát triển nó. Sự thành công của Ản Độ và Trunng Quốc cũng một phần nhờ vào sự định hướng rõ ràng của Chính Phủ khi xác định công nghiệp phần mềm là ngành kinh tế mũi nhọn và tập trung xuất khẩu phần mềm. Do vậy Chính Phủ Việt Nam cần đưa ra chiến lược mà công nghiệp phần mềm cần thực hiện và đạt được thông qua những chính sách về thuế, chính sách thu hút đầu tư, chính sách đào tạo nguồn nhân lực... Những chính sách của Chính Phủ sẽ giúp công nghiệp phần mềm Việt Nma đi đúng hướng và phát triển trở thành điểm sáng trong chuỗi giá trị phần mềm toàn cầu.

Đầu tư vào các điều kiện hỗ trợ công nghiệp phần mềm

Để phát triển công nghiệp phần mềm, cần có nhiều yếu tố như công nghệ, cơ sở hạ tầng-vốn, nguồn nhân lực, thị trường, các chính sách làm cơ sở pháp lý. Ản Độ và Trung Quốc đã quan tâm hết sức đến các yếu tố này: Chính phủ 2 nước này đã dành những đầu tư để nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng các công viên phần mềm tập trung, xây dựng trung trạm thu phát vệ tinh mặt đất, dành những ưu đãi hết sức đặc biệt cho các doanh nghiệp phần mềm, đặc biệt là các doanh nghiệp phần mềm tại các khu công viên phần mềm để đẩy mạnh xuất khẩu; đưa ra những chính sách hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp phần mềm, đặc biệt thu hút nguồn vốn đầu

62

tư từ các kiều bào; Thành lập các hiệp hội phần mềm, các trung tâm xúc tiến thương mại và các biện pháp khác để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tìm hiểu và mở rộng thị trường...

Nguồn nhân lực là điều được đặc biệt quan tâm trong chính sách phát triển công nghiệp phần mềm. Ngoài chuẩn hóa quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực phần mềm, ở cả 2 bậc giáo dục đại học và dạy nghề, 2 quốc gia này cũng chú trọng đến đào tạo ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho lao động, là những yếu tố rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời với đào tạo cũng là những biện pháp để

tạo việc làm cho lao động, thu hút nguồn lao động chất lượng cao từ nước ngoài về làm việc trong nước và ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám ra nước ngoài.

Các thủ tục hành chính cũng được đơn giản hóa theo hướng một cửa một dấu. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức cho các thủ tục hành chính và là một yếu tố tích cực giúp thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường nội địa.

Xây dựng thương hiệu quốc gia

Nhà nước cần tích cực trong việc quảng bá đất nước, hỗ trợ các tổ chức, các sự kiện xúc tiến thương mại và tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế, mở cửa giao thương với các quốc gia khác. Việc xây dựng thương hiệu quốc gia đem lại uy tín và sự tin tưởng nhất định đối với những sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế và giá trị của sản phẩm một phần được nâng cao.

Xây dựng hàng lang pháp lý

Trung Quốc và Ản Độ đã xây dựng, sửa đổi các bộ luật về đầu tư, chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư giúp 2 quốc gia này trở thành điểm đến hấp dẫn của các gia lớn trên thế giới. Ngoài ra, đưa ra các chế tài nghiêm khắc về quyền sở hữu trí tuệ làm giảm tỷ lệ vi phạm và thúc đẩy sự sáng tạo của 2 quốc gia và đây chính là một hạn chế của công nghiệp phần mềm Việt Nam cần khắc phục.

3.1.3.2. Bài học kinh nghiệm từ phía Doanh nghiệp

Tăng cường tính chủ động

Để có được thành công các doanh nghiệp Ản Độ và Trung Quốc không thể chỉ dựa vào những chính sách ưu đãi của Nhà nước đem lại mà là sự chủ động, tích cực tìm những cơ hội, hướng đi mới cho doanh nghiệp để phát triển mình. Các doanh nghiệp phần mềm cần đưa ra những giải pháp để cải thiện, nâng cao chất lượng cũng như nghiên cứu và quảng bá thương hiệu trên thị trường từ đó mở rộng thị trường và tìm những cơ hội, đối tác mới, biến nội lực trở thành động lực phát triển.

Điểm mạnh Điểm yếu

63

Nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp

Sự cạnh tranh trong xu thế toàn cầu càng ngày càng diễn ra mạnh mẽ, do vậy để có

chỗ đứng trên thị trường toàn cầu các doanh nghiệp cần phải nâng cao khả năng cạnh trạnh của mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngoài yếu tố chi phí, để có lợi thế cạnh

tranh các doanh nghiệp cần cải thiện chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt cần đạt được các

chứng chỉ quốc tế về quy chuẩn hóa chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn khác để được

công nhận trên thị trường quốc tế. Đây chính là một hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện nếu muốn tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Lựa chọn định hướng phát triển phần mềm phù hợp

Việc vạch ra định hướng và chiến lược là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải xác định rõ được tình hình , khả năng của doanh nghiệp và xu hướng của thị trường để có những bước đi phù hợp.

Xây dựng uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng

Các doanh nghiệp phần mềm Ản Độ đã có uy tín nhất định về cả chất lượng sản phẩm cũng như nguồn nhân lực được đào tạo trên thị trường thế giới. Việc tạo được uy tín giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong việc tìm kiếm khách hàng và nhận được sự hợp tác của các đối tác trên toàn thế giới. Việc tạo dựng uy tín cần nhiều thời gian nhưng đây chính là yếu tố cốt lõi để công nghiệp phần mềm Ản Độ thành công như ngày nay.

Đầu tư cho nguồn nhân lực

Với đặc trưng của ngành của công nghiệp phần mềm là sử dụng chất xám thì nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định sự thành công của một công ty. Do vậy, để cạnh tranh cũng như tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì nguồn nhân lực có chất

64

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 77 - 79)

w