Đổi mới công tác thi đua khen thưởng giáo viên dựa vào kết quả đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường trung học cơ sở thống nhất, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 87 - 90)

2.3.1 .Mục đích khảo sát

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS Thống

3.2.5. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng giáo viên dựa vào kết quả đánh giá

quả đánh giá định kỳ đáp ứng chương trình giáo dục mới

Mục đích của biện pháp

Phát huy vai trò động lực của công tác thi đua – khen thưởng trong hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động chuyên môn nói riêng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thi đua, tiêu chuẩn thi đua hàng năm và có biện pháp cụ thể để tổ chức công tác thi đua- khen thưởng, tạo động lực thực hiện sự chuyển biến mạnh mẽ về nề nếp hoạt động cũng như chất lượng các mặt công tác trong trường, trong đó trọng tâm là công tác DH và chất lượng chuyên môn, phát huy tính tích cực, tự giác của tất cả GV, HS trong việc tham gia nâng cao chất lượng dạy học và thực hiện đổi mới giáo dục. Hiệu trưởng quản lý công tác thi đua khen thưởng, đúng quy định của Luật thi đua khen thưởng, của các Thông tư hướng dẫn thực hiện thi đua khen thưởng của Chính phủ; của các quy định về thi đua khen thưởng của Ngành. Hiệu trưởng gắn các tiêu chí yêu cầu về chuyên môn vào tiêu chí thi đua của tiêu chuẩn thi đua của nhà trường, đánh giá GV, đặc biệt ghi nhận việc nỗ lực của cá nhân GV trong việc biên soạn giáo án, tài liệu giảng dạy chuyên đề, bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu đạt kết quả, kết quả thi giáo viên giỏi….

Nội dung kiểm tra định kỳ GV được thực hiện trong các buổi SHCM: Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV, hồ sơ chuyên môn; Tiến độ chương trình, thực hiện kế hoạch dạy học qua Lịch báo giảng, Sổ ghi đầu bài; hoạt động chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp, kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của GV; Kiểm tra hoạt động kiểm tra, đánh giá của GV đối với HS ….

Sau khi kiểm tra, TTCM tổ chức sinh hoạt TCM để thông báo cho GV kết quả kiểm tra; TTCM tổng hợp các biên bản kiểm tra và gửi về BGH để đánh giá, xếp loại GV thông qua họp Hội đồng trường.

Cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng tiêu chuẩn thi đua năm học của nhà trường: Hiệu trưởng cùng Công đoàn Cơ sở phối hợp xây dựng dự thảo tiêu chuẩn thi đua bao gồm các tiêu chí cơ bản của việc đánh giá GV trong thời gian một năm học. Trên cơ sở các tổ chuyên môn tham gia đóng góp ý kiến bàn bạc, góp ý và được thông qua trong Hội nghị cán bộ – viên chức đầu năm. Chủ tịch công đoàn phát động thi đua trong hội đồng nhà trường trước mỗi đợt thi đua.

Xây dựng xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra toàn diện, chuyên đề định kỳ đối với cán bộ GV và TCM ngay từ đầu năm học, thống nhất trong hội nghị liên tịch, thông qua hội đồng nhà trường và chính thức đưa vào nghị quyết hội đồng nhà trường để thực hiện.

Trong công tác KTĐG định kỳ GV, Hiệu trưởng uỷ quyền cho phó Hiệu trưởng, cho các TTCM. Khi thực hiện kiểm tra phải dựa vào quy chế kế hoạch đã xây dựng từ trước. Công việc kiểm tra: về thực hiện ngày công, hồ sơ giáo án, tiến độ thực hiện chương trình, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, dự giờ thăm lớp, quy chế cho điểm, thực hiện quy chế chuyên môn v.v…

Phân công nhiệm vụ cho các bộ phận tiến hành kiểm tra trong Hội nghị liên tịch mở rộng đầu năm học:

+ TTCM kiểm tra: dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn, tiến độ chương trình... của giáo viên thông qua Lịch báo giảng và Sổ ghi đầu bài; thực hiện quy định ra đề, bồi dưỡng HS giỏi và HS yếu kém; Thực hiện các chuyên đề, viết SKKN, tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng; sử dụng hiệu quả trang thiết bị, ĐDDH.

+ BGH và Công đoàn kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, thời khoá biểu, chấm ngày công, giờ công.

+ Các bộ phận kiểm tra gửi kết quả kiểm tra của bộ phận mình về BGH vào cuối học kỳ, cuối năm để tổng hợp kết quả lần một vào sơ kết học kỳ I, lần II vào dịp tổng kết năm học. Ban thi đua nhà trường công bố cụ thể các

mức khen thưởng, mức phê bình, các mức khen thưởng này giao cho ban thi đua khen thưởng xây dựng mà đứng đầu là đồng chí Hiệu trưởng.

Hội đồng thi đua - khen thưởng nhà trường tổ chức thực hiện theo đúng luật (thành phần gồm có BGH, chủ tịch công đoàn, TTCM, bí thư chi đoàn và tổng phụ trách). Hội đồng thi đua khen thưởng tiến hành đánh giá thi đua; đề nghị các danh hiệu thi đua cuối năm học. Việc tuyên dương khen thưởng các danh hiệu thi đua khen thưởng chính xác góp phần tích cực tạo động lực để đội ngũ thực hiện nhiệm vụ, học tập và rèn luyện nâng cao trình độ năng lực của từng cá nhân trong nhà trường. GV đạt danh hiệu thi đua cao sẽ được nhà trường ưu tiên trong việc bố trí nâng cao trình độ và được nâng lương trước hạn theo qui định và được hưởng các quyền lợi ưu tiên khác… Bên cạnh đó, Hiệu trưởng phải thực hiện tốt các đợt thi đua chủ điểm, đề nghị hội đồng thi đua – khen thưởng tuyên dương, khen thưởng đột xuất cho những trường hợp có thành tích đặc biệt. Phòng Giáo dục tổ chức hội thi GV giỏi, TTCM giỏi hàng năm để chọn lựa tuyên dương những cá nhân GV điển hình xuất sắc.

Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban kiểm tra thi đua phải có kĩ năng xây dựng các tiêu chí đánh giá GV. Các tiêu chí trong tiêu chuẩn thi đua cần được bàn bạc, thống nhất cao trong toàn hội đồng thể hiện tính dân chủ, công bằng, khách quan. TTCM cần lập kế hoạch đánh giá cụ thể theo từng tiêu chí. TTCM nắm vững các văn bản hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng và căn cứ theo nghị quyết của nhà trường đề ra đầu năm học. Các thành viên trong tổ tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt TCM. Tổ chức bình xét thi đua, khen thưởng phải thể hiện sự chính xác, công bằng, tránh cả nể, cảm tính và công khai minh bạch và kịp thời tạo động lực cho đội ngũ GV.

CBQL cần có chiến lược thu hút rộng rãi mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường hưởng ứng tích cực phong trào thi đua.

Hiệu trưởng cần trang bị cho mình các kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng thuyết phục, giao tiếp, hợp tác và chia sẻ, kỹ năng tạo động lực làm việc cho GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường trung học cơ sở thống nhất, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)