Quản lý công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường trung học cơ sở thống nhất, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 33 - 35)

9. Cấu trúc luận văn

1.5. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THCS trong bối cảnh đổ

1.5.1. Quản lý công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM

Quá trình đề ra mục tiêu hoạt động của TCM và quy định những biện pháp tốt nhất để thực hiện chính là việc xây dựng kế hoạch. Xây dựng kế hoạch thực hiện vai trò định hướng cho toàn bộ các hoạt động của trường.

Những kế hoạch cơ bản của tổ chuyên môn bao gồm:

+) Kế hoạch theo năm: Kế hoạch dạy học; kế hoạch chủ nhiệm; kế hoạch công tác

+) Kế hoạch theo học kỳ: Kế hoạch dạy học; kế hoạch chủ nhiệm; kế hoạch công tác

+) Kế hoạch theo tháng: Chương trình công tác hàng tháng

+) Kế hoạch theo tuần tuần: lịch sinh hoạt tổ, lịch sinh hoạt các nhóm chuyên môn

Để tổ chuyên môn có thể thực hiên tốt việc lập kế hoạch theo đúng mục tiêu và tình hình thực tế thì hiệu trưởng cần :

- Nâng cao nhận thức về việc lập kế hoạch cho đội ngũ tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên trong tổ.

- Đề xuất ra tổ, nhóm có thể lập kế hoạch.

- Thu thập các thông tin, tổ chức đánh giá, dự báo sự phát triển từ đó xác định các mục tiêu.

- Lập kế hoạch phác thảo.

Tổ trưởng chuyên môn là người có trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch chung về hoạt động chuyên môn trong năm học. Nội dung hoạt động chung của TCM chính là kế hoạch được đặt ra cbo các hoạt động chuyên môn của tổ.

- Trong một năm học có bao nhiêu buổi sinh hoạt và mỗi buổi sinh hoạt giải quyết một chuyên đề về chuyên môn nghiệp vụ gì.

- Mỗi chuyên đề cần tổ chức mấy tiết thực tập thể nghiệm và vào thời gian nào.

- Lịch tiến hành thực tập quay vòng để kiểm tra, phân loại giáo viên. - Lịch thi khảo sát chất lượng học tập của HS, kiểm tra các giai đoạn học kỳ.

- Lịch soạn bài và làm đồ dùng dạy học...

Kế hoạch của tổ phải thật cụ thể, nêu rõ nội dung công việc, yêu cầu, thời gian, phân công công việc, lề lối làm việc. Sau đó gửi bản dự thảo cho các thành viên trong tổ để họ nghiên cứu, phát hiện ra những vấn đề cần bổ khuyết, điều chỉnh cho bản dự thảo kế hoạch. Tổ trưởng chuyên môn lĩnh hội, phân tích và điều chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảo kế hoạch, trình Hiệu trưởng duyệt.

Kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn chỉ được chính thức đưa vào thực hiện sau khi có sự phê duyệt của hiệu trưởng. Trong quá trình thực hiện kế hoạch thì các tổ chuyên môn phải thường xuyên nhìn nhận và nắm bắt kịp thời những vấn đề chưa phù hợp để từ đó có những điều chỉnh kịp thời.

Tổ trưởng tổ chuyên môn phải có trách nhiệm hướng dẫn giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch cá nhân trong tổ

+ Tổ trưởng là người chịu trách nhiệm trong việc phổ biến những kế hoạch chung của cả tổ để từ đó hướng dẫn cho các thành viên trong tổ xây dựng kế hoạch cá nhân trong năm, tháng và tuần.

+ Xác định các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và các hoạt động chính của cá nhân (căn cứ vào kế hoạch của trường, tổ và căn cứ theo các nhiệm vụ được giao)

+ Xác định mức độ của yêu cầu + Đề ra các biện pháp và nguồn lực

+ Đưa ra kế hoạch và lịch trình thực hiện các nhiệm vụ + Góp ý và phê duyệt

+ Lấy ý kiến tập thể

+ Cán bộ giáo viên bổ sung và hoàn thiện kế hoạch + Tổ trưởng duyệt và báo cáo với BGH

+ Hướng dẫn các nhóm chuyên môn thống nhất nội dung, chương trình, kế hoạch BDHSG, phụ đạo HS yếu kém, ôn thi vào lớp 10 THPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường trung học cơ sở thống nhất, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)