Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường trung học cơ sở thống nhất, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 39 - 41)

9. Cấu trúc luận văn

1.5. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THCS trong bối cảnh đổ

1.5.4. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn

Kiểm tra đánh giá luôn đóng vai trò là chức năng cơ bản trong quản lý ở mọi đơn vị hay tổ chức nào, kể cả trong trường học. Nếu không có hoạt động kiểm tra thì hoạt động quản lý rất khó thực hiện. Có thể nói việc kiểm tra đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn trong trường học là khâu quan trọng trong quá trình quản lý của nhà trường. Mục đích của cơ bản cua các hoạt động kiểm tra của tổ chuyên môn nhằm:

- Kiểm tra hoạt động TCM nhằm đánh giá tinh thần thực hiện các quy chế của tổ chuyên môn, kịp thời uