Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 91 - 102)

Thứ nhất, Xác định chiến lược xuất khẩu phần mềm phù hợp:

Phần lớn các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên định hướng chiến lược xuất khẩu dựa vào gia công là hợp lý nhất trong điều kiện nguồn lực tài chính có hạn, đồng thời phát huy lợi thế về nhân công giá rẻ. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, năng lực ban đầu còn hạn chế có thể lựa chọn chiến lược tham gia thị trường gia công với các mức độ từ thấp đến cao. Với các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực mạnh, đã xây dựng được ưu tín quốc tế, thì cần hướng đến phân khúc gia công có giá trị gia tăng cao đó là các giải pháp dịch vụ trọn gói. Bên cạnh đó các doanh nghiệp này cần tập trung nghiên cứu, xuất khẩu các phần mềm đóng gói nhằm tạo phát triển thương hiệu, nâng cao NLCT và tạo sự phát triển bền vững trên thị trượng quốc tế.

Thứ hai, Đầu tư hoàn thiện qui trình quản lý chất lượng, áp dụng tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình sản xuất phần mềm:

• Đầu tư chuẩn hóa, cải tiến qui trình quản lý, đào tạo đội ngũ nhân viên theo chuẩn để phấn đấu đạt các chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế ở mức cao như chứng chỉ CMMi (Lever 3 trở lên) và ISO 27001.

• Đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống.

Thứ ba, Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao:

Thực hiện tốt công tác tuyển dụng để tạo nền tảng cho nguồn nhân lực có chất lượng; xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu thực tế và chiến lược phát triển doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Đặc biệt doanh nghiệp cần tạo sự thoải mái trong môi trường làm việc và quan tâm hơn tới đời sống của người lao động tạo động lực thúc đẩy sự phấn đấu và gắn bó lâu dài của người lao động với doanh nghiệp phần mềm

Thứ tư, Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế: Tăng cường hợp tác và liên

75

trường quốc tế để mở rộng thị trường vừa thông qua đó bảo đảm chất lượng đầu vào; tăng cường tham gia vào các tổ chức nghề nghiệp về CNTT quốc tế.

Thứ năm, Đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D) và Marketing:

• Kết hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước để thành lập các trung tâm R&D phần mềm nhằm tạo ra những sản phẩm sáng tạo mang thương hiệu Việt Nam, thúc đẩy CNPM Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị phần mềm toàn cầu.

• Đầu tư xây dựng đội ngũ nhân viên làm Marketing chuyên nghiệp; đầu tư chi phí cho các hoạt động nghiên cứu thị trường, tiếp thị, quảng bá sản phẩm trên thị trường quốc tế thông qua các kênh khác nhau.

Thứ sáu, khai thác thị trường trong nước: Việt Nam là một thị trường tiêu thụ

tiềm năng và rộng lớn, nếu khai thác được thị trường nội địa này sẽ tạo điều kiện tốt cho các sản phẩm phần mềm Việt Nam vươn ra thị trường thế giới. Ngoài các lĩnh vực truyền thống như các sản phẩm phần mềm kế toán, tài chính, quản lý...sự phát triển của thiết bị di động cầm tay và mạng Internet ngày càng mạnh mẽ sẽ là một cơ hội tốt cho các sản phẩm phần mềm tiếp cận với người dùng, đặc biệt với giới trẻ là đối tượng đông đảo và sử dụng các sản phẩm công nghệ thành thạo. Flappy Bird là một ví dụ thành công về phần mềm Việt Nam lan truyền trên khắp thế giới.

Thứ bảy, tham gia vào các công viên phần mềm, các hiệp hội phần mềm: Các

công viên, hiệp hội phần mềm là nơi quy tụ các công ty phần mềm với nhiều trình độ, kinh nghiệm khác nhau. Tham gia vào các hiệp hội, công viên này, doanh nghiệp sẽ tận dụng được những ưu đãi dành cho thành viên, cũng như học hỏi được các kinh nghiệm, các công nghệ mới, xây dựng được liên kết với các doanh nghiệp khác để tăng cường mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp cùng ngành.

Thứ tám, xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm: Các doanh nghiệp phần

mềm Việt Nam cần phải có những chính sách để tạo thương hiệu riêng cho mình. Một trong những biện pháp là chú trọng đến khâu marketing và chăm sóc khách hàng. Khi xây dựng được thương hiệu chuyên nghiệp thì sản phẩm phần mềm của Việt Nam sẽ không chỉ dừng ở mức gia công mà sẽ được nhiều đối tác và khách hàng biết đến, sẽ là cơ hội nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

76

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sức ép cạnh tranh lên các doanh nghiệp phần mềm sẽ ngày càng tăng. Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam không thể mãi dựa vào nguồn nhân lực giá rẻ để cạnh tranh, mà phải hướng đến cạnh tranh bằng chất lượng và năng suất nguồn nhân lưc.

Để có thể gia tăng sự tham gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, cần phải thực hiện theo hai hướng đồng thời: Thứ nhất, gia tăng sự tham gia của công nghiệp phần mềm Việt Nam tại khâu gia công, với việc mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác, đảm nhận những hợp đồng với quy mô lớn và độ khó ngày càng tăng. Thứ hai, gia tăng sự tham gia của công nghiệp phần mềm Việt Nam tại các khâu có giá trị gia tăng lớn, như R&D, thiết kế phần mêm, marketing, phân phối bán hàng và sau bán hàng. Để đạt được điều này, hai nhóm giải pháp lớn cần phải được thực hiện: Giải pháp mang tính ngắn hạn nhằm tháo gỡ ngay những khó khăn mà các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam gặp phải khi tham gia chuỗi, và giải pháp mang tính dài hạn gắn liền với việc nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp phần mềm để tham gia ngày càng sâu trong chuỗi tại những công đoạn có giá trị gia tăng cao hơn.

Đồng thời, tác giả cũng đề xuất kiến nghị với phía chính phủ và các doanh nghiệp,

cơ quan hữu quan trong việc thực hiện các giải pháp, chính sách, chiến lược để có thể phát

triển nội lực ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam, cũng như giúp Việt Nam gia tăng sự tham gia trong chuỗi giá trị toàn cầu thế giới về công nghiệp phần mềm.

77 KẾT LUẬN

Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là một xu hướng cũng như một yêu cầu tất yếu của mọi ngành công nghiệp. Một chủ thể kinh tế, là doanh nghiệp, hay một quốc gia, khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, sẽ liên kết với nhiều quốc gia, nhiều loại hình doanh nghiệp và có mặt ở bất kỳ đầu trên thế giới. Với việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp, các quốc gia có thể tận dụng lợi thế so sánh của mình, chuyên môn hóa sản xuất và mang lại giá trị gia tăng cho toàn bộ chuỗi giá trị.

Trong xu thế đó, công nghiệp phần mềm Việt Nam đã bắt đầu tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tuy nhiên vẫn chỉ tham gia một cách hạn chế tại tại khâu gia công - khâu có giá trị gia tăng thấp nhất. Một yêu cầu đặt ra cho công nghiệp phần mềm Việt Nam nếu muốn tăng thêm giá trị gia tăng nhận được, phải gia tăng sự tham gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Những vấn đề về gia tăng sự tham gia của công nghiệp phần mềm Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu được làm rõ qua bài nghiên cứu khoá luận. Những hạn chế của CNPM Việt Nam vẫn còn tồn tại là: nguồn nhân lực chưa có trình độ chuyên môn cao, hoạt động R&D chưa hiệu quả, giá trị phần mềm xuất khẩu chưa cao và tỷ lệ vi phạm bản quyền. Nhưng Việt Nam có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển CNPM do vậy tác giả đề xuất những giải pháp và kiến nghị để phát triển CNPM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng; Chú trọng vào hoạt động R&D; đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Ngành CNPM là ngành được Chính Phủ Việt Nam chú trọng để phát triển kinh tế, do vậy cần phải khắc phụ những khó khăn, thách thức còn tồn tại để CNPM có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, gia tăng giá trị của nền kinh tế Việt Nam trên thị trường quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài Liệu Tiếng Việt:

1. Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005.

2. Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1-6-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”.

3. Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/04/2007 phê duyệt chương trình phát triển Công nghiệp phần mềm đến năm 2010.

