2.3. ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
2.3.2.1. Hạn chế
Ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng vẫn tồn tại những hạn chế:
• Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam chủ yếu tham gia vào công đoạn gia công mang lại giá trị thấp:
Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam chưa tham gia sâu vào qúa trình thiết kế, phát triển phần mềm mà chỉ tham gia vào công đoạn có giá trị thấp là gia công
51
phần mềm theo đơn đặt hàng. Mà lợi nhuận thu về từ hoạt động gia công chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ giá trị gia tăng của sản phẩm, các mắt xích có giá trị cao nằm trong tay các nước khác. Do vậy, doanh nghiệp gia công phần mềm khó có thể khẳng định được thương hiệu trên trường quốc tế do sản phẩn được gia công dựa trên ý tưởng thiết kế của đối tác thuê gia công và không sở hữu được bản quyền. Ngoài ra, doanh nghiệp phần mềm Việt Nam chỉ thực hiện những dự án nhỏ, chưa đủ nguồn lực cũng như vốn để thực hiện những dự án đòi hỏi trình độ cao cũng như những công đoạn mang lại giá trị gia tăng lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu như ADM và R&D.
• Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ nhưng chất lượng chưa cao và thiếu nhân lực cho hoạt động quản trị, Marketing:
Công nghiệp phần mềm đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng, có trình độ chuyên môn và đòi hỏi hàm lượng chất xám. Thế nhưng chất lượng nhân lực Việt Nam thấp hơn so với các nước như Trung Quốc, Ản Độ. Hạn chế trong kỹ năng mềm và đặc biệt là ngoại ngữ. Để tham gia sâu vào chuỗi giá trị phần mềm cải thiện nguồn nhân lực là tất yếu. Ngoài ra, sự thiếu nhận lực cho các hoạt động quản trị và marketing để phát triển công nghiệp phần mềm.
• Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) chưa hiệu quả
Hoạt động R&D là hoạt động quan trọng và đem lại giá trị gia tăng cao. Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã chú trọng hơn cho khâu này khi mở ra các trung tâm nghiên cứu liên kết với các viện nghiên cứu của các trường đại học hay các đối tác nước ngoài để phát triển hoạt động R&D. Nhưng nó chưa thật sự hiệu quả, chưa sáng tạo được ra sản phẩm mới tính thương mại trên thị trường. Hoạt động này chưa trở thành động lực thúc đẩy công nghiệp phần mềm Việt Nam.
• Các sản phẩm đóng gói của Việt Nam chưa tạo được chỗ đứng trên thị trường thế giới
Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã sản xuất được những sản phẩm phần mềm đóng gói nhưng những sản phầm này là phần mềm chuyên ngành chỉ tiêu thụ trong thị trường nội địa mà khách hàng chủ yếu là cơ quan nhà nước và doanh nghiệp mà chưa tiêu thụ ra thị trường quốc tế. Các sản phẩm phần mềm được tiêu thị trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài sẽ đem lại giá trị gia tăng lớn hơn rất nhiều so với gia công phần mềm. Nhưng để làm được điều này là rất khó khăn và cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh.
52 • Giá trị xuất khẩu phần mềm chưa cao
Mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao song giá trị kim ngạch xuất khẩu phần mềm của Việt Nam vẫn ở mức rất khiêm tốn. Mức độ tham gia thị trường quốc tế (thị phần) Việt Nam chỉ đạt khoảng 0,745% (năm 2016), rất nhỏ so với các nước xuất khẩu phần mềm trên thế giới như Ản độ, Trung Quốc hay Philippines, Mexico...
• Vấn đề sở hữu trí tuệ
Chính Phủ đưa ra các chính sách và pháp luật để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ công nghiệp phần mềm nhưng cơ sở luật pháp nhất chưa đủ mạnh nên số lượng vi phạm bản quyền phần mềm còn cao. Để giải quyết tình trạng này đòi hỏi Nhà nước phải tăng cường mức phạt và đưa ra thêm những chế tài mới đối với việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, tổ chức sở hữu trí tuệ trong công nghiệp phần mềm, gia tăng sự sáng tạo mới cho các nghiên cứu phần mềm.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
• Năng lực của các doanh nghiệp phần mềm thấp
Việt Nam hiện nay tham gia chủ yếu tại khâu gia công phần mềm trong chuỗi giá trị, nguyên nhân phần lớn đến từ việc yếu kém của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam. Tuy đạt được nhiều tín hiệu đang mừng, nhưng công nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn là nền công nghiệp lạc hậu với năng suất thấp. Điều này dẫn đến Việt Nam chỉ có thể tham gia đảm nhận những khâu phù hợp với trình độ và khả năng của mình, mà không thể đáp ứng được những công đoạn có yêu cầu cao hơn.
Việc hạn chế về năng lực của các doanh nghiệp đến từ nhiều yếu tố, như cơ sở hạ tầng viễn thông, quy mô doanh nghiệp, khả năng tài chính, nguồn nhân lực và sự chủ động nâng cao chất lượng của doanh nghiệp.
• Cơ sở hạ tầng- viễn thông của Việt Nam hiện nay phát triển không theo kịp sự phát triển của công nghiệp phần mềm
Ngành công nghiệp phần mềm là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên số khu công nghiệp,khu công viên phần mềm được xây dựng và mở rộng thêm vẫn chưa đáp ứng được tốc độ phát triển này, không thu hút được các doanh nghiệp để xây dựng những khu công nghiệp, khu công viên phần mềm lớn nhằm tận dụng lợi thế theo quy mô. Các trang thiết bị cho phát triển phần mềm và viễn thông của Việt Nam cũng không theo kịp được sự phát triển trên thế giới.
53 • Quy mô doanh nghiệp nhỏ lẻ
Hiện nay, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp quy
mô nhỏ,các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam có quy mô trên 1000 người chỉ chiếm tỷ lệ rất ít. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và
toàn thể ngành công nghiệp phần mềm nói chung, khi mà các đối tác nước ngoài thường
lựa chọn những đối tác có quy mô lớn để giao thực hiện những hợp đồng.
Quy mô nhỏ lẻ cũng ảnh hưởng đến công nghiệp phần mềm Việt Nam khi các doanh nghiệp quy mô nhỏ lẻ có nguồn vốn hạn chế cho hoạt động. Nguồn vốn được dành chủ yếu cho đầu tư máy móc, ít được sử dụng cho hoạt động R&D, phân tích thị trường và Marketing. Do đó, các doanh nghiệp vẫn chỉ có thể tham gia tại khâu gia công phần mềm mà khó có thể vươn lên trong chuỗi giá trị.
• Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao
Tuy được đánh giá đất nước hấp dẫn về gia công phần mềm một phần nhờ nguồn nhân lực chất lượng với giá cạnh tranh, nhưng nguồn nhân lực phần mềm ở Việt Nam vẫn là một hạn chế khi Việt Nam tham gia chuỗi. Nguồn nhân lực với chất lượng hiện tại chủ yếu chỉ có thể đảm nhận những khâu đơn giản, mà rất khó tham gia tại những khâu có yêu cầu cao hơn khác.
• Doanh nghiệp thiếu chủ động
Các doanh nghiệp phần mềm không thể chỉ trông chờ vào các chính sách và ưu đãi của Nhà nước. Các doanh nghiệp phải tự mình nâng cao năng lực và chất lượng như tổ chức các lớp học nghiệp vụ cho nhân viên, tham gia phân tích thị trường, đẩy mạnh hoạt động Marketing...Tuy nhiên các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn chưa thực sự chủ động, do đó khó có thể cải thiện chất lượng của mình, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường.
• Công tác đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập
Nguồn nhân lực là điều kiện cốt lõi để phát triển công nghiệp phần mềm. Tuy nhiên ở Việt Nam, nguồn nhân lực phần mềm đông nhưng lại không đủ nhân lực chất lượng cho phát triển phần mềm. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này xuất phát từ chính công tác đào tạo nguồn nhân lực của nước ta.
54
chuẩn đào tạo chung chính thức mang tính quốc tế nên chất lượng nguồn nhân lực phần mềm Việt Nam chưa được đánh giá cao. Đặc biệt, đào tạo về kỹ năng mềm và ngoại ngữ cho sinh viên vẫn chưa được chú trọng.
Quy mô đào tạo tăng nhanh, số sinh viên/ giảng viên tăng vượt khả năng đảm bảo
của giảng viên và nhà trường. Các giảng viên hạn chế về số lượng, có ít thời gian để cập
nhật các kiến thức mới. Đặc biệt lại thiếu sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng đào tạo đầu
ra, nên quy mô nguồn nhân lực vẫn tăng nhưng chất lượng thì không đảm bảo.
Đầu tư cho giáo dục đào tạo không tương xứng. Hiện nay, đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực được coi là nhiệm vụ hàng đầu để phát triển công nghiệp phần mềm, tuy nhiên, mức đầu tư cho giáo dục đào tạo lại không tương xứng. Các trang thiết bị cho đào tạo, nghiên cứu còn ít và lạc hậu,không theo kịp tiến bộ công nghệ. Đầu tư cho nâng cao kỹ năng chuyên ngành và các kỹ năng mềm cần thiết còn chưa được quan tâm đúng mức.
• Hoạt động R&D chưa được chú trọng
Hoạt động R&D được đánh giá là chìa khóa thành công của nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới. Bí quyết để trở thành công ty luôn dẫn đầu thị trường không còn cách gì khác là luôn phải đi trước đối thủ một bước về phát triển sản phẩm và công nghệ để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng với giá cả phải chăng và chi phí tối ưu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Chỉ một số ít các công ty lớn có bộ phận hoặc trung tâm R&D, còn lại phần lớn các doanh nghiệp chưa có hoạt động này.
