Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 88 - 91)

Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế chính sách đối với hoạt động xuất khẩu phần mềm: Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu phần mềm: Quy định phân loại dịch vụ CNTT trong đó có các dịch vụ về gia công xuất khẩu phần mềm; Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu phần mềm.

72

• Hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu phần mềm: Xây dựng chương trình khuyến khích các doanh nghiệp phần mềm theo chiều sâu nhằm nâng cao NLCT của doanh nghiệp phần mềm; Gắn chính sách ưu đãi phải với việc tăng cường khả năng sang tạo trong nghiên cứu, phát triển, tăng tỷ trọng xuất khẩu và đầu tư dài hạn.

Thứ hai, tăng cường các hoạt động chống vi phạm bản quyền, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:

Để thúc đẩy việc thực thi và tôn trọng luật bản quyền và sở hữu trí tuệ, các cơ quan chức năng cần thực hiện: Hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, nhất là các quy phạm thực thi, xây dựng các chế tài xử phạt vi phạm đủ mạnh để đảm bảo tính giáo dục và răn đe cao; Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm luật sở hữu trí tuệ; Xây dựng mối quan hệ có tính chất cân bằng cùng có lợi giữa chủ sở hữu và người tiêu dùng.

Thứ ba, Đẩy mạnh xúc tiến thương mại:

Ngoài thị trường trong nước thì thị trường quốc tế là một thành phần rất quan trọng đối với gia công phần mềm Việt Nam nói riêng và xuất khẩu phần mềm nói chung. Mỗi thị trường lại có một yêu cầu khác nhau, chính vì thế việc nắm bắt đặc điểm cũng như nhu cầu của từng thị trường là việc hết sức quan trọng. Chính ví thế hoạt động xúc tiến thương mại cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tham gia chuỗi giá trị công nghiệp phần mềm toàn cầu của Việt Nam. Cụ thể:

• Nhà nước cần có định hường tăng cường gắn kết với các thị trường quen thuộc,

bên cạnh đó cũng mở rộng ra các thị trường mới, thị trường tiềm năng.

• Đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại, phục vụ xuất khẩu phần mềm, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu riêng của mình để có chỗ đứng trên thế giới. Tận dụng các lợi thế, các hiệp định FTA và sắp tới đây thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) làm cơ sở cho xuất khẩu phần mềm sang các nước này.

Thứ tư, Chú trọng đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và thu hút lực lượng Việt kiều:

Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư vào công nghiệp phần mềm dành nhiều hơn cho công tác đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhà nước nên dành những chính sách ưu đãi về thuế cho các chi phí đào tạo nguồn nhân lực của các

73

công ty phần mềm, hoặc dành những ưu tiên trong đấu thầu các dự án cho các công ty có đóng góp trong việc đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ các cá nhân tham gia học nâng cao chất lượng. Đồng thời có những biện pháp thu hút nguồn nhân lực cao từ nước ngoài, đặc biệt là các Việt kiều, đồng thời ngăn ngừa hạn chế tình trạng chảy máu chất xám bằng.

Thứ năm, Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài

Vốn đầu tư nước ngoài đóng góp một phần rất quan trọng vào sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Việt Nam cần phải có những chính sách và biện

pháp thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn nữa như các ưu đãi cho nhà đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút nguồn vốn nước ngoài làm đòn bẩy cho CNPM phát triển.

Thứ sáu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp phần mềm

Để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp phần mềm, cả chính phủ và chính bản thân các doanh nghiệp phần mềm Viêt Nam cần phải nỗ lực thực hiện. Về phía chính phủ, cần thực hiện các nội dung sau:

• Xây dựng các chính sách hỗ trợ để thúc đẩy việc hình thành các doanh nghiệp phần mềm lớn, uy tín quốc tế. Các doanh nghiệp này sẽ là đầu mối thu hút các hợp đồng xuất khẩu, sau đó thuê các doanh nghiệp khác trong nước thực hiện một vài công đoạn trong hợp đồng gia công. Để làm được việc này nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động M&A của các công ty phần mềm để hình thành doanh nghiệp phần mềm có quy mô lớn; hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thu mua thương hiệu nước ngoài có uy tín trên thế giới; tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp lớn trên thế giới có thế mạnh về phần mềm để nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý theo kịp với sự phát triển công nghệ tiên tiến trên thế giới.

• Bên cạnh các chính sách ưu đãi về thuế, chính phủ cần tăng cường việc đầu tư hỗ trợ nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp phần mềm như: hỗ trợ vốn cho công tác đào tạo nhân lực bậc cao tại các doanh nghiệp phần mềm, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện qui trình quản lý chất lượng nhằm đạt được các chứng chỉ quản lý chuyên ngành về CNTT quốc tế.

• Tăng cường vai trò cầu nối của các hiệp hội nghề nghiệp về CNTT và các cơ quan Nhà Nước như cơ quan xúc tiến thương mại, kế hoạch đầu tư, ngoại giao... nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế.

74

Thứ bảy, phát huy vai trò của Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam:

để các doanh nghiệp có điều kiện trao đổi, học hỏi, tập hợp những kinh nghiệm và rút ra các bài học cho mình. Đồng thời đây cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước để đóng góp, xử lý các vấn đề kịp thời, hợp lý.

Một phần của tài liệu 142 gia tăng sự tham gia của ngành công nghiệp phần mềm việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 88 - 91)

w