Cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35 - 38)

2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng viễn thông Internet

Gần như mọi ngành, mọi lĩnh vực đều gắn với sự phát triển của internet. Hạ tầng viễn thông Internet chính là cơ sở để hình thành nên các ngành công nghiệp mới tiêu biểu là sản xuất phần mềm. Đây là yếu tố quan trọng trong việc phát triển công nghiệp phần mềm. Đặc biệt xu hướng gần đây là dựa trên mô hình điện toán đám mây để cung cấp dịch vụ phần mềm qua Internet.

Việt Nam đang có xu hướng hội nhập kinh tế số, việc đầu tư và phát triển hạ tầng viễn thông là điều tất yếu. 20 năm qua, từ con số 0 tròn trĩnh, Việt Nam đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng hiện đại ngang tầm với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã kết nối với nhiều tuyến cáp quang biển quốc tế: AAG, SMW3, IA, APG và

24

AAE-1; Hàng triệu km cáp quang, ADSL kết nối phủ 100% số xã, phường cả nước với tốc độ kết nối Internet trung bình đạt 9,5 Mbps, xếp hạng 58 trên thế giới; Việt Nam hiện có hơn 400.000 tên miền “.vn”, khẳng định thành tựu phát triển mạnh mẽ của Internet.. .Sau 20 năm, Việt Nam là quốc gia có hạ tầng viễn thông 2G, 3G, 4G phủ sóng trên cả nước với hệ thống hơn 150.000 trạm BTS. Tỷ lệ người dùng di động đạt hơn 128 triệu thuê bao, trong đó có hơn 36,2 triệu thuê bao băng rộng di động và gần 11 triệu thuê bao Internet. Những con số này cho thấy, hạ tầng viễn thông - Internet đang là bệ phóng cho sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Theo như Nghị Định số 128/2000/QĐ-TTg, quy định: “Tổng cục Bưu điện chủ

trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan ban hành chính sách, quy định cụ thể nhằm đảm bảo thúc đẩy môi trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phần mềm tham gia các hoạt động dịch vụ viễn thông và Internet; cung cấp đầy đủ và thuận lợi các dịch vụ viễn thông và Internet cho người sử dụng với tốc độ và chất lượng cao, giá cước thấp hơn hoặc tương đương so với các nước trong khu vực”. Nhưng thực tế,

gía cước đường truyền mà các Doanh nghiệp phần mềm phải tri trả khá đắt đỏ so với Khu vực. Nếu như giá cước truy cập viễn thông của các nước giảm xuống khi sử dụng đường truyền tốc độ cao thì Việt Nam lại ngược lại, giá cước tỷ lệ thuận với tốc độ đường truyền. Trong khi các doanh nghiệp phần mềm thông thường cần sử dụng đường truyền tốc độ cao từ 128 Kb đến 1,544 Mb/s. Giá cả chính là một yếu tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển của CNPM.

Ngoài ra, Nghị Định số 128/2000/QĐ-TTg cũng quy định rằng: “cho phép các

khu công nghiệp phần mềm tập trung được kết nối cổng Internet riêng với hệ thống Internet quốc tế để tất cả các doanh nghiệp phần mềm trong các khu này và các doanh nghiệp phần mềm đăng ký dịch vụ Internet qua các khu này có thể sử dụng đầy đủ và dễ dàng các dịch vụ Internet theo giá cạnh tranh với các nước trong khu vực”. Chắc

hẳn các Doanh nghiệp phần mềm trong khu tập trung sẽ rất phấn khởi với các ưu đãi này nhưng thực tế điều này đã không được thực hiện. Tiêu biểu là sự việc của Saigon Software Park (SSP) cần phải có sự thông qua của chính phủ khi muốn kết nối trực tiếp internet qua vệ tinh. Cho đến nay, mới chỉ có SSP và Softech Đà Nang được thử nghiệm kết nối còn các doanh nghiệp phần mềm ngoài khu tập trung đều chưa được trải nghiệm.

25

2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng vật chất

a) Xuất bản, xuất nhập khẩu phần mềm

Theo Quyết định 28/2000/QĐ-TTG, Chính Phủ quy định: “Bộ Văn hóa - Thông

tin

chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, cải tiến thủ tục để việc xuất bản, xuất, nhập khẩu phần mềm đặc biệt là chương trình tài liệu mô tả chương trình và tài liệu hỗ trợ được thực hiện nhanh chóng không gây phiền hà, ách tắc, thiệt hại cho tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan; đồng thời phải có biện pháp toàn diện, đồng bộ

để ngăn chặn những hành vi lợi dụng gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và việc giữ gìn

bản sắc văn hóa dân tộc ”. Nhưng thực tế, các doanh nghiệp phần mềm không thể tự

xuất

bản sản phẩm dưới dạng CD mà phải thông qua một nhà sản xuất và phải xin giấy phép. Quy trình sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường phải trải qua rất nhiều khâu gây khó khăn cho các doanh nghiệp phần mềm khi xuất bản sản phầm.

b) Sở hữu trí tuệ

Công nghiệp phần mềm với đặc trưng là sử dụng chất xám của con người, do vậy quyền sở hữu trí tuệ cần được đảm bảo. Vì vậy, Chính Phủ đã đưa ra Quyết định 28/2000/QĐ-TTg: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong toàn xã

hội nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm. Thực thi bảo vệ quyền tác giả trong lĩnh vực này ”.

Thực tế, Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền ở mức cao. Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể và mạnh mẽ trong việc bảo vệ chất xám công nghiệp phần mềm. Việc thực thi không nghiêm khiến các sáng tạo bị ngưng trệ và không phát triển được. Đây là một hành vi không tôn trọng chất xám và cần bị sử phạt vi phạm pháp luật. Giải quyết được vấn đề này là một điều cần thiết để công nghiệp phần mềm phát triển.

Nhân xét :

Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet đã được các doanh nghiệp trong ngành đầu tư phát triển mở rộng với công nghệ tiên tiến đang được áp dụng phổ biến hiện nay đáp ứng tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của ngành viễn thông, internet trong thập kỉ qua. Tuy nhiên so với nhu cầu phát triển và so với mức mà hiện một số nước trong khu vực

26

chỉ số phát triển công nghệ thông tin và Truyền thông (IDI) của Liên minh Viễn thông thế giới (ITU), năm 2017 Việt Nam xếp hạng 108 trên 175 nước được xếp hạng, giảm 4 bậc so với năm 2015. Ở khu vực Đông Nam Á, xét cả 2 chỉ số NRI và IDI Việt Nam đều đứng sau Sigapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines. Vấn đề an toàn thông tin vẫn chưa được đảm bảo tốt. Đây là những vấn đề cần phải được cải thiện khi muốn đẩy mạnh phát triển sản xuất và xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w