2.1. THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM
2.1.3. Thị trường ngành công nghiệp phần mềm
Có hai thị trường cơ bản cho công nghiệp phần mềm: thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
2.1.3.1. Thị trường trong nước
Nhiều doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức xã hội mới chỉ có nhu cầu sử dụng một số loại phần mềm phổ biến như kế toán, phân tích tài chính, quản lý, giáo dục.Và ưu tiên đầu tư cho Thị trường phần mềm trong nước còn rất nhỏ bé. Nếu phân đoạn theo đối tượng khách hàng,đối tượng chủ yếu của thị trường trong nước là các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp với các phần mềm được tiêu thụ chủ yếu là các phần mềm chuyên ngành giản đơn. Theo nghiên cứu của Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam vào năm 2008: thị trường phần mềm và dịch vụ trong khu vực ứng dụng cho doanh nghiệp chiếm 30,1%, trong khu vực ứng dụng quản lý cho nhà nước chiếm 21,2%, trong khu vực ứng dụng cho khoa học - giáo dục chiếm 5,4%, trong các khu vực còn lại kể cả gia công xuất khẩu chiếm 42,3%. Như vậy các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước là những đoạn thị trường quan trọng có tiềm năng lớn của thị trường trong nước của công nghiệp phần mềm. Đối với các khách hàng này giá cả là một tiêu chuẩn mua quan trọng. Hiện nay, số lượng khách hàng quan tâm đến giá thấp vẫn đang chiếm số đông trên thị trường. Ngoài ra, các khách hàng quan tâm đến các phần mềm ứng dụng là chủ yếu, các phần mềm hệ thống cơ bản như hệ điều hành thì phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Những khách hàng là các doanh nghiệp lớn như các tổng công ty nhà nước, các liên doanh lớn và các bộ quan trọng của Chính phủ... ví dụ như Tổng công ty hàng không Việt Nam - Việt Nam Airlines, Ngân hàng ngoại thương. có nhu cầu mua sắm các phần mềm hệ thống tích hợp với giá trị lớn được thiết kế cho hệ thống hoạt động tổng thể của họ. Các khách hàng này hiện chủ yếu mua chương trình phần mềm của các hãng nước ngoài. Lý do là những sản phẩm này là các giải pháp tổng thể, có chất
27
lượng cao, dịch vụ khách hàng tốt, đảm bảo an toàn. Giá cả phần mềm không phải là tiêu chuẩn mua quan trọng đối với họ mà họ cần các sản phẩm - giải pháp, phần mềm trọn gói có giá trị cao và với yêu cầu chất lượng hết sức khắt khe.
Mức độ hiểu biết và sử dụng các chương trình phần mềm vào công việc của nhiều khách hàng trong nước vẫn còn nhiều hạn chế, một phần là do trình độ ứng dụng công nghệ nhìn chung là còn thấp. Từ thực tế này, yêu cầu chung của các khách hàng đối với sản phẩm phần mềm là phải dễ sử dụng, đơn giản, thân thiện với người dùng nhưng vẫn đáp ứng giải quyết được yêu cầu công việc với hiệu quả cao. Đây là một thách thức đối với doanh nghiệp phần mềm Việt Nam khi khả năng sản xuất được phần mềm đáp ứng được các yêu cầu trên còn hạn chế.
Mặc dù thị trường trong nước hiện tại rất khiêm tốn nhưng nhu cầu tiềm năng của thị trường Việt Nam tương đối lớn và sẽ tăng trưởng nhanh trong những năm tới. Trong xu hướng mở cửa tự do hóa thương mại, sức ép đối với các doanh nghiệp trong nước sẽ tăng lên, buộc các doanh nghiệp phải đổi mới và nâng cao công nghệ, gia tăng năng suất để tăng tính cạnh tranh. Vai trò của công nghệ thông tin, đặc biệt là ứng dụng các phần mềm để tiến tới giảm sự tham gia của sức lao động con người trong quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng quan trọng, sẽ là một động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường phần mềm trong nước.
2.1.3.2. Thị trường nước ngoài
Việt Nam còn khá trẻ so với các công ty Trung Quốc và Ản Độ nhưng đã nhanh chóng bắt kịp và gia nhập danh sách các nhà xuất khẩu phần mềm hàng đầu. Thị trường gia công phần mềm Việt Nam đã tạo ra một vị trí thích hợp trên bản đồ thế giới. Việt Nam đã tăng năm bậc lên vị trí thứ sáu theo chỉ số vị trí dịch vụ toàn cầu năm 2017 của AT Kearney. Trong năm năm qua, thị trường xuất khẩu phần mềm Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng 30-40%/ năm. Các doanh nghiệp Việt Nam đã nắm bắt được sự dịch chuyển của thị trường gia công phần mềm từ hai quốc gia hàng đầu về gia công là Ản Độ và Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á.
Đối tác của các hợp đồng gia công phần mềm Việt Nam chủ yếu là các quốc gia như Nhật Bản, Mỹ và một số quốc gia trong EU. Công nghiệp phần mềm Việt Nam đang dần mở rộng thị trường, hướng đến những vùng mới và đang dành sự quan tâm cho thị trường Châu Á.
Quốc gia Việt Nam Ản Độ Trung quốc oMexic Philippin e s 28
Với sự phát triển mạnh mẽ của CNPM thế giới, sự thay đổi kỹ thuật công nghệ nhanh chóng và sự thống trị của một số công ty tập đoàn phần mềm lớn và lâu năm, thị trường phần mềm xuất khẩu sẽ là một thị trường tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, công nghệ phần mềm Việt Nam có quy mô nhỏ do vậy gặp khó khăn khi tiếp thị ra thị trường quốc tế. Để phát triển mở rộng thị trường, Nhà nước đã đưa ra nghị quyết số 07/2000/NQ-CP quy định: “Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức xúc tiến thương mại và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm công nghiệp phần mềm trong nước mở chi nhánh và văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu lao động phần mềm”. Công nghiệp phần mềm Việt Nam có nhiều lợi thế, do vậy cần được hỗ trợ và xúc tiến quảng bá hình ảnh công nghiệp phần Việt Nam ra thị trường thế giới nhằm thu hút vốn đầu tư và đối tác nướ ngoài.
Nhân xét:
Đối với thị trường trong nước thì CNPM mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của các khối cơ quan Nhà nước với những phần mềm chuyên ngành đơn giản và chưa thể phát triển ra thị trường quốc tế. Nhu cầu của thị trường trong nước rất lớn nhưng các DNPM trong nước chưa đáp ứng được do vậy phải nhập khẩu phần mềm phức tạp từ nước ngoài. Nhưng đây là thị trường tiềm năng và có cơ hội phát triển lớn cho ngành CNPM.
Về thị trường nước ngoài, CNPM Việt Nam chưa thể xuất khẩu phần mềm trọn gói, chỉ dừng lại ở công đoạn gia công cho các doanh nghiệm phần mềm nước ngoài, nhưng gia công phần mềm Việt Nam đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới. Các đối tác lớn của Việt Nam như Nhật Bản, Mỹ...