2.1. THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM
2.1.5. Tình hình các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phần mềm
a) về quy mô
Công nghiệp phần mềm đang là ngành có sức hút và nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều quốc gia. Đặc biệt khi Việt Nam đang là điểm đến về gia công phần mềm và nhận được nhiều đầu tư của các công ty đa quốc gia, do vậy ngày càng nhiều doanh nghiệp phần mềm thành lập và phát triển để đáp ứng nhu cầu trong nước và cả quốc tế. Theo Vụ CNTT - Bộ TT&TT, năm 2017 cả nước đã có hơn 50.300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT, trong đócó 8.883 doanh nghiệp phần mềm. Ngoài ra, năm 2017 tổng số tỉnh, thành phố làm công nghiệp CNTT đã tăng từ 50 tỉnh, thành phố của năm 2016 lên 57 tỉnh, thành phố.
Doanh nghiệp phần mềm Doanh nghiệp 7.433 8.883
Doanh nghiệp nội dung số Doanh nghiệp 2.700 3.202
Doanh nghiệp dịch vụ CNTT Doanh nghiệp 10.965 12.338 Doanh nghiệp kinh doanh phân phối CNTT Doanh nghiệp 19.493 21.889
STT Tổ chức/doanh nghiệp Website Năm đạt
Công ty Cổ phần phần mềm FPT www.fptsoftware. com 2011 "2 Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ Tường
Minh
www.tmasolutions.com 2011 ^3 Công ty TNHH Global Cybersoft Việt
Nam
www.globalcybersoft.com 2013
^4 Công ty TNHH Luxoft Việt Nam www.luxoft.com 2013
3 Công ty TNHH CSC Việt Nam www.csc.com 2014
(Nguồn ảnh: Vụ CNTT - Bộ TT&TT)
Chính phủ đưa ra chỉ thị 58-CT/TW về việc ưu tiên phát triển các khu công nghiệp phần mềm, sau chỉ thị này công viên phần mềm Quang Trung đã được thành lập và trở thành biểu tượng của ngành công nghệ thông tin Việt Nam với chuỗi công viên phần mềm Quang Trung. Cho đến nay, đã có 155 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký trên 2.433 tỷ đồng cung cấp các sản phầm, giải pháp công nghệ và xuất khẩu trên 20 quốc gia. Thị trường chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu. Sauk hi công viên phần mềm Quang Trung ra đời thì hàng loạt các khu phần mềm tập trung khác ở Hà Nội, Đà nẵng thành lập và phát triển.
Một thực tế tại Việt Nam, các công ty phần mềm hầu hết là các công ty với quy mô nhỏ và mới được thành lập. Những công ty lớn như FPT, TMA... quá trình hoạt động lâu nhất cũng chưa đến 20 năm. Một vài doanh nghiệp có quy mô vừa từ 300- 500 người, và rất ít các doanh nghiệp có quy mô trên 1000 người. Các doanh nghiệp
32
trên 1000 người chỉ có thể kể đến một số cái tên lớn của công nghiệp phần mềm Việt Nam như Công ty cổ phần phần mềm FPT (4784 người); Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ Tường Minh (TMAsolutions - 1800 người)...
Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hầu như có quy mô nhỏ và vừa, có rất ít doanh nghiệp có quy mô lớn, đây chính là yếu tố khiến công nghiệp phần mềm Việt Nam có ít khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong khi đó, xu thế của ngành phần mềm thường lựa chọn đối tác là các doanh nghiệp có quy mô lớn về nhân lực, công nghệ và khả năng thực hiện các dự án phức tạp, mang tầm quốc tế và Việt Nam đang thiếu vắng những doanh nghiệp lớn để tiếp nhận những dự án như vậy. Hơn nữa, do các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hầu hết chỉ có quy mô nhỏ do vậy doanh nghiệp không có và không phát triển bộ phận nghiên cứu và phát triển(R&D). Vậy nêm các sản phẩm và dịc vụ không mang tính sáng tạo, mới mẻ và có sự đột phá.
b) về chất lượng
Hiện nay, Việt Nam là nước đứng thứ 2 Đông Nam Á về số doanh nghiệp đạt chứng chỉ CMMi với 20 doanh nghiệp có chứng chỉ quốc tế. CMMi là chuẩn quản lý quy trình chất lượng quốc tế do viện Kỹ Nghệ Phần Mềm Mỹ phát triển và được sử dụng phổ biến trên toàn cầu. Việc sở hữu chứng chỉ này giúp Doanh nghiệp khẳng định chất lượng của sản phẩm, quy trình sản xuất chuyên nghiệp hóa và có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế.
Quốc gia xếp hạng Chỉ số Vị trí dịch vụ toàn cầu (GSLI) 2013 2014 2015 2016 2017 Ản Độ 1 1 1 1 1 Trung quốc 2 2 2 2 2 Việt Nam 8 12 12 11 6 Philippines 9 7 7 7 7 Mexico 6 4 4 8 13 Romaria 25 18 18 13 18 Nga 20 21 21 ỸT~ 23 Nguồn: Sách trắng CNTT- TT 2014)
Với việc là quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về số lượng các doanh nghiệp đạt chứng chỉ CMMi, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn ngành công
33
nghiệp phần mềm đang được nâng cao. Được đánh giá cao về tiềm năng, song cũng phải thừa nhận một thực tế là cái tên Việt Nam hiện nay trên bản đồ công nghiệp phần mềm thế giới chủ yếu về lĩnh vực gia công phần mềm.
Nguồn: A.TKearney Global Services Location index các năm 2013 đến 2017
Theo Vinasa, công nghiệp phần mềm Việt Nam trong 5 năm qua đã được thế giới đánh giá cao và ghi nhận về năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Năm 2016, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia hấp dẫn về gia công phần mềm. Đặc biệt, Tp. HCM và Hà nội được ghi danh vào top 100 điểm đến gia công phần mềm thế giới. Từ năm 2013 đến nay, Việt Nam là đối tác lớn thứ 2 của Nhật Bản, chỉ sau Trunng Quốc về gia công ủy thác.
Nhân xét:
Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng. Quy mô doanh thu, quy mô nhân lực của các DNPM, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm Việt Nam ngày càng tăng. Với việc là quốc gia đứng thứ 2 Đông Nam Á về số lượng các doanh nghiệp đạt chứng chỉ CMMi cấp cao nhất, NLCT của các doanh nghiệp và ngành CNPM đang được cải thiện. Tuy nhiên, phần lớn DNPM của Việt Nam có qui mô vừa và nhỏ với nhiều hạn chế về quy mô vốn, quy mô nhân lực. Trong cạnh tranh quốc tế DNPM Việt Nam chủ yếu cạnh tranh trong phân khúc gia công phần mềm. Năng lực tài chính, nghiên cứu phát triển đặc biệt là năng lực Marketing vẫn còn nhiều hạn chế. Với quy mô về tài chính (doanh thu hoạt động) và quy mô nhân lực hạn chế, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam sẽ gặp nhiều hạn chế
34
trong hoạt động kinh doanh ảnh hưởng lớn đến NLCT đặc biệt là cạnh tranh xuất khẩu của ngành CNPM Việt Nam.