• Thiếu đầu tư cho nghiên cứu thị trường, marketing, tiếp thị sản phẩm
Nghiên cứu thị trường là một khâu quan trọng nhằm nắm bắt nhu cầu và xu hướng trên thị trường để đáp ứng được tốt nhất và nhanh nhất nhu cầu của khách hàng. Thách thức lớn trong quá trình tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là những tiêu chuẩn ngày càng ngặt nghèo mà khách hàng ở các nước phát triển đặt ra, bao gồm những tiêu chuẩn xuất phát từ Chính phủ, người tiêu dùng và các tập đoàn , công ty lớn. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại thiếu đầu tư cho nghiên cứu thị trường, hoạt động marketing, tiếp thị sản phẩm, dẫn đến tình trạng thiếu những hiểu biết về thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình, không có được thông tin về yêu cầu của người tiêu dùng
55 • Định hướng và chính sách của Nhà nước
Định hướng của Nhà nước trong các năm qua dành cho công nghiệp phần mềm Việt Nam “ trước mắt là gia công phần mềm và dịch vụ cho nước ngoài, song song với việc tăng cường mở rộng thị trường trong nước, tập trung phát triển một số phần mềm trọng điểm, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, thay thế các sản phẩm phần mềm nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam”.
Các chính sách của Nhà nước để khuyến khích, thúc đẩy công nghiệp phần mềm phát triển đã phát huy được những tác dụng, nhưng vẫn còn nhiều về của công nghiệp phần mềm cần được Nhà nước quan tâm hơn nữa: Các chính sách dành cho hoạt động R&D còn thiếu, quy định về tỷ lệ chi phí dành cho Marketing gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã được ban hành, nhưng việc xử lý hành vi vi phạm chưa mạnh mẽ, thiếu tính răn đe.
Việt Nam là một trong số những quốc gia có tỉ lệ vi phạm bản quyền tác giả về phần mềm nhiều nhất trên thế giới. Chúng ta đang thiếu đi những nhận thức rằng quyền sở hữu trí tuệ là phần thưởng cho hoạt động sáng tạo và đổi mới sản phẩm trí tuệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp thúc đẩy cải tiến công nghệ. Việc vi phạm bản quyền quá nhiều đã khiến cho các doanh nghiệp phần mềm khó khăn để tồn tại trong lĩnh vực sản xuất phần mềm đóng góp và buộc phải chuyển hướng sang gia công phần mềm. Đã có những biện pháp xử lý hành vi vi phạm bản quyền phần mềm, nhưng chủ yếu là các biện pháp hành chính,chưa có tính răn đe. Công tác xử lý vi phạm bản quyền phần mềm cũng chưa thực sự quyết liệt. Thực trạng này đang gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước, các nhà sản xuất nước ngoài và là một điểm kém thu hút đối với các nhà đầu tư.
Vai trò xúc tiến thương mại của Nhà nước chưa thực sự mạnh mẽ. Nhà nước đã có những biện pháp thúc đấy cho sản phẩm công nghiệp phần mềm Việt Nam như đưa ra danh sách 30 công ty CNTT tiêu biểu của Việt Nam đến thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, Nhà nước cần phải có những biện pháp xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh mạnh mẽ hơn nữa để đưa công nghiệp phần mềm Việt Nam tiến gần với thị trường thế giới hơn.
56
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Việt Nam đã xác định công nghiệp phần mềm là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại giá trị gia tăng lớn góp phần xây dựng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhà nước đã dành rất nhiều chính sách, ưu đãi để tạo điều kiện cho công nghiệp phần mềm phát triển.
Công nghiệp phần mềm Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, số doanh nghiệp với quy mô và chất lượng tăng qua từng năm, tạo được việc làm cho nhiều lao động, nhận được sự công nhận từ thị trường thế giơi. Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, mang lại nhiều doanh thu và đóng góp cho nền kinh tế từ xuất khẩu phần mềm. Tuy nhiên, sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu này còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, chất lượng hạn chế, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu chủ yếu ở khâu gia công - là khâu đem lại giá trị gia tăng thấp nhất trong toàn chuỗi. Lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn lao động giá rẻ. Một số doanh nghiệp phần mềm hàng đầu Việt Nam, như FPT Software, TMA Solutions, bên cạnh gia công phần mềm đã tiến hành các hoạt động R&D và sản xuất các phần mềm đóng gói. Tuy nhiên sự tham gia của các doanh nghiệp này trong chuỗi giá trị toàn cầu là chưa nhiều. FPT Software- công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam, có doanh thu chủ yếu đến từ xuất khẩu phần mềm. Công ty khác như TMA Solutions, đã tiến hành các hoạt động R&D và sản xuất được những sản phẩm phần mềm đóng gói, nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực cho ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam, khi mà các sản phẩm mới được nghiên cứu và phát triển còn ít ỏi và chưa có tính thương mại cao, các sản phẩm phần mềm đóng gói mới được chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa, chưa thể vươn ra thị trường nước ngoài tạo thành chuỗi giá trị mới. Năng lực của các doanh nghiệp phần mềm thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, công tác đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, chưa chú trọng đầu tư cho hoạt động R&D, nghiên cứu thị trường và marketing, cùng với những hạn chế trong chính sách của nhà nước...là những nguyên nhân của những hạn chế trên. Đấy khắc phục những hạn chế đó tác giả đã nghiên cứu và có những đề xuất giải pháp để phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam ở chương 3 dưới đây.
57
CHƯƠNG 3
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM
VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU