Top 10 doanh nghiệp phần mềm thế giới

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 53)

(Nguồn: Quora.com)

Các công ty top 10 bên trên là những công ty ở các quốc gia phát triển, tham gia vào những khâu có giá trị cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các hoạt động có gia trị thấp như gia công phần mềm được các quốc gia có lợi thế về nguồn lưc lao động và chi phí rẻ thực hiện như Ản Độ, Trung Quốc. Tuy nhiên, những năm gần đây, Việt Nam được chú ý đến và là điểm đến hấp dẫn về gia công phần mềm với lợi thế về nguồn nhân lực, chính sách nhà nước và chất lượng sản phẩm.

1% Giá trị ngành công nghệ phần mềm thế gi O’ĩ 2016 □ An Độ Trung Quốc Philippines Việt Nam Các quốc gia khác

Nguòn: Nasscom, Vinasa, Bộ thông tin và truyèn thông

70%

24%

3%

^⅛2%

Hình 2. 5. Giá trị công nghiệp phần mềm thế giới 2016

Chi đào tạo, R&D/DT Tỷ lệ

40

Hiện nay, các nước phát triển vẫn là các quốc gia nắm công nghệ nguồn và tham gia những vị trí cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các giai đoạn như gia công phần mềm mang lại giá trị gia tăng thấp, được thực hiện tại các quốc gia có nguồn lực lao động tốt với chi phí rẻ để tiết kiệm chi phí. Ản Độ và Trung Quốc là hai quốc gia gia công phần mềm lớn trên thế giới, tuy nhiên chi phí nhân công đang tăng lên tại 2 quốc gia này, và những ảnh hưởng từ chính trị khiến các công ty nước ngoài bắt đầu tìm kiếm các thị trường gia công khác, trong đó có Việt Nam. Với các lợi thế về chính sách, chất lượng và giá cả nguồn lao động, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn số 1 thế giới cho gia công phần mềm.

Hoạt động R&D cũng có xu hướng chuyển dịch, được thực hiện tại các nước đang phát triển. Các công ty lớn trên thế giới đã bắt đầu xây dựng những trung tâm R&D tại nước ngoài để giảm chi phí. Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sẽ tận dụng cơ hội này để tiếp nhận các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) được chuyển giao từ các tập đoàn công nghệ thông tin lớn trên thế giới. Điều này đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với công nghệ mới và tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.

2.2.2.Sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam vào chuỗi gía trịtoàn cầu toàn cầu

Tuy được đánh giá cao về tiềm năng, nhưng hiện nay công nghiệp phần mềm Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu chủ yếu tại khâu gia công- sản xuất phần mềm. Mới đây Việt Nam được đánh giá là điểm đến gia công phần mềm hàng đầu thế giới. Nhưng một thực tế là gia công phần mềm tại Việt Nam hiện nay vẫn chỉ dừng lại ở những công việc không đòi hỏi cao về trình độ và tạo ra giá trị gia tăng thấp như triển khai (implement, coding), kiểm thứ (testing) mà chưa tiến tới những quy trình cao hơn như phân tích, thiết kế (analyse, design), hay vẫn chỉ đủ sức tham gia vào từng phần nhỏ mà hiếm khi nắm trọn gói trong những đề án lớn.

Theo tiêu chuẩn quốc tế, tỷ lệ giữa kỹ sư phần mềm và lập trình viên là 1:3 ( cứ 3 lập trình viên thì có 1 kỹ sư phần mềm). Đặc biệt, với một số tập đoàn lớn, như Microsoft thì tỉ lệ này là 1:1 (cứ 1 lập trình viên thì có 1 kỹ sư phần mềm-Theo infoq.com, “Microsoft Secrets’). Tuy nhiên, theo thống kê của tập đoàn Logigear, tỉ lệ này ở Việt Nam là 1:5. Từ tỷ lệ này có thể nhận thấy, trong nguồn nhân lực trong công nghiệp phần mềm Việt Nam, tỷ lệ lập trình viên chiếm số lượng lớn, các doanh nghiệp

41

phần mềm cũng đảm nhận chủ yếu các công việc ở những khâu giản đơn, yêu cầu về chất lượng thấp và hàm lượng chất xám không cao.

Một minh chứng khác là chi phí dành cho R&D ở Việt Nam còn rất hạn chế.

Hoạt động R&D chưa được chú trọng.

Bảng 2. 8. Chi phí cho đào tạo, R&D của các DNPM Việt Nam (tính đến đầu năm 2016)

Dưới 5% 30%

5-10% 31%

10-20% 20%

Trên 20% 19%

vn )

Theo bảng 3.9 thì chỉ có 19% các doanh nghiệp dành trên 20% doanh thu cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu phát triển. 20% doanh nghiệp dành từ 10-20% cho hoạt động R&D. Số doanh nghiệp dành 5-10% doanh thu cho nghiên cứu và phát triển chiếm 31%, và số doanh nghiệp dành dưới 5% doanh thu cho hoạt động này lên tới 30%.

Một nghiên cứu khác - Nghiên cứu “Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 4(2015) đã chỉ ra doanh nghiệp Việt Nam nhận thức khá rõ vai trò và lợi ích của đổi mới sáng tạo, tuy nhiên chưa có nhiều doanh nghiệp chú trọng đến hoạt động này. Các hoạt động đổi mới sáng tạo hiện nay cũng chủ yếu mang tính cải tiến, rất ít doanh nghiệp phát triển sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn mới đối với thị trường. Đa phần doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D).

Theo như kết quả cuộc khảo sát, trong tổng số 583 doanh nghiệp tham gia thì chỉ có 10% (45/583 doanh nghiệp) đã tiến hành sáng tạo và thử áp dụng những sáng chế mới vào sản xuất, trong đó có 30 doanh nghiệp lớn đã có sáng chế và 16 doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chưa có sáng chế nào. Trong số 30 doanh nghiệp đã có sáng chế thì có 21 doanh nghiệp FDI và chỉ có 6 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật máy, xây dựng và công nghệ thông tin.

42

Mức chi phí các doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động R&D cũng rất thấp. Trong gia đoạn 2012-2014, chỉ có 4% doanh nghiệp đầu tư trên 10 tỷ cho hoạt động đổi mới sáng tạo, còn lại 49% doanh nghiệp đầu tư từ 1 đến 3 tỷ đồng và 33% doanh nghiệp đầu tư dưới 500 triệu đồng cho hoạt đồng này. Các khoản đầu tư này chủ yếu cho việc liên quan đến chuyển giao công nghệ và không có doanh nghiệp nào chi tiền cho việc mua bằng phát minh sáng chế.

Trong ngành công nghiệp phần mềm thì nhân lực là yếu tố trung tâm nhưng theo như khảo sát thì nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển doanh nghiệp cho việc đổi mới sáng tạo. Trong số các doanh nghiệp khảo sát, 56% doanh nghiệp đánh giá khả năng sáng tạo của nhân viên là yếu và tỷ lệ nhân viên làm việc liên quan đến đổi mới sáng tạo chỉ từ 6-10% trong tổng nhân viên.

Như vậy, có thể nhận thấy các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở khâu gia công phần mềm, chưa nhiều doanh nghiệp tập trung vào khâu R&D để tiến cao hơn trong chuỗi giá trị.

Hoạt động Marketing trong ngành phần mềm của Việt Nam chưa được đầu tư đúng mức. Theo Nghị định 24/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tại điều 5, khoản 11 quy định: “Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, chi hoa hồng môi giới, chi hội nghị và các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được khống chế tối đa không quá 10% tổng số các khoản chi phí từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này”. Điều này có nghĩa là, chi phí hợp lệ dành cho quảng cáo và khuyến mãi tối đa không vượt quá 10% tổng chi phí. Pháp luật chính là yếu tố đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh, cũng như đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, tuy nhiên quy định về chi phí dành cho Marketing không vượt quá 10% này được nhiều doanh nghiệp và chuyên gia đánh giá là đang gây trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường.

Hiện nay, phần lớn các công ty phần mềm lớn trên thế giới đều dành một tỷ lệ lớn chi tiêu cho hoạt động R&D và tiếp thị, và tỷ lệ này được thay đổi mỗi năm để theo kịp với sự cạnh tranh và đổi mới sản phẩm, công nghệ từ các đối thủ.

43

Operating Expenditure as % of Sales (2013)

60% ---.----

Hình 2. 6. Chi phí dành cho hoạt động R&D và Sales& Marketing theo doanh thu bán hàng của các công ty phần mềm lớn trên thế giới (Nguồn: Statista)

Do sự cạnh tranh, các công ty có chi phí tiếp thị rất lớn, thậm chí vượt qua R & D. Tỷ lệ chi phí dành cho tiếp thị trên doanh thu thay đổi tùy thuộc vào sản phẩm hay dịch vụ mà công ty đang tham gia vào. Tuy nhiên tính trung bình, các công ty chi 15% -25% doanh thu cho bán hàng và các hoạt động tiếp thị.

Như vậy, nhìn vào sự so sánh này có thể nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã dành những chi phí rất hạn chế cho hoạt động R&D và Marketing. Điều này có thể coi là tác động hai chiều, khi tỷ lệ chi phí cho hoạt động R&D, Marketing trong tổng doanh thu tương đối nhỏ là một đặc điểm của ngành công nghiệp gia công phần mềm, nhưng nó cũng chính là hạn chế cho các doanh nghiệp nếu muốn tiến sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Tuy tham gia chủ yếu tại khâu gia công phần mềm- là khâu ở đáy có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị, nhưng các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã bắt đầu tìm kiếm cách thức để nâng cao giá trị gia tăng. Sau quá trình tham gia gia công phần mềm cho các đối tác nước ngoài, tích lũy được các kinh nghiệm và tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, một số doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã xây dựng trung tâm R&D và phát triển những sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bên cạnh việc tiếp tục gia công phần mềm ở những công đoạn đơn giản, đã bắt

44

đầu tiếp nhận những hợp đồng với yêu cầu công việc khắt khe và hàm lượng chất xám cao hơn.

Để làm rõ hơn phân tích về sự tham gia của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhóm nghiên cứu lựa chọn đi sâu phân tích 2 đối tượng là các công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam.

2.2.3.Phân tích một số doanh nghiệp Việt Nam

2.2.3.1. Công ty cổ phần FPT a) Khái quát chung về FPT software

FPT Software được thành lập năm 1999 với mục tiêu toàn cầu hóa và là người tiên phòng về xuất khẩu phần mềm. Tưởng chừng như là viển vông với chỉ 13 nhân sự nhưng sau nhiều khó khăn, thất bại FPT đã đưa tên Việt Nam lên bản đồ thế giới về công nghiệp phần mềm. FPT đã trở thành công ty lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ phần mềm. Từ năm 2014 đến nay, FPT Software liên tục nằm trong top 100 nhà cung cấp outsourcing toàn cầu của IAOP (Hiệp hội dịch vụ thuê ngoài chuyên nghiệp quốc tế).

Công ty phần mềm FPT là công ty xếp hạng thứ 1 trong top 500 doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2017 theo báo cáo của Vietnam Report. Năm 2018, doanh thu FPT Software đạt 400 triệu USD, tăng trưởng 30% so với năm 2017. Với nguồn nhân lực đạt 16.000 nhân viên làm việc tại 14 quốc gia, FPT ghi danh trên danh sách các công ty có quy mô lớn khu vực Châu Á.

FPT là doanh nghiệp CNTT đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công mua bán và sat nhập công ty nước ngoài RWE IT Slovakia, là doanh nghiệp hàng đầu ở Châu Âu trong lĩnh vực hạ tầng. Tháng 7 cùng năm, RWE IT Slovakia đổi tên thành FPT Slovakia, đánh dấu bước chân của FPT cũng như FPT Software trên con đường tiến tới toàn cầu hóa. Năm 2018 FPT hoàn tất thương vụ M&A với Intellient, một trong những công ty tư vấn công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ. Ngoài ra, FPT là công ty CNTT đầu tiên của Việt Nam mua bán và sát nhập một công ty tư vấn của Mỹ. Đây là một trong những bước tiến lớn của FPT Software để hiện thực hóa tham vọng đẳng cấp thế giới.

Ở châu Á, FPT là một trong 9 công ty đủ điều kiện và đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe cung cấp Dịch vụ Phát triển ứng dụng và Chuyển đổi hệ thống CNTT cho Chính phủ Singapore... Tại thị trường Nhật, FPT Japan đã trở thành công ty dịch

45

vụ CNTT Việt Nam lớn nhất ở đất nước mặt trời mọc, nằm trong Top 50 công ty CNTT tại quốc gia này, gồm các tên tuổi như FujiSoft, DTS, Systena.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, FPT Software là công ty đi đầu về nghiên cứu và phát triển công nghệ mới như điện toán đám mây, dữ liệu lớn. Ngoài dây, đây là doanh nghiệp hợp tác cùng các tập đoàn lớn trên thế giới sáng tạo ra những phần mềm tiến bộ như Airbus, Predix, Amazon.

b) Sự tham gia của FPT vào chuỗi giá trị toàn cầu

Quy mo thị truờng CNTT toàn cầu của FPT tiếp tục duy trì mức tang truởng 5,6% trong nam 2018. Thị truờng thuận lợi, lien tục nang cao nang lực cạnh tranh giúp mảng xuất khẩu phần mềm duy trì tốc đọ tang truởng cao, trung bình 30,3%/nam trong vòng 05 nam qua. Nhờ đó, tỷ trọng doanh thu thị truờng nuớc ngoài liên tục gia tang, đóng góp 39,2% doanh thu toàn Tạp đoàn trong nam 2018.

___Tỷ trọng doanh thu toàn cầu hóa khối công nghệ

7038 γ ⅛ 9952 11083 13402

■ Nước ngoài BTrong nước

16000 14000 12000 10000 8000 6000 4000 2000 0

Hình 2. 7. Tỷ trọng doanh thu toàn cầu khối công nghệ FPT (Nguồn: báo cáo thường niên năm 2018 của FPT)

Trong giai đoạn 2014 - 2018, doanh thu phần mềm có tốc đọ tang truởng kép bình quan hàng nam là 17,5%/nam. Trong đó, doanh thu từ nuớc ngoài tang truởng với tốc đọ ấn tuợng, trung bình 28,7%/nam.

46

Tỷ trọng phần cứng so với phát triển phần mềm và dịch vụ CNTT trong khối Công nghệ

7038 8605 9952 11083 13402

■ Phần cứng (tích hợp hệ thống) ■Phát triển phần mềm, Dịch vụ CNTT

Hình 2. 8. Tỷ trọng phần cứng so với phát triển phần mềm và dịch vụ CNTT trong khối Công nghệ (Nguồn: báo cáo thường niên năm 2018 của FPT)

Nam 2018 tiếp tục duy trì xu hướng dịch chuyển tỷ trọng doanh thu từ công nghiệp phần mềm và dịch vụ tăng đáng kể. Nhìn vào hình 2.14 ta thấy, doanh thu từ phát triển phần mềm, dịch vụ CNTT chiếm tỷ trọng lớn, góp 77% vào doanh thu toàn khối và tăng trưởng 15% so với năm 2014. Ngược lại, doanh thu phần cứng giảm từ 38,1% năm 2014 xuống chỉ còn 23,1% trong năm 2018. Từ dó thấy được, tỷ trọng doanh thu phần mềm tăng mạnh mẽ đồng nghĩa FPT đóng góp vào giá trị của sản phẩm và dịch vụ phần mềm cung cấp cho khách hàng tăng. Nhờ vạy mà tỷ suất LNTT của khối Cong nghẹ nam 2018 đạt 11,3% từ mức 10,5% trong nam 2014.

Tăng trưởng doanh thu và tỷ trọng đóng góp theo thị trường của mảng XKPM

■ Nhật Bản ■ Mỹ ■ Châu Âu

■ Châu Á - Thái Bình Dương

Hình 2. 9. Tăng trưởng doanh thu và tỷ trọng đóng góp theo thị trường của mảng XKPM (Nguồn: báo cáo thường niên năm 2018 của FPT)

47

FPT ở các thị trường nước ngoài đều có sự tăng trưởng cao và có những bước tiến mới. Nhạt Bản tiếp tục nắm giữ vị trí thị truờng quan trọng nhất của FPT với doanh thu đạt 4.693 tỷ đồng, tang truởng 30,4% so với nam 2017, chiếm 55,6% tổng doanh thu mảng Xuất khẩu phần mềm. Việc xay dựng nang lực cong nghẹ theo các lĩnh vực chuyển ngành và tạp trung vào những doanh nghiệp trong Top 1.000 doanh nghiệp lớn của Nhạt Bản, đã mang về cho thị truờng này những hợp đồng quy mo vài

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w