Giải pháp dài hạn

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 86 - 88)

Thứ nhất, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Cơ sở giải pháp:

Đặc thù của ngành phần mềm chính là nguyên liệu thô sử dụng rất ít, giá trị gia tăng của sản phẩm sẽ dựa vào tài năng của người kỹ sư. Lợi nhuận của ngành phần mềm Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn lao động giá rẻ. Nhưng lợi thế này sẽ không duy trì lâu nếu muốn tham gia sâu trong chuỗi giá trị. Chính vì thế nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hơn bao giờ hết đang là một yêu cầu tất yếu của ngành phần mềm Việt Nam. Phát triển nguồn nhân lực cần phải phát triển bài bản và bền vững, cả về trình độ chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng mềm.

- Nội dung giải pháp:

Nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm, không chỉ gồm những kỹ sư, lập trình viên, chuyên gia phần mềm, mà bao gồm cả những nhà lãnh đạo, nhà quản lý như quản lý dự án, nhân lực cho marketing, tìm hiểu thị trường. Cần phải phát triển đồng bộ và toàn diện lực lượng lao động này, phải giỏi về chuyên môn, thành thạo các kỹ năng mềm và có khả năng ngoại ngữ.

Để có thể đào tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành CNPM nói chung và ngành GCPM nói riêng, cần phải thực hiện nhiều biện pháp:

• Mở rộng các loại hình đào tạo chính quy, dài hạn, ngắn hạn, đến huấn luyện, bồi dưỡng. Bên cạnh nguồn đầu tư ngân từ ngân sách nhà nước, cần tiến hành xã hội hoá việc đào tạo về CNTT. Khuyến khích việc các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, liên doanh và các tổ chức nước ngoài mở các trường đào tạo về CNTT. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư từ các trường đại học nước ngoài cho các cơ sở đạo tạo công nghệ thông tin tại Việt Nam.

• Tiến hành xây dựng quy hoạch về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho CNPM, nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cho công nghệ thông tin. Chuẩn hóa đào tạo theo chuẩn quốc tế.

70

• Hỗ trợ kinh phí cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các hình thức hỗ trợ có thể như tài trợ hoặc cho sinh viên, kỹ sư mới ra trường vay tham gia các khoá đào tạo nâng cao kỹ năng, công nghệ mới, ngoại ngữ, thi lấy các chứng chỉ quốc tế về công nghệ thông tin, hỗ trợ đào tạo gắn với thực tập...

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đào tạo, cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài, đặc biệt các đối tượng Việt Kiều, đồng thời ngăn chặn, hạn chế tình trạng chảy máu chất xám ra nước ngoài.

Thứ hai, Đầu tư cho nghiên cứu thị trường, marketing, tiếp thị sản phẩm

- Cơ sở giải pháp:

Nghiên cứu thị trường là một khâu quan trọng nhằm nắm bắt nhu cầu và xu hướng

trên thị trường để đáp ứng được tốt nhất và nhanh nhất nhu cầu của khách hàng. - Nội dung giải pháp:

Muốn tiến sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu và có khả năng chi phối chuỗi giá trị, các doanh nghiệp phải dành một tỷ lệ lớn chi phí cho các hoạt động nghiên cứu thị trường, marketing tiếp thị sản phẩm để nắm bắt được xu hướng, nhu cầu trên thị trường,

đưa ra các sản phẩm nhanh chóng, đúng với nhu cầu người tiêu dùng. Đồng thời có thể hiểu và tiếp cận được những thị trường khó tính nhất, mở rộng thị trường của mình ra toàn

cầu.

Thứ ba, Nâng cao cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, mạng lưới viễn thông

- Cơ sở giải pháp:

Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật viễn thông là cơ sở để phát triển công nghiệp phần mềm. Hiện nay, cơ sở hạ tầng viễn thông ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu để phát triển công nghệ phần mềm.

- Nội dung giải pháp:

Nhà nước cần phải tập trung phát triển hơn nữa yếu tố này để thúc đẩy cho sự phát triển của công nghiệp phần mềm Việt Nam. Một số biện pháp như: Nâng cao chất lượng mạng lưới viễn thông ở Việt Nam (tập trung phát triển hạ tầng Internet băng thông rộng, giữ ổn định mạng lưới Internet); có các cơ chế, chính sách ưu đãi về giá cước, đường truyền Internet cho các khu CNPM tập trung, các doanh nghiệp phần mềm gia công phần mềm và dịch vụ cho nước ngoài lớn...

Thứ tư, Xây dựng và phát triển các khu CNPM tập trung

71

Để phát triển CNPM và xuất khẩu phần mềm, Việt Nam cần có cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại, phát triển ở trình độ tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, để phát triển cơ sở hạ tầng CNTT đồng bộ trong cả nước là điều rất khó khăn do cần nguồn lực tài chính lớn và thời gian thực hiện dài. Do vậy cần tập trung đầu tư cho các trung tâm công nghệ thông tin tập trung là các Công viên phần mềm. Các công viên phần mềm được đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, internet hiện đại, tiên tiến nhất và nhiều cơ chế chính sách ưu đãi đã thu hút được nhiều tập đoàn công nghệ đa quốc gia và phần lớn các doanh nghiệp phần mềm trong nước đến hoạt động. Để phát triển CNPM và XKPM thì tất yếu phải đầu tư xây dựng và nâng cấp các khu CNTT tập trung ở Việt Nam.

- Nội dung của giải pháp:

Các biện pháp cần thực hiện là: Qui hoạch, xác định các khu CNPM tập trung trọng điểm để đầu tư phát triển; Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật hiện đại; Huy động vốn cho đầu tư, nâng cấp khu CNPM tập trung thông qua các hình thức: hợp tác Công - Tư (PPP; cổ phần hóa các khu CNPM tập trung; xây dựng chính sách thu hút các tổ chức nước ngoài đầu tư đầu tư, vận hành khu CNPM tập trung; đầu tư cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tại các khu CNPM tập trung.

Thứ năm, Xây dựng thương hiệu

- Cơ sở giải pháp:

Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã có thể sản xuất được phần mềm đóng gói. Tuy nhiên việc tiêu thu các phần mềm này vẫn chủ yếu diễn ra trong nước vì sức cạnh tranh của Việt Nam còn kém, sản phẩm chưa tạo được sự tin tưởng từ người tiêu dùng.

- Nội dung giải pháp:

Các DNPM cần đảm bảo về chất lượng sản phẩm để có độ tin cậy nhất định của các đối tác và xây dựng mối quan hệ gắn kết với các đối tác. Ngoài ra uy tín của Chính Phủ chính là yếu tố cốt lõi để thương hiệu Việt Nam có thể nhận được sự ưu ái của khách hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w