9. Cấu trúc luận văn
3.4. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
lẫn nhau, không trùng chéo và mâu thuẫn với nhau, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia. Tuy nhiên mỗi trường có những đặc điểm khác nhau nên khi áp dụng các biện pháp sẽ thực hiện ở mức độ khác nhau. Thực tiễn cho thấy không nên xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa bất kỳ biện pháp nào.
3.4. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp biện pháp
Việc khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất là rất quan trọng. Chính vì vậy, tác giả đã thực hiện việc khảo nghiệm giá trị của tính cấp thiết và các biện pháp thông qua việc trưng cầu ý kiến của cán bộ và giáo viên trong nhà trường. Quy trình được tiến hành thông qua các bước sau:
Lập phiếu điều tra
Mục đích cuối cùng là đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức theo hai tiêu chí: tính cấp thiết và tính khả thi. Tính cấp thiết sẽ được đánh giá theo ba mức độ: rất cấp thiết, cấp thiết và chưa cấp thiết. Tương tự, tính khả thi của các biện pháp cũng sẽ được đánh giá theo mức độ: rất khả thi, khả thi và không khả thi
Khách thể điều tra: là 74 phiếu là hiệu trưởng hiệu phó, các cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường.
Kết quả điều tra: thu phiếu điều tra và định hướng kết quả nghiên cứu Cách tính điểm: mức độ rất khả thi và rất cần thiết tương đương 3 điểm, khả thi và cần thiết tương đương 2 điểm và không khả thi và không cần thiết tương đương 1 điểm.
Kết quả điều tra được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp
STT Các biện pháp R ất c ấn thi ết C ấn thi ết Chưa c ấn thi ết Tổng điểm ∑ Điểm TB X Thứ bậc 1
Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho tổ trưởng tổ chuyên môn trong việc quản lý hoạt động dạy học tại trường
59 15 0 207 2.80 3
2
Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động của tổ chuyên môn
65 9 0 213 2.88 2
3
Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo hướng phát triển năng lực học tập của học sinh
70 4 218 2.95 1
4 Đổi mới cách đánh giá kết quả
hoạt động của tổ chuyên môn 55 18 1 202 2.73 5
5
Đổi mới công tác thi đua khen thưởng giáo viên dựa vào kết quả đánh giá định kỳ
56 18 204 2.76 4
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các cán bộ giáo viên trong trường đều cho rằng việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THCS Thống Nhất là rất cần thiết. Hầu hết các biện pháp đưa ra đều có số điểm trung bình tương đối cao, từ 2,7 điểm trở lên. Trong đó có biện pháp có 100% số người được hỏi đều cho rằng việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp là rất cần thiết.
Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp STT Các biện pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi Tổng điểm ∑ Điểm TB X Thứ bậc 1
Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho tổ trưởng tổ chuyên môn trong việc quản lý hoạt động dạy học tại trường
64 10 0 212 2.86 3
2
Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động của tổ chuyên môn
74 0 0 222 3.00 1
3
Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo hướng phát triển năng lực học tập của học sinh
72 2 0 220 2.97 2
4 Đổi mới cách đánh giá kết
quả hoạt động tổ chuyên môn 57 16 1 204 2.76 5
5
Đổi mới công tác thi đua khen thưởng giáo viên dựa vào kết quả đánh giá định kỳ
60 14 0 208 2.81 4
Kết quả điều tra trên cho thấy hầu hết các biện pháp đều được đánh giá là có tính khả thi. Điểm trung bình của các biện pháp đều dao động trong khoảng từ 2.7 đến 3,00, là những điểm số tương đối cao. Trong số các biện pháp được đưa ra thì biện pháp Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động của tổ chuyên môn được đánh giá là biện pháp có tính khả thi cao nhất và các thành viên đều cho rằng biện pháp Tăng cường kiểm tra, đánh giá giáo viên thông qua hoạt động dự giờ của tổ chuyên môn chưa thực sự khả thi và khó thực hiện nhất.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy những biện pháp mà tác giả đề xuất trong đề tài nghiên cứu là rất cần thiết và mang tính khả thi. Đây chính là cơ sở để góp phần thực hiện tốt hơn việc quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất.
Tiểu kết Chương 3
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành bộ máy của nhà trường, chính vì thế các hoạt động của tổ chuyên môn không thể tách rời các hoạt động chung của nhà trường. Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn đều có ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học của nhà trường.
Dựa trên những cơ sở lý luận về các vấn đề nghiên cứu dựa trên thực trạng của trường THCS Thống Nhất, quận Ba Đình thành phố Hà Nội, tác giả đã đưa ra 5 biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất. Các biện pháp đề xuất đã đảm bảo được các nguyên tắc: tính đồng bộ, tính khoa học, tính kế thừa và phát triển, tính cấp thiết và tính khả thi. Mỗi biện pháp đã xác định được mục tiêu rõ ràng, xác định được nội dung và cách thức thực hiện cũng như chỉ ra các điều kiện thực hiện các biện pháp có hiệu quả. Tác giả cũng đưa ra những khảo nghiệm về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Từ đó chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các biện pháp đề xuất và cho thấy các biện pháp đề xuất đều có thể thực hiện được. Do vậy, trong công tác quản lý hoạt động TCM trường THCS, người quản lý không được coi trọng hay xem nhẹ biện pháp nào mà phải biết kết hợp và triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TCM. Người quản lý phải biết lựa chọn các biện pháp một cách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của trường mình thì mới đem lại hiệu quả cao.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