Giải pháp ngắn hạn

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 84 - 86)

Thứ nhất, Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu phần mềm

- Cơ sở giải pháp:

Thị trường đầu ra là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thị trường đầu ra ổn định và mở rộng là điều kiện cho các doanh nghiệp tái sản xuất và mở rộng quy mô của mình. Để phát triển công nghiệp phần mềm, cũng như để các doanh nghiệp tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, hoạt động xúc tiến phát triển thị trường xuất khẩu là biện pháp cần thực hiện. Hiện nay, các sản phẩm của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã có được chỗ đứng nhất định trong thị trường nội địa, nhưng để có thể mở rộng thị trường và hợp tác với các đối tác nước ngoài, còn cần sự tham gia từ cả phía chính phủ và doanh nghiệp.

- Nội dung của giải pháp:

Các doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác và quảng bá các sản phẩm của mình ra thị trường thế giới. Khuyến khích các tổ chức và doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hợp tác với các hãng phần mềm hàng đầu nước ngoài dưới mọi hình thức nhằm giúp cho lao động trong nước nâng cao trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm hoạt động trong môi trường chuyên nghiệp mang tính toàn cầu. Từ đó nâng cao tính chuyên nghiệp cho lao động Việt Nam và khả năng thực hiện các dự án quy mô lớn.

Vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường cũng rất quan trọng. Ản Độ đã cho ta một kinh nghiệm quý gia trong việc Chính phủ tích cực tham gia xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu quốc gia. Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phần mềm lập văn phòng đại diện, các cơ

68

sở sản xuất phần mềm và tiến hành các dịch vụ tin học ở nước ngoài, đồng thời xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia thông qua chính sách ngoại giao, và hỗ trợ các công ty phần mềm Việt Nam tham gia các hoạt động giao lưu quốc tế, tham gia cá hiệp hội quốc tế về phần mềm và giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghiệp phần mềm ra thị trường thế giới thông qua các cuộc triển lãm, xúc tiến thương mại quốc tế.

Thứ hai, Hỗ trợ các doanh nghiệp phần mềm nhận được các chứng chỉ chất lượng quốc tế

- Cơ sở giải pháp:

Chất lượng các doanh nghiệp phần mềm của Việt Nam hiện nay còn kém, vì thế đã gặp không ít khó khăn khi tham gia thị trường quốc tế do các yêu cầu về chuẩn mực kĩ thuật cũng như mức độ an toàn của thông tin. Các doanh nghiệp nước ngoài khi thuê gia công phần mềm thì cần biết thông tin về trình độ của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, và tính chuyên nghiệp doanh nghiệp Việt Nam đạt được.

- Nội dung giải pháp:

Để doanh nghiệp phần mềm Việt Nam thuận lợi trong việc sản xuất và tiếp nhận các đơn đặt hàng, năm 2013 Bộ TT&TT thành lập dự án hỗ trợ các doanh nghiệp nhận chứng chỉ này. Chương trình này cần được triển khai lâu dài và sâu rộng hơn nữa đến nhiều đối tượng doanh nghiệp, để có thể trở thành một đòn bẩy hỗ trợ các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam được công nhận trên toàn thế giới.

Thứ ba, Thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ

- Cơ sở giải pháp:

Thời gian qua FDI đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là đầu tư vào ngành công nghiệp phần mềm đã gia tăng nhanh chóng. Đầu tư được đánh giá là con đường nhanh chóng giúp cho các doanh nghiệp phần mềm trong nước rút ngắn khoảng cách công nghệ với nước ngoài thông qua việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ hoạt động liên doanh liên kết. Tuy nhiên, đầu tư vào ngành phần mềm ở Việt Nam hiện nay chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ với mục đích giảm chi phí sản xuất. Các khâu R&D hay đổi mới công nghệ ít được thực hiện tại Việt Nam mà chủ yếu được thực hiện tại công ty mẹ.

- Nội dung của giải pháp:

Nhà nước cần đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư,có các chính sách ưu đãi hơn nữa để thu hút các tập đoàn, công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt cần khuyến khích các hoạt động liên kết, xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển sản

69

phẩm, chuyển giao công nghệ. Đồng thời, có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là thu hút nguồn lực Việt Kiều về đầu tư và phát triển tại quê hương.

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w