Bảng 3. 1. Mô hình SWOT ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam
- Là một trong những ngành trọng điểm quôc gia, do đó luôn nhận được sự quan tâm của Nhà nước, người dân và các nhà đầu tư
- Nhân công dồi dào với chi phí rẻ, chịu khó, sáng tạo, ham học hỏi
- Chính sách hỗ trợ của Nhà nước
- Nguồn nhân lực phần mềm yếu về chất lượng, thiếu nhân lực chất lượng cao
- Các doanh nghiệp phầm mềm đa
sô có quy mô vừa và nhỏ
- Khả năng quảng cáo, tiếp thị, phát triển thị trường chưa hiệu quả
- Thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi về
quản trị , quản lý dự án, marketing
Cơ hội Thách thức
- Cơ hội từ cuộc cách mạng 4.0
- Cơ hội từ thu hút vôn đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quóc tế.
- Cơ hội từ trao lưu khởi nghiệp - Cơ hội mở rộng thị trường
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông. - Các chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp phần mềm của Chính Phủ.
- Lực lượng Kiều Bào
- Cạnh tranh gay gắt trên thị trường quôc tế
- Thách thức từ sự thường xuyên thay đổi mới, nâng cao
- Sự hạn chế về nguồn vôn - Tỷ lệ vi phạm bản quyền cao
3.2.1. Điểm mạnh
• Công nghiệp phần mềm được Chính Phủ xác định là ngành kinh tế trọng điểm do vậy luôn nhận được sự quan tâm và những chính sách ưu đãi. Do vậy thút hút được các doanh nghiệp thành lập và phát triển cũng như thu hút các nhà đầu tư.
• Việt Nam là một điểm đến về gia công phần mềm do có lợi thế về nguồn nhân lực ham học hỏi, cần cù, chịu khó và đặc biệt là chi phí rẻ.
65
• Chính sách hỗ trợ của Nhà nước tạo nhiều ưu đãi cho phát triển công nghiệp phần mềm: Chính sách về thuế, chính sách về cơ sở hạ tầng, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực...
3.2.2. Điểm yếu
• Tuy Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và chi phí rẻ nhưng nguồn lao động chưa chất lượng, yếu về chuyên môn và thiếu nhân lực trình độ cao để đáp ứng những công việc phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao.
• Quy mô các doanh nghiệp phần mềm là vừa và nhỏ, rất ít doanh nghiệp có quy mô hơn 1000 người do vậy các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam chưa đủ năng lực để tiếp nhận dự án lớn và phức tạp.
• Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn chưa tập trung đầu tư vào hoạt động marketing, quảng cáo, phát triển thị trường do vậy khả năng tiếp cận với thị trường nước ngoài chưa hiệu quả.
• Thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi về quản trị, quản lý dự án, marketing
3.2.3. Cơ hội
• Cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện nay, làm gia tăng sự giao thương giữa các quốc gia kéo theo nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ phần mềm tăng trưởng mạnh mẽ. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến những làn sóng chuyển đổi số trên toàn cầu, thúc đẩy nhu cầu về sản phẩm và
dịch vụ phần mềm trên thế giới được với xu hướng nền tảng CNTT thế giới là nền tảng SMAC và xu hướng công nghệ điện toán đám mây cùng với các mô hình kinh doanh mới
sẽ là động lực chính thúc đẩy thị trường thuê ngoài gia công phần mềm.
• Cơ hội từ thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế: Việt Nam được nhìn nhận là một điểm đầu tư an toàn, ít rủi ro và được dự báo sẽ là một địa điểm khá lý tưởng để đón nhận làn sóng dịch chuyển thị trường dịch vụ gia công phần mềm thế giới. Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Điều này tạo cơ hội lớn cho ngành CNTT nói chung và ngành CNPM nói nói riêng.
• Cơ hội từ trào lưu khởi nghiệp (startup business) đang phát triển tại khu vực. Các doanh nghiệp startup trẻ, năng động sẽ rất phù hơp với ngành CNPM. Đây chính là cơ hội cho ngành CNPM Việt Nam tạo được những chuyển biến đột phá tích cực để phát triển.
66
• Cơ hội mở rộng thị trường: Việt Nam đang là điểm sáng về gia công phần mềm, và đã có vị trí nhất định trên thị trường thế giới. Do vậy, ngoài những thị trường quen thuộc như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu. Công nghiệp phần mềm Việt Nam có thể mở rộng thị trường ra ngoài các nước mới để gia tăng vị thế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
• Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông: Nhà nước cũng như các doanh nghiệp phần mềm đang có chính sách và những kế hoạch cải thiện cơ sở hạ tầng viễn thông để gia tăng chất lượng và số lượng người sử dụng thuê bao và Intenet.
• Các chính sách ưu đãi phát triển ngành công nghiệp phần mềm của Chính phủ: Ngoài khung chính sách thuận lợi, nhiều ưu đãi, Chính phủ còn dành sự quan tâm xúc tiến thương mại, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu công nghiệp phần mềm Việt Nam ra thị trường thế giới.
• Lực lượng Kiều bào: Việt Nam có đông đảo Kiều bào đang sống và làm việ c tại nước ngoài, trong đó có nhiều người đang làm việc và có trình độ cao trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm do vậy sự trợ giúp từ Kiều bào sẽ là nguồn lực lơn để phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam.
3.2.4. Thách thức
• Thách thức từ cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt: công nghiệp phần mềm đang là ngành nhận được nhiều sư quan tâm và đầu tư phát triển từ các quốc gia. Ngoài ra, có rất nhiều quốc gia là đối thủ lớn về công nghiệp phần mềm như Trung Quốc, Ản Độ, Philipines. Đây sẽ thách thức lớn đối với Việt Nam khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
• Thách thức từ sự thường xuyên phải đổi mới, nâng cao: xu hướng hiện đại hóa do vậy nhịp quay của thế giới luôn thay đổi, các doanh nghiệp phần mềm phải nắm bắt được những chuyển biến để nâng cao và cải thiện sao cho phù hợp và đưa ra những sản phẩm hiện đại nhất.
• Thách thức từ việc gia nhập các tổ chức quốc tế: Việt Nam đã gia nhập rất nhiều các tổ chức quốc tế, do vậy chịu ràng buộc các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính... chủ yếu từ các nước phát triển.
• Sự hạn chế về nguồn vốn: Công nghiệp phần mềm là ngành cần nguồn vốn rất lớn cho các hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm, marketing mở rộng thị
67
trường...Các doanh nghiệp Việt Nam với quy mô nhỏ, thiếu kinh nghiệp và rất hạn chế về nguồn lực.
• Tỷ lệ vi phạm bản quyền cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, các nhà sản xuất nước ngoài và mất điểm trong mắt các nhà đầu tư.