2.3.1 .Mục đích khảo sát
2.5. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bố
2.5.2. Khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên
Biểu đồ trên cho thấy tiêu chí KH5 là tiêu chí đánh giá về việc nhà trường có đưa ra kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học. Điều này đồng nghĩa với việc nhà trường thực hiện chưa tốt việc đưa ra kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học. Tiêu chí được đánh giá tốt nhất là tiêu chí KH2 – tiêu chí đánh giá về việc đưa ra những dự kiến về chuyên đề, chủ đề dạy học tích hợp.
2.5.2. Khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới giáo dục tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Để có thể đưa ra những đánh giá khách quan về tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn để từ đó đưa ra những biện pháp đề xuất phù hợp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn của các cán bộ quản lý trường THCS Thống Nhất, theo kết quả khảo sát ta thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn
STT Các tiêu chí Rất đồng ý Đồng ý Bình thườ ng Không đ ồng ý Rất khô ng đồn g ý Tổng điểm ∑ Điểm TB X Thứ bậc XD1 Nhà trường có xây dựng các chương trình bồi dưỡng giáo viên của tổ chuyên môn nắm vững mục tiêu, chương trình dạy học và quy chế chuyên môn 40 15 15 4 0 313 4.23 4 XD2 Nhà trường có xây dựng chương trình bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên trong trường
30 15 15 8 6 277 3.74 9
XD3
Nhà trường xây dựng chương trình cho giáo viên tổ chuyên môn đăng ký thi đua trong năm học
25 15 10 15 10 255 3.45 10
XD4
Nhà trường xây dựng chương trình cho giáo viên tổ chuyên môn sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo quy định
XD5
Xây dựng chương trình cho giáo viên tổ chuyên môn áp dụng phương pháp dạy học tích cực
40 20 5 5 4 309 4.18 7
XD6
Xây dựng chương trình bồi dưỡng cho giáo viên của tổ chuyên môn về chuyên môn và nghiệp vụ
42 18 7 5 2 315 4.26 3
XD7
Xây dựng chương trình cho giáo viên của tổ chuyên môn viết các sáng kiến, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học
41 16 8 8 1 310 4.19 6
XD8
Xây dựng chương trình cho giáo viên tổ chuyên môn tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém các bộ môn trong phạm vi tổ quản lý 38 19 9 7 1 308 4.16 8 XD9 Xây dựng chương trình cho giáo viên tổ chuyên môn các hoạt động thao giảng, chuyên đề và các phong trào thi đua
39 20 8 6 1 312 4.22 5
XD10
Xây dựng chương trình cho giáo viên của tổ chuyên môn nghiên cứu các tài liệu về đánh giá, xếp loại giáo viên
Kết quả khảo sát cho thấy trong số 10 tiêu chí đánh giá khảo sát về xây dựng hoạt động tổ chuyên môn thì các nội dung như xây dựng chương trình cho giáo viên nắm vững mục tiêu, chương trình và kế hoạch, phân công giảng dạy, đăng kí thi đua cá nhân và bồi dưỡng nghiệp vụ được tổ chức thực hiện tương đối tốt.
Việc tổ chức thực hiện các nội dung đổi mới về giáo dục như áp dụng các phương pháp dạy học và KTDH tích cực vào giảng dạy, tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng dạy học hoặc tham gia nghiên cứu khoa học tại các trường có mức điểm được đánh giá ở mức trung bình; nội dung bồi dưỡng giáo viên về phương pháp giảng dạy và kỹ thuật giảng dạy tích cực được đánh giá ở mức tương đối cao. Mức đánh giá giữa công tác tổ chức bồi dưỡng giáo viên và phương pháp dạy học có kết quả tốt. Những kết quả của những tiêu chí chưa thực sự tốt có nguyên nhân chính là do sự thiếu thốn về các điều kiện cơ sở vật chất để có thể áp dụng các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực.
Công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém chưa được đánh giá ở mức tốt nhất với số điểm trung bình là 4,19 điểm, vẫn có đến 8 ý kiến không đồng ý với tiêu chí này và có 1 ý kiến rất không đồng ý với ý kiến này. Tuy nhà trường cũng đưa ra những kế hoạch trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém nhưng những kế hoạch đó chỉ mang tính thời vụ, nghĩa là chỉ tổ chức cho học sinh ôn thi từ 2 – 3 tháng trước khi thi do nguồn kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên còn hạn chế, chỉ đạo thống nhất chương trình giảng dạy chưa sâu sát, việc phân công cho giáo viên còn nhiều hạn chế.
Việc xây dựng các chương trình thao giảng, các chuyên đề được triển khai cụ thể theo kế hoạch hàng tháng của tổ, nhóm chuyên môn. Những tiêu chí đánh giá cho các giờ thao giảng, hội giảng cũng như dự giờ đồng nghiệp
theo hướng đổi mới và được đánh giá ở mức tương đối tốt là 4,22 điểm trung bình. Trong số 74 ý kiến được hỏi thì có đến 39 ý kiến hoàn toàn đồng ý với việc xây dựng chương trình của nhà trường, 20 ý kiến đồng ý và 8 phiếu không có ý kiến.
Theo kết quả khảo sát thì việc xây dựng các chương trình hoạt động tổ chuyên môn chủ yếu được đánh giá ở mức tốt. Tổ, nhóm chuyên môn có đăng ký lịch sinh hoạt theo từng tháng, từng kỳ và theo năm học. Hiệu trưởng và hiệu phó cũng ít tham gia vào các buổi sinh hoạt chuyên môn mà chủ yếu giao nhiệm vụ cho tổ trưởng tổ chuyên môn và các nhóm trưởng điều hành. Chính vì thế việc sinh hoạt chuyên môn còn mang tính hình thức, chưa bám sát yêu cầu đổi mới. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ quản lý tổ chuyên môn phải tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo định hướng đổi mới cả về nội dung và hình thức. Nhà trường cần tổ chức cho giáo viên của tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học và khai thác có hiệu quả “trường học kết nối” trong việc dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh.
Trong nội dung xây dựng hoạt động nghiên cứu tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh và đánh giá xếp loại giáo viên được đánh giá ở mức tốt là 4,32 điểm. Đây là mức đánh giá tương đối tốt. Việc phối hợp với công đoàn cơ sở để xây dựng những tiêu chuẩn thi đua cho giáo viên được thực hiện trong buổi đại hội công nhân viên chức đầu năm đã tạo điều kiện thúc đẩy và khuyến khích giáo viên tham gia vào các phong trào thi đua và đảm bảo thực hiện nhiệm vụ dạy học một cách có hiệu quả.
Biểu đồ sau cho thấy rõ hơn về mức độ thứ tự ưu tiên trong việc cho điểm của các tiêu chí
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 XD1 XD2 XD3 XD4 XD5 XD6 XD7 XD8 XD9 XD10
Biểu đồ 2.2: Tổ chức xây dựng chương trình bồi dưỡng tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất