2.2.3.1. Công ty cổ phần FPT a) Khái quát chung về FPT software
FPT Software được thành lập năm 1999 với mục tiêu toàn cầu hóa và là người tiên phòng về xuất khẩu phần mềm. Tưởng chừng như là viển vông với chỉ 13 nhân sự nhưng sau nhiều khó khăn, thất bại FPT đã đưa tên Việt Nam lên bản đồ thế giới về công nghiệp phần mềm. FPT đã trở thành công ty lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ phần mềm. Từ năm 2014 đến nay, FPT Software liên tục nằm trong top 100 nhà cung cấp outsourcing toàn cầu của IAOP (Hiệp hội dịch vụ thuê ngoài chuyên nghiệp quốc tế).
Công ty phần mềm FPT là công ty xếp hạng thứ 1 trong top 500 doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2017 theo báo cáo của Vietnam Report. Năm 2018, doanh thu FPT Software đạt 400 triệu USD, tăng trưởng 30% so với năm 2017. Với nguồn nhân lực đạt 16.000 nhân viên làm việc tại 14 quốc gia, FPT ghi danh trên danh sách các công ty có quy mô lớn khu vực Châu Á.
FPT là doanh nghiệp CNTT đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công mua bán và sat nhập công ty nước ngoài RWE IT Slovakia, là doanh nghiệp hàng đầu ở Châu Âu trong lĩnh vực hạ tầng. Tháng 7 cùng năm, RWE IT Slovakia đổi tên thành FPT Slovakia, đánh dấu bước chân của FPT cũng như FPT Software trên con đường tiến tới toàn cầu hóa. Năm 2018 FPT hoàn tất thương vụ M&A với Intellient, một trong những công ty tư vấn công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ. Ngoài ra, FPT là công ty CNTT đầu tiên của Việt Nam mua bán và sát nhập một công ty tư vấn của Mỹ. Đây là một trong những bước tiến lớn của FPT Software để hiện thực hóa tham vọng đẳng cấp thế giới.
Ở châu Á, FPT là một trong 9 công ty đủ điều kiện và đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe cung cấp Dịch vụ Phát triển ứng dụng và Chuyển đổi hệ thống CNTT cho Chính phủ Singapore... Tại thị trường Nhật, FPT Japan đã trở thành công ty dịch
45
vụ CNTT Việt Nam lớn nhất ở đất nước mặt trời mọc, nằm trong Top 50 công ty CNTT tại quốc gia này, gồm các tên tuổi như FujiSoft, DTS, Systena.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, FPT Software là công ty đi đầu về nghiên cứu và phát triển công nghệ mới như điện toán đám mây, dữ liệu lớn. Ngoài dây, đây là doanh nghiệp hợp tác cùng các tập đoàn lớn trên thế giới sáng tạo ra những phần mềm tiến bộ như Airbus, Predix, Amazon.
b) Sự tham gia của FPT vào chuỗi giá trị toàn cầu
Quy mo thị truờng CNTT toàn cầu của FPT tiếp tục duy trì mức tang truởng 5,6% trong nam 2018. Thị truờng thuận lợi, lien tục nang cao nang lực cạnh tranh giúp mảng xuất khẩu phần mềm duy trì tốc đọ tang truởng cao, trung bình 30,3%/nam trong vòng 05 nam qua. Nhờ đó, tỷ trọng doanh thu thị truờng nuớc ngoài liên tục gia tang, đóng góp 39,2% doanh thu toàn Tạp đoàn trong nam 2018.
___Tỷ trọng doanh thu toàn cầu hóa khối công nghệ
7038 γ ⅛ 9952 11083 13402
■ Nước ngoài BTrong nước
16000 14000 12000 10000 8000 6000 4000 2000 0
Hình 2. 7. Tỷ trọng doanh thu toàn cầu khối công nghệ FPT (Nguồn: báo cáo thường niên năm 2018 của FPT)
Trong giai đoạn 2014 - 2018, doanh thu phần mềm có tốc đọ tang truởng kép bình quan hàng nam là 17,5%/nam. Trong đó, doanh thu từ nuớc ngoài tang truởng với tốc đọ ấn tuợng, trung bình 28,7%/nam.
46
Tỷ trọng phần cứng so với phát triển phần mềm và dịch vụ CNTT trong khối Công nghệ
7038 8605 9952 11083 13402
■ Phần cứng (tích hợp hệ thống) ■Phát triển phần mềm, Dịch vụ CNTT
Hình 2. 8. Tỷ trọng phần cứng so với phát triển phần mềm và dịch vụ CNTT trong khối Công nghệ (Nguồn: báo cáo thường niên năm 2018 của FPT)
Nam 2018 tiếp tục duy trì xu hướng dịch chuyển tỷ trọng doanh thu từ công nghiệp phần mềm và dịch vụ tăng đáng kể. Nhìn vào hình 2.14 ta thấy, doanh thu từ phát triển phần mềm, dịch vụ CNTT chiếm tỷ trọng lớn, góp 77% vào doanh thu toàn khối và tăng trưởng 15% so với năm 2014. Ngược lại, doanh thu phần cứng giảm từ 38,1% năm 2014 xuống chỉ còn 23,1% trong năm 2018. Từ dó thấy được, tỷ trọng doanh thu phần mềm tăng mạnh mẽ đồng nghĩa FPT đóng góp vào giá trị của sản phẩm và dịch vụ phần mềm cung cấp cho khách hàng tăng. Nhờ vạy mà tỷ suất LNTT của khối Cong nghẹ nam 2018 đạt 11,3% từ mức 10,5% trong nam 2014.
Tăng trưởng doanh thu và tỷ trọng đóng góp theo thị trường của mảng XKPM
■ Nhật Bản ■ Mỹ ■ Châu Âu
■ Châu Á - Thái Bình Dương
Hình 2. 9. Tăng trưởng doanh thu và tỷ trọng đóng góp theo thị trường của mảng XKPM (Nguồn: báo cáo thường niên năm 2018 của FPT)
47
FPT ở các thị trường nước ngoài đều có sự tăng trưởng cao và có những bước tiến mới. Nhạt Bản tiếp tục nắm giữ vị trí thị truờng quan trọng nhất của FPT với doanh thu đạt 4.693 tỷ đồng, tang truởng 30,4% so với nam 2017, chiếm 55,6% tổng doanh thu mảng Xuất khẩu phần mềm. Việc xay dựng nang lực cong nghẹ theo các lĩnh vực chuyển ngành và tạp trung vào những doanh nghiệp trong Top 1.000 doanh nghiệp lớn của Nhạt Bản, đã mang về cho thị truờng này những hợp đồng quy mo vài chục triệu USD. Để tiếp cạn cũng như hỗ trợ khách hàng mọt cách nhanh chóng, FPT đã mở them 6 van phòng, nang tổng số van phòng tại Nhạt Bản lển con số 9 với 1.300 nhan viển, tiếp tục cho thấy sự phát triển vững chắc trong tuong lai. Với mục tiêu trong vòng 3 năm tới, FPt sẽ trở thành một trong những doanh nghiệp công nghệ lớn nhất ở Nhật Bản với doanh số đạt trên 500 triệu USD.
Tròn 10 nam kể từ ngày thành lạp, Mỹ - thị truờng lớn thứ hai của FPT - đã đạt 1.817 tỷ đồng doanh thu, tang truởng ấn tuợng 55,1%. Với thuong vụ M&A cong ty tư vấn hàng đầu của Mỹ, Intellinet, vị thế và giá trị FPT đểm lại đã gia tăng. FPt cung cấp dịch vụ công nghệ có giá trị và toàn diện cao hơn cho khác hàng từ khâu có giá trị thấp đến khâu giá trị cao. Để nhanh chóng tiếp cạn và tìm kiếm co' hội hop tác với những “gã khổng lồ” trong ngành cong nghiệp o to, nam 2018, FPT cũng đã mở them van phòng tại Detroit, trung tam ngành cong nghiệp o to của thế giới. Nếu không tính ảnh huởng từ việc hợp nhất kết quả kinh doanh của Intellinet, thị truờng Mỹ vẫn đạt kết quả tang truởng cao 29,7%.
Doanh thu từ thị truờng Chau Au tang truởng trở lại đạt 23,5%, tuong đuong 779 tỷ đồng. Nổi bạt trong nam là FPT tiếp tục ký hợp đồng phần mềm cho giai đoạn 2018 - 2024 trị giá hon 100 triệu USD với inoggy SE (thuộc Tạp đoàn RWE) - hợp đồng có giá trị lớn nhất trong lịch sử 30 nam của FPT. Nam 2018 giá trị hợp đồng đã thực hiện đạt 20 triệu USD, tang gần 18% so với nam 2017. FPT dự kiến giá trị thực hiện nam 2019 sẽ tang khoảng 15% so với nam 2018.
Ngoài gia công phần mềm và cung cấp các giải pháp phần mềm, FPT quan tâm phát triển hoạt động mang lại giá trị giá tăng cao hơn là R&D. FPT đã đưa trung tâm nghiên cứu và phát triển vào hoạt động tại mỹ, San Mateo. Điều này sẽ giúp FPT đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực như Cloud và Big Data và bắt kịp được xu hướng công nghệ của thế giới. Tuy hoạt động R&D chưa đem lại hiệu quả nhưng đây sẽ là
48
bàn đạp để FPT phát triển và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
2.2.3.2. Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm Tường Minh (TMA Solutions) a) Khái quát về TMA Solutions
TMA Solutions là một trong những công ty phần mềm lớn nhất của Việt Nam. TMA được thành lập năm 1997 chỉ với 6 thành viên phát triển, hiện nay con số nhân viên đã lên tới 2400 nhân viên với 6 văn phòng ở Việt Nam. TMA cung cấp gia công phần mềm cho các công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới thuộc các khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và có 4 chi nhánh ở nước ngoài là USA, Canada, Japan, Australia.
TMA là công ty phần mềm Việt Nam đầu tiên được đưa vào danh sách top 15 công ty gia công phần mềm tốt nhất thế giới, bên cạnh các tập đoàn hàng đầu thế giới như TCS, Wipo của Ản Độ, Xansa của Trung Quốc... TMA solution là một trong những doanh nghiệp tạo nên sự phát triển của công nghiệp phần mềm Việt Nam, có thể cạnh tranh với các công ty lớn của Ản Độ và Trung Quốc. Hiện nay, TMA đã đạt được nhiều chứng chỉ về chất lượng quốc tế như CMMi level 5, ISO 9001:2000, ISO 27001:2013.
Đối tác của TMA ở khắp các quốc gia trên thế giới, là các tập đoàn hàng đầu như Alcaltel-Lucent, Genband, Nortel, Toshiba, NEC, Amdocs, Flestronics, Juniper Networks,. TMA cung cấp các dịch vụ về gia công phần mềm, tích hợp hệ thống, giải pháp phần mềm, viễn thông và internet, xuất khẩu phần mềm. Đặc biệt, với khả năng thực hiện các dự án phức tạp, có độ khó cao, TMA có thể cung cấp giải pháp toàn bộ từ khâu lên ý tưởng thiết kế, thực hiện, kiểm tra, phát triển, bào trì để đem đến sản phẩm hoàn chỉnh.
b) Sự tham gia của TMA Solutions vào chuỗi giá trị toàn cầu
Cũng giống như các công ty công nghệ Việt Nam khác, TMA tham gia vào mắt xích gia công phần mềm trong chuỗi giá trị toàn cầu, nằm trong top 10 công ty gia công phần mềm xuất sắc và giữ mức độ tăng trưởng ổn định trong suốt 19 năm qua. Hợp tác với các công ty đến từ 27 quốc gia, TMA đã đạt doanh thu 27 triệu USD trong đó doanh thu từ Bắc Mĩ chiếm 40%, Châu Âu 15%, Châu Úc 20%, Nhật Bản 15%, các nước khác 5% và doanh thu từ thị trường trong nước là 5%.
Ngoài ra, năm 2010 TMA đã tiến hành là liên kết với đối tác ở Úc để sản xuất sản phẩm theo chiến lược phí TMA chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm và hưởng 30% tổng giá bán sản phẩm. Nếu sản phẩm thành công thì TMA sẽ nhận được doanh
49
thu theo tỷ lệ còn nếu thật bại thì TMA sẽ không phải chịu bất cứ tổn thất nặng nề nào. Việc này nhằm chia sẻ rủi ro tài chính và rủi ro khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường cho TMA.
Nhận biết được tầm quan trọng và cơ hội cho hoạt dộng nghiên cứu và phát triển R& D khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Năm 2010, TMA solution đã xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin tại khu công nghiệp phần mềm Quang Trung. Đây là bước tiến quan trọng cũng như một chiến lược mới của công ty để phát triển công nghiệp phần mềm của doanh nghiệp cũng như của đất nước.
R&D có lẽ là con đường tất yếu khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, TMA là công ty có sự chú trọng và đầu tư phát triển mạnh mẽ cho hoạt động này ở Việt nam. Năm năm qua họ đưa quy mô R&D lên tầm cao hơn khi thiết lập trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ICT (iRDC) phát triển các công nghệ và sản phẩm mới, đầu tư hằng năm khoảng 600.000 đô la Mỹ với nhóm chuyên biệt gần 30 người, chú trọng vào các lĩnh vực y tế, giáo dục và nông nghiệp. Việc đầu tư như vậy giúp họ có khả năng thực hiện những dự án phức tạp, hay mở ra lĩnh vực kinh doanh mới. Họ phát triển đề án phân tích gen người (genome alignment) đang được thử nghiệm tại Mỹ. Đề án này được phát triển trên nền tảng sáng chế về giải thuật phân tích dữ liệu của một đối tác người Úc, cho phép xử lý nhanh chóng một lượng lớn dữ liệu DNA với thời gian tối ưu, theo tính toán, thời gian phân tích gen từ 1 - 2 ngày hiện nay xuống còn 30 phút mà không cần các máy tính cấu hình mạnh.
Hoạt động R&D cũng đã giúp doanh nghiệp nghiên cứu và đưa ra sản phẩm định vị dành cho iphone và các thiết bị Andoid và phần mềm giao thông giúp các tài xế tránh các đoạn đường ùn tắc. Sản phẩm mới chỉ được áp dụng tại Việt Nam và được cấp miễn phí cho người sw dụng. Tuy là sản phẩm chưa có tính thương mại hoá nhưng đây là cũng là bước chuyển tốt cho TMA.
Như vậy có thể thấy được, TMA Solutions đang từ bước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu khi từng bước đầu tư và phát triển cho hoạt động R&D mà không chỉ dừng lại ở gia công phần mềm.
2.3. ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀMVIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU