9. Cấu trúc luận văn
1.2. Các khái niệm
1.2.2. Tổ chuyên môn
1.2.2.1. Khái niệm và vai trò của tổ chuyên môn trong hệ thống trường trung học cơ sở
Khái niệm về tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là tổ chức nhỏ nhất trong bộ máy hoạt động của mỗi trường học. Tổ chuyên môn là nơi xây dựng kế hoạch giảng dạy chung của cả tổ và từng thành viên trong tổ. Tổ chuyên môn cũng thực hiện việc đánh giá kết quả thực hiện giảng dạy và giáo dục của mọi thành viên trong tổ. Tổ trưởng tổ chuyên môn chịu trách nhiệm về hiệu quả giảng dạy của giáo viên học sinh.
Vai trò của tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức của nhà trường. Tổ chuyên môn cũng có vai trò giúp hiệu trưởng trong việc điều hành các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ sư phạm.
Tổ chuyên môn có nhiều điểm giống với công tác “đội ”trong các tổ chức khác và là cơ sở để xây dựng tổ chuyên môn theo hướng đội công tác. Việc hình thành những đội công tác và phong cách làm việc của đội đóng vai trò quyết định đến sự thành công của tổ chức. Để tổ chức có thể hoạt động hiệu quả phương thức quản lý của các nhà quản lý phải phù hợp với mô hình đội công tác, tổ trưởng sẽ là người giúp việc cho hiệu trưởng và quản lý trực tiếp cho các tổ chuyên môn. Hiệu trưởng cũng phải xây dựng các tổ chuyên môn phù hợp qua chiến lược phát triển của trường, xây dựng môi trường văn hóa và chế độ khen thưởng cho hoạt động của các tổ chuyên môn.
1.2.2.2. Chức năng của TCM
Theo Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục
có quy định về chức năng của tổ chuyên môn là “Giúp hiệu trưởng điều hành và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sư phạm. Quản lý giờ giảng dạy của GV trong tổ”.
Tổ chuyên môn cũng là nơi tập hợp giáo viên nhằm trau dồi nghề nghiệp, phát huy sáng kiến, phát hiện những lệch lạc và áp dụng kinh nghiệm sư phạm trong tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn phải thực hiện đồng thời cả việc dạy học của giáo viên cũng như việc tiếp thu bài giảng của học sinh mới có thể đưa chất lượng giáo dục đi lên.
1.2.2.3. Hoạt động của tổ chuyên môn
Cũng trong Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT, tại khoản 1 điều 14 chương II có quy định tổ chuyên môn có những nhiệm vụ như: xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động chung của cả tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch các nhân viên của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định của Bộ GD-ĐT.
Tổ chuyên môn cũng có nhiệm vụ thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học các môn do tổ phụ trách. Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ dạy học của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường phù hợp với yêu cầu chuẩn nghề nghiệp. Việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn là rất cần thiết trong mỗi trường. Tổ chuyên môn phải đảm nhận cả việc đưa ra khen thưởng và kỷ luật đối với GV.
Như vậy có thể hiểu hoạt động chủ yếu của tổ chuyên môn là chuyên sâu về nghề nghiệp sư phạm, thể hiện một sự kết hợp cao trong chuyên môn của các giáo viên trong tổ chức nghề nghiệp của giáo viên trong trường học. Tổ chuyên môn cũng phải thực hiện việc quản lý một cách trực tiếp các giờ lao động của cán bộ và giáo viên nên nội dung hoạt động của tổ chuyên môn rất đa dạng phong phú.
1.2.2.4.Quản lý hoạt động tổ chuyên môn
Theo Luật giáo dục năm 2009 thì nhà trường là tổ chức có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy và học tập, thực hiện các hoạt động giáo dục khác nhằm đảm bảo đúng các chương trình giáo dục đã đề ra. Như vậy, quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy học và các hoạt động liên quan đến giáo dục khác. Hiệu trưởng là người thực hiện vai trò quản lý hoạt động dạy học thông qua các tổ chuyên môn. Chính vì thế tổ chuyên môn là những hoạt động cơ bản có liên quan đến nhiệm vụ nâng cao hiệu quả công tác dạy học của mỗi trường học. Để hoạt động tổ chuyên môn có hiệu quả thì hiệu trưởng cần thực hiện việc quản lý tổ chuyên môn hiệu quả bằng các hoạt động như quy hoạch tổ chuyên môn, quản lý hoạt động của tổ chuyên môn, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ tổ chuyên môn, kiểm tra đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn.
Để thực hiện việc đổi mới giáo dục thì tổ chuyên môn là nhân tố quan trọng nhất. Tổ chuyên môn cũng là đầu mối để thực hiện những quyết định và chủ trương của hiệu trưởng. Tổ chuyên môn cũng là nơi tổ chức học tập và ứng dụng những lý luận mới nhất của giáo dục thông qua việc học tập chuyên đề, tổng kết các kinh nghiệm dạy học và tổ chức trao đổi kinh nghiệm. Để quản lý được tổ chuyên môn một cách có hiệu quả thì hiệu trưởng phải đảm bảo nắm vững các chức năng, nhiệm vụ quản lý và áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp với những đặc điểm cơ bản nhất của tổ chuyên môn 5.
Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong mỗi trường học là quá trình bao gồm nhiều nội dung như: quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch TCM, quản lý việc chuẩn bị giáo án lên lớp của GV, quản lý giờ lên lớp của GV, quản lý hồ sơ TCM và hồ sơ CM của GV. Ngoài ra hiệu trưởng còn có quyền lựa chọn những tổ trưởng tổ chuyên môn giỏi về chuyên môn. Đội ngũ tổ trưởng tổ chuyên môn chính là những lực lượng tham mưu giỏi, giúp các hiệu trưởng trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn.
Sơ đồ trên cho thấy mối liên hệ giữa tổ trưởng tổ chuyên môn, hiệu trưởng và các giáo viên trong trường có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau.
Tóm lại có thể thấy quản lý hoạt động tổ chuyên môn là một quá trình tác động một cách có chủ đích có kế hoạch và ảnh hưởng tích cực đến vai trò quản lý của tổ trưởng tổ chuyên môn để đạt được kết quả tốt nhất. Hai quá trình này có mối quan hệ tương đối mật thiết.
1.2.2.5. Khái niệm hoạt động tổ chuyên môn
Với vai trò và chức năng của tổ chuyên môn thì có thể thấy tổ chuyên môn được hoạt động có mục đích, có kế hoạch, và được điều hành bởi tổ trưởng tổ chuyên môn. Mục tiêu của hoạt động của tổ chuyên chính là yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục của mỗi trường. Nếu hoạt động của tổ chuyên môn có hiệu quả đồng nghĩa với việc chất lượng dạy và học của tổ chuyên môn cũng được nâng cao.
Nội dung hoạt động cơ bản của tổ chuyên môn bao gồm những hoạt động chuyên môn, hoạt động hành chính và hoạt động phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Trong những hoạt động đó thì hoạt động tổ chuyên môn là hoạt động mang tính trọng yếu và quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường.
Những hoạt động của TCM bao gồm: Hiệu trưởng
Nhiệm vụ CM Giáo viên
Tổ trưởng CM Tổ trưởng CM
+) Những hoạt động dạy và học theo chương trình do Bộ giáo dục ban hành
+) Xây dựng và triển khai: Đây là hoạt động đưa ra các kế hoạch, các mục tiêu và chương trình hành động nhằm khắc phục những hạn chế và trở ngại trong việc dạy học. Tổ chuyên môn là nơi diễn ra những hoạt động học tập, ứng dụng và thể hiện những lí luận về phương pháp dạy học mới. Ngoài ra tổ chuyên môn còn là nơi các giáo viên thực hiện các hoạt động tự bồi dưỡng, hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hiện các sáng kiến kinh nghiệm nhằm cải thiện chất lượng dạy và học của nhà trường
+) Hoạt động trao đổi kinh nghiệm dạy học nhằm nâng cao năng lực giảng dạy, cải thiện tình hình học tập của học sinh. Tổ chuyên môn cũng là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới trong giáo dục. Tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới giáo dục còn là nơi thực thi những đổi mới như dạy học tích cực liên môn, dạy học dự án, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
+) Hoạt động xây dựng các nhóm nhằm phát triển hoạt động của tổ chuyên môn bao gồm những nhóm người cùng làm việc để thực hiện công việc một cách hoàn chỉnh. Mỗi thành viên của tổ chuyên môn đều có những hiểu biết cơ bản về toàn bộ quá trình hoặc có thể thực hiện một cách thành tạo một hoặc nhiều việc nhằm hướng đến mục tiêu chung.
+) Tổ chuyên môn cũng là nơi có những hoạt động hỗ trợ các giáo viên trong cuộc sống, tạo ra môi trường làm việc thân thiện và qua đó giúp giáo viên có thể yên tâm công tác. Nếu tổ chuyên môn có thể xây dnjwg được một môi trường sinh hoạt tập thể và sinh hoạt chuyên môn mang tính lành mạnh thì chắc chắn các hoạt động của tổ chuyên môn sẽ diễn ra thuận lợi, có sự chia sẻ hỗ trợ giữa các thành viên.
+) Tổ viên các tổ chuyên môn có thể tham gia các công tác đoàn thể, tổ chức các hoạt động ngoại khóa và những nhiệm vụ khác do nhà trường phân công.