2.3.1 .Mục đích khảo sát
3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp
Tính đồng bộ
Các biện pháp quản lý hoạt động của TCM phải đảm bảo thực hiện những tác động đồng bộ đến các yếu tố cấu trúc khác nhau của công tác này. Mỗi biện pháp đưa ra đều có vai trò, vị trí cần thiết riêng trong quá trình quản lý hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn trong nhà trường. Muốn đạt hiệu quả cao nhất trong quản lý hoạt động của TCM thì phải thực hiện các biện pháp đồng bộ, tạo điều kiện để các biện pháp bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý của người Hiệu trưởng, nhằm đạt được mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động của TCM, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Tính đồng bộ còn thể hiện qua vai trò quản lý của nhà quản lý, hiệu trưởng trong công tác quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn. Để hoạt động của tổ chuyên môn có hiệu quả thì hiệu trưởng cần vận dụng đầy đủ những chức năng cơ bản của quản lý.Nguyên tắc đồng bộ chính là sự thống nhất và nhất quán trong quản lý của nhà trường, tạo ra sự đồng thuận của tất các các cấp nhằm hướng tới việc thực hiện mục tiêu chung
Để thực hiện yêu cầu này đòi hỏi các đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn những hoạt động quản lý một cách thuận lợi và phù hợp với tình hình điều kiện cụ thể tại nhà trường cũng như đảm bảo việc đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của hiệu trưởng và các tổ trưởng tổ chuyên môn.
Tính kế thừa
Dựa trên việc đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghề nghiệp giáo viên để đưa ra những biện pháp nhằm giải quyết tốt nội dung quản lý tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chuyên môn cho giáo viên. Điều đó có nghĩa là mọi biện pháp được xây dựng trên cơ sở những tiền đề có sẵn của trường.
Để đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất các biện pháp thì cán bộ quản lý phải đưa ra được những điểm mới, những biện pháp quản lý mới dựa trên nền tảng cơ bản của những biện pháp quản lý đang được tiến hành. Những biện pháp quản lý mới phải phù hợp với thực tiễn của hoạt động quản lý giáo dục. Đảm bảo tính kế thừa sẽ giuớ cho nhà quản lý giáo dục có cái nhìn tổng quan trước những vấn đề quản lý, có thể áp dụng những kinh nghiệm thực tiễn để giải quyết những vấn đề liên quan đến quản lý mà nhà trường đề ra.
Tính khả thi
Những biện pháp đưa ra đều phải mang tính khả thi, nghĩa là những biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên có thể thực hiện được bằng sự cố gắng của tập thể chứ không phải là biện pháp quá khó không thể thực hiện được bằng nhiều cách.
Khi đề xuất những biện pháp quản lý phải đảm bảo những biện pháp đó có tính khoa học trong quá trình quản lý với những bước tiến hành cụ thể và chính xác. Tính khả thi là một trong những điều kiện cần về mặt nguyên tắc để các biện pháp quản lý hoạt động của Tổ chuyên môn tại trường THCS THống Nhất có giá trị và trở thành hiện thực trong công tác quản lý.