4. Quyết định số 56/2007/QĐ -TTg ngày 3/5/2007 phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp nội dung số đến năm 2010

5. Luật sở hữu trí tuệ 2005 số 50/2005/QH 11

6. Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân(2015), tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, “Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam”, tập 29, số 4

7. ICTnews (2018), “Sức hút của ngành công nghiệp phần mem”, Link:

https://ictnews.vn/trang-chinh/trang-nhat/suc-hut-cua-nganh-cong-nghiep- phan-mem-tai-viet-nam- 177100.ict

8. Công nghiệp phần mềm Việt Nam - 5 năm nhìn lại, truy cập ngày từ

http://www.vinabits.com.vn/thng-tin-s/cng-nghiep-phan-mem-viet-nam-5- nam-nhin-lai. vnb

9. Báo mới (2017), Công nghiệp CNTT Việt tiếp tục tăng cả doanh thu phần

cứng, phần mềm và nội dung số, ngày 06/05/2017, link:

https://baomoi.com/cong-nghiep-cntt-viet-tiep-tuc-tang-ca-doanh-thu-phan- cung-phan-mem-va-noi-dung-so/c/22196584.epi

10.Bộ thông tin và truyền thông (2017), sách trắng công nghệ thông tin và truyền

thông, ban hàng ngày 1/11/2017.

11.Lê Thành Nguyên (2011), Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp

phần mềm Việt Nam, luận văn MPP.

12. FPT (2018), Báo cáo thường niên FPTS 2018, Hà Nội

13. ICENews (2013), “Chứng chỉ CMMi làm khó doanh nghiệp phần mềm”, Link:

http://ictnews.vn/cntt/chung-chi-cmmi-lam-kho-doanh-nghiep-phan-mem- 107876.ict

14. Website chính thức của Bộ Thông tin và Truyền thông, link: http://mic.gov.vn/

15. Website chính thức của Bộ Thông tin và Truyền thông, link http://mic.gov.vn/

16. Hồng Liên (2016), “ Ản Độ đẩy mạnh ngành công nghiệp phần mềm”, Thế

giới & Việt Nam, ngày 1/12/206, Link: https://baoquocte.vn/an-do-day-manh- nganh-cong-nghiep-phan-mem-40167.html

17. Nguyễn Thúc Hoàng Linh (2018), “ Doanh thu phần mềm Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2017”, Vnmedia.vn, truy cập lần cuối ngày 5/1/2018, từ http://www.vnmedia.vn/cong-nghe/201801/doanh-thu-nganh-cong-nghiep- phan-mem-trung-quoc-tang-manh-trong-nam-2017-591196/

18. Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh (2017), Báo cáo Toàn cảnh nguồn nhân

lực CNTT Việt Nam 2016, Tài liệu lưu hành nội bộ không xuất bản

19. Luật Công nghệ thông tin của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006

20. Triệu Man (2013), “FPT Software khai trương trung tâm R&D tại Mỹ”, link http://chungta.vn/tin-tuc/cong-nghe/fpt-software-khai-truong-trung-tam-r-d- tai-my-22648.html

21.Tuyết Ân (2009), “Định vị lại ngành công nghiệp phần mềm”, Thời báo Kinh tế Sài gòn Online, truy cập ngày 23/03/2011 tại địa chỉ

http://www. thesaigontimes. vn/Home/congnghe/toancanh/21560/Dinh-vi-lai- nganhcong-nghiep-phan-mem.html

B. Tài liệu Tiếng Anh:

22. Gartner (2014), Gartner Says Worldwide Software Market Grew 4.8 Percent in 2013, link http://www.gartner.com/newsroom/id/2696317

23. Forbes (2014), “Gartner's ERP Market Share Update Shows The Future Of Cloud”, link http://wwwforbes. com/sites/louiscolumbus/2014/05/12/gartners-

erp-market-share-update-shows-the-future-of-cloud-erp-is-now/

24. Micheal Porter, 1985, “Competitive Advantage: Creating and Sustanining Superior Performance ”, Free Press, 1985

25. Bloomberg (2013), “Vietnam’s FPT to appoint new CEO to lead Global Expansion”, link

http://www. bloomberg. com/news/articles/2013-07-17/vietnam-s-fpt-to- appoint-new-ceo-to-head-global-expansion

26. Baark, E. (2016). The Evolution of China's Software Industry. HONG KONG: Hong Kong University of Science and Technology Clearwater Bay. 27. Brojo Pillai, K. S. Raman. (2018). Role of Government in the Growth of

India’s Software Industry . Singapore: National University of Singapore. 28. Duyen, T. N. (2016). Vietnam Software Outsourcing - Current situation and

improvement orientation. Retrieved from

https://www.academia.edu/24821916/Vietnam Software Outsourcing Curre nt situation and improvement orientation .

29. Paul Niquette (1995). "Softword: Provenance for the Word 'Software'". adapted from Sophisticated: The Magazine ISBN 1-58922-233-4.

30. GLOBAL VALUE CHAINS. (n.d.). Retrieved from THE WORLD BANK: https://www.worldbank. org/en/topic/global-value-chains

31. Karl M. Popp and Ralf Meyer (2010). Profit from Software Ecosystems: Business Models, Ecosystems and Partnerships in the Software Industry. Norderstedt, Germany: BOD. ISBN 3-8391-6983-6.

32. Global value chains. (2019, May 17). Retrieved from WIKIPEDIA: https://en.wikipedia. org/wiki/Global value chain

33. Hanna, N. (2014, Jun 26). National Software Industry Development: Considerations for Government Planners. Retrieved from Resreach Gate: http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.601.766&rep=rep1 &type=pdf

34. Iwasaki, Y. (2009). IT and Software Industry in Vietnam. Japan: Yokkaichi University.

35. Opportunities, challenges for Vietnam's software industry. (2014, May 06).

Retrieved from Vietnamnet:

https://english.vietnamnet.vn/fms/science-it/101211/opportunities-- challenges-for-vietnam-s-software-industry.html

36. SHIELDS, A. (n.d.). An overviw of software industry. Retrieved from

MARKET REALIST:

STT Tên khu công nghệ thông tin Địa phương

Dự kiến diện tích (ha)

Trung tâm giao dịch công nghệ thông tin Hà Nội Hà Nội “02

~ĩ. Công viên phần mềm Đà Nang Đà Nang “07

“3 Công viên phần mềm Quang Trung TP. Hồ Chí Minh ~43

^4^ Trung tâm công nghệ phần mềm Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh ■93

~5. Khu công nghệ phần mềm Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh 23,8

6. Trung tâm công nghệ phần mềm Cần Thơ Cần Thơ 0,04

~ĩ. Khu Công nghệ phần mềm Hòa Lạc Hà Nội ^76

^8 Khu Công viên phần mềm Sài Đồng A Hà Nội "4ÕÕ

^9^ Khu Công nghệ thông tin Sài Đồng B Hà Nội ^^38

"ĨÕ Khu tổ hợp công nghệ thông tin và truyền thông Bắc Ninh

Bắc Ninh ^65

ɪ Khu Công nghệ thông tin Hải Phòng Hải Phòng ^66

~Ĩ2. Khu công nghệ thông tin tập trung Thái Nguyên Thái Nguyên ^^50 "Ĩ3 Công viên công nghệ thông tin Nghệ An Nghệ An 10 "ĨÃ Khu công nghệ thông tin tập trung thành phố Đà

Nang

Đà Nang “4ĨÕ

"ĨÃ Khu Công nghệ thông tin FPT Đà Nang Đà Nang ^30 Làng Truyền thông và Công nghệ Viegrid Thừa Thiên-Huế ^30

"ĩũ Khu eCity Thừa Thiên-Huế "Ĩ5Õ

^3κ Công viên phần mềm Đà Lạt Lâm Đồng 1ÕÕ

"39 Công viên tri thức Việt Nhật TP. Hồ Chí Minh ~44

^20 Công viên phần mềm Thủ Thiêm TP. Hồ Chí Minh ~65

^2L Trung tâm Công nghệ Phần mềm Sài Gòn II TP. Hồ Chí Minh -02

^22. Khu Công nghệ thông tin Long Thành Đồng Nai ~96

37. Software Sector Analysis Report . (2019, Feb 12). Retrieved from equitymaster: https://www.equitymaster.com/research-it/sector- info/software/Software-Sector-Analysis-Report.asp

38. The Indian Software Industry. (2017, May 24). Retrieved from UK essays: https://www.ukessays.com/essays/business/the-indian-software-industry- business-essay.php.

39. Campbell-Kelly, Martin (2003). From Airline Reservations to Sonic the Hedgehog: A History of the Software Industry. Cambridge, Massachusetts: MIT Press. p. 57.

PHỤ LỤC 01

DANH MỤC CÁC KHU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẬP TRUNG DỰ KIẾN ĐẾN NĂM 2020

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Số: 16 /2014/TT-BTTTT

PHỤ LỤC 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2014

THÔNG TƯ

Quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 91 - 102)

w