2.3.1 .Mục đích khảo sát
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong
môn trong trường THCS Thống Nhất, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
2.6.1. Điểm mạnh
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo trường THCS Thống Nhất phần lớn đều đã được tham gia các lớp về quản lý giáo dục, có kinh nghiệm trong quản lý giáo dục, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, luôn tận tụy và tâm huyết với nghề. Ngoài ra, hầu hết các giáo viên đều sinh sống trên địa bàn quận Ba Đình nên có nhiều thuận lợi trong việc nắm bắt môi trường để tham mưu cho chính quyền địa phương về những vấn đề liên quan đến giáo dục.
Kế hoạch quản lý được xây dựng ngay từ đầu năm học và được thảo luận trước toàn trường. Các cán bộ quản lý chịu trách nhiệm chỉ đạo đối với các tổ chuyên môn, các giáo viên chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể sát với tình hình thực tế, đảm bảo khoa học với những mục tiêu, chỉ tiêu và số liệu rõ ràng cụ thể. Việc tổ chức cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, phương pháp giảng dạy được đổi mới và triển khai các phương pháp quản lý học sinh học tập trên lớp và tự học được đẩy mạnh qua từng năm học.
Đa số các cán bộ quản lý của trường đều chỉ đạo thực hiện tốt các kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và giáo viên cũng đã xây dựng cũng như kiểm tra kế hoạch kiểm tra nội bộ định kỳ được công khai từ đầu năm học nhằm thực hiện tốt những kế hoạch đã đề ra và lưu trữ các hồ sơ kiểm tra, giám sát đánh giá.
2.6.2. Điểm hạn chế
Năng lực quản lí của tổ trưởng chuyên môn còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới.
Kĩ năng lập kế hoạch hoạt động cũng như kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh còn nhiều bất cập
Tổ chuyên môn còn lúng túng trong việc tổ chức sinh hoạt tổ theo hướng nghiên cứu bài học nhằm phát triển năng lực học sinh.
Việc đánh giá tổ chuyên môn, công tác thi đua giũa các tổ còn gặp nhiều lúng túng cần đổi mới.
2.6.3. Nguyên nhân
Kết quả điều tra phỏng vấn cũng như dữ liệu tại trường cho thấy có một số nguyên nhân cơ bản của những hạn chế nêu trên như sau:
Do trường THCS Thống Nhất có diện tích nhỏ, ngõ sâu, cơ sở vật chất và trạng thiết bị dạy học còn thiếu và chất lượng chưa cao.
Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của Hiệu trưởng chưa thường xuyên và toàn diện. Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả giảng dạy với kế hoạch đề ra đầu năm chưa phát huy được nhiều tác dụng trong cán bộ, giáo viên.
Các cán bộ lãnh đạo trong trường ít tham dự họp tổ chuyên môn để có thể kịp thời hỗ trợ và tư vấn cho tổ trưởng tổ chuyên môn, chưa kịp thời giải quyết những kiến nghị và đề xuất của tổ chuyên môn, giáo viên. Năng lực hoạt động thực tiễn của một số tổ trưởng tổ chuyên môn còn yếu.
Nhiều cán bộ quản lý tổ chuyên môn hoặc giáo viên còn hạn chế về trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ dẫn đến việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa tốt vào việc giảng dạy, giáo dục, sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, khai thác thông tin tài nguyên trên mạng internet. Việc áp dụng các hội thi sáng tạo khoa học công nghệ, tham gia sinh hoạt chuyên môn trực tuyến chưa đạt hiệu quả cao. Nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng nghiên cứu khoa học cho đội ngũ GV.
Như vậy, với những hạn chế và nguyên nhân trên cần thiết phải có những biện pháp nhằm cải thiện công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong trường để nâng cao chất lượng dạy học và đáp ứng tốt hơn nữa những yêu cầu cho đổi mới giáo dục hiện nay.
Tiểu kết chương 2
Chất lượng hoạt động của các TCM có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học của từng trường. Hoạt động của các TCM có mạnh, đi vào nề nếp thì từng trường mới nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục theo mục tiêu đề ra. Ngược lại hoạt động của các TCM không có nề nếp, chưa đạt hiệu quả trong hoạt động chuyên môn thì chất lượng giáo dục của từng trường cũng sẽ không đạt được theo mục tiêu.
Nhìn chung, tổ chuyên môn của trường THCS Thống Nhất bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế điển hình như giáo viên chưa nắm bắt được tinh thần đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học nên trong quá vận dụng vào giảng dạy vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Về bồi dưỡng đội ngũ GV thông qua sự chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với các TCM chưa sâu sắc, còn giao khoán cho phó Hiệu trưởng chuyên môn và các TTCM. Hiệu trưởng ít tham dự các buổi họp của các TCM; Nội dung chỉ đạo hoạt động TCM của một số hiệu trưởng còn chung chung; Công tác kiểm tra chưa thường xuyên, chưa làm tròn nhiệm vụ tư vấn, thúc đẩy các hoạt động của TCM.
Trong chương 2, tác giả đã đưa ra những nét cơ bản về thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của trường THCS Thống Nhất thông qua số liệu tại tổng kết tại trường và thông qua khảo sát điều tra phỏng vấn ban lãnh đạo cũng như giáo viên trong trường để tìm ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của việc quản lý tổ chuyên môn trong trường.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỐNG NHẤT,
QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC