Các yếu tố tác động tới quản lí hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường trung học cơ sở thống nhất, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 41 - 46)

9. Cấu trúc luận văn

1.6. Các yếu tố tác động tới quản lí hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh

bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

1.6.1. Nhân tố khách quan

Chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước và Ngành giáo dục là cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý mọi hoạt động của nhà trường, trong đó có quản lý hoạt động của tổ chuyên môn. Điều đó được thực hiện rất rõ trong các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục: Luật giáo dục, Nghị

quyết Hội nghị lần thứ 2 khóa VIII của Ban chấp hành Trung Ương Đảng, Quyết định số 1955/QĐ-BGDĐT ngày 30/5/2014; Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011.

Sự quản lý của cấp trên, các quy định của ngành

Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn của các nhà trường thông qua Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và đánh giá chất lượng hoạt động tổ chuyên môn các nhà trường thông qua việc kiểm tra trực tiếp một số hoạt động tổ chuyên môn, thông qua báo cáo của Hiệu trưởng. Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ văn bản quy định của cấp trên, căn cứ điều kiện thực tế đề ra các văn bản chị đạo chung cho các nhà trường. Trên cơ sở đó các nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động chuyên môn trong năm học, chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cho tổ.

1.6.2. Nhân tố chủ quan

1.6.2.1. Năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo trong trường Hiệu trưởng

Yêu cầu về trình độ học vấn và năng lực quản lý là những cầu cơ bản đối với chức danh hiệu trưởng trong việc quản lý nhà trường. Hiệu trưởng ít nhất phải có năng lực chuyên môn giỏi một môn nào đó; được đào tạo quản lý và có nghiệp vụ quản lý nhà trường. Năng lực quản lý của Hiệu trưởng còn được thể hiện ở khả năng tư duy khoa học; óc quan sát, đánh giá thực tế để kết hợp kinh nghiệm, đưa ra những kế sách mang tính chiến lược.

Ngoài việc cần có trình độ chuyên môn, Hiệu trưởng cũng cần có trình độ quản lý nhất định. Ít nhất Hiệu trưởng phải được đào tạo về công tác quản lý chương trình ba tháng. Có trình độ quản lý, Hiệu trưởng nắm được quy trình, nội dung quản lý, từ đó cụ thể hóa được các công việc cần làm trong quá trình quản lý. Có trình độ quản lý thì mới thực hiện được những việc đã làm thông qua hồ sơ, sổ sách và kế hoạch quản lý.

Hiệu trưởng cũng cần có trình độ chính trị. Hiểu và thông suốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là yêu cầu đầu tiên của một cán bộ làm công tác quản lý. Khi Hiệu trưởng có trình độ chính trị, sẽ quản lý và chỉ đạo nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục theo định hướng của Đảng và nhà nước.

Tổ trưởng tổ chuyên môn

Tổ trưởng TCM giữ vai trò trung gian trong việc thực hiện những nội dung yêu cầu trong công việc giữa hiệu trưởng và các giáo viên trong tổ. Tổ trưởng tổ chuyên môn phải là người có chuyên môn vững chắc và có uy tín cao trong trường. Nếu năng lực của tổ trưởng tổ chuyên môn không vững sẽ làm các thành viên trong tổ không nể phục và sẽ gặp khó khăn khi điều hành tổ. Những hoạt động chuyên môn đòi hỏi tính tập thể cao như: xây dựng kế hoạch, tham luận liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn trong các hội nghị chuyên đề... Tổ trưởng tổ chuyên môn phải thực hiện việc tham mưu cho hiệu trưởng trong việc xây dựng các kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện.

Năng lực của giáo viên

Các giáo viên trong tổ chuyên môn là những người có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của tổ chuyên môn, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của tổ chuyên môn. Đội ngũ giáo viên trong tổ vững vàng về chuyên môn sẽ tạo ra những yếu tố thuận lợi nhằm triển khai có hiệu quả các hoạt động chuyên môn. Tinh thần trách nhiệm và sự đoàn kết của mỗi cá nhân trong tổ là nhân tố tích cực giúp hoạt động của tổ có hiệu quả hơn.

Cơ sở vật chất và các thiết bị cơ bản cho hoạt động tổ chuyên môn

Cơ sở vật chất của nhà trường cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn. Giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cần có trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Khi tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo cần có thiết bị để khi thác thông tin đa phương tiện.

Để đảm bảo cho tổ chuyên môn hoạt động có chất lượng, nhà trường phải đảm bảo các cơ sở vật chất thiết yếu bao gồm: phòng họp để sinh hoạt chuyên môn định kỳ; các thiết bị khai thác thông tin, tìm kiếm các ứng dụng của công nghệ thông tin trong giảng dạy; có thiết bị hiện đại để giáo viên tham gia học tập nâng cao năng lực chuyên môn; có đủ thiết bị đồ dùng cho giảng dạy, khai thác các phương tiện hiện đại vào giảng dạy.

Cơ sở vật chất cơ bản có thể đảm bảo đáp ứng nhu cầu hoạt động của tổ chuyên môn bao gồm những thiết bị cơ bản phục vụ cho hoạt động giảng dạy và những hoạt động phục vụ hoạt động giảng dạy khác. Ngoài ra, một số hoạt động như ngoại khóa cũng cần phải được đánh giá và kiểm tra. Kế hoạch bổ sung các trang thiết bị để chuẩn bị cho đầu năm học mới phải đảm bảo tạo điều kiện tối đa cho các hoạt động của tổ chuyên môn, các hoạt động nghiê nghiên cứu của tổ CM.

Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến những lý thuyết cơ bản để có thể áp dụng cho những nghiên cứu của luận văn. Khung lý thuyết cơ bản mà luận văn sử dụng bao gồm những lý thuyết về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, tổ chuyên, quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và những khái niệm liên quan.

Để làm rõ những vấn đề quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THCS thì chủ thể của tổ chuyên môn là tổ trưởng tổ chuyên môn. Những hoạt động cơ bản trong việc quản lý tổ chuyên môn bao gồm: lập kế hoạch hoạt động cho tổ chuyên môn, quản lý việc thực hiện hoạt động của tổ chuyên môn, đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, theo dõi thi đua, đề xuất khen thưởng kỷ luật đối với các giáo viên trong tổ.

Trên cơ sở phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THCS và nhu cầu cần thiết phải đổi mới hoạt động tổ chuyên môn trong giai đoạn hiện nay thì luận văn cũng phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chuyên môn bao gồm những yếu tố khách quan, những yếu tố chủ quan.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TẠI TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT,

QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường trung học cơ sở thống nhất, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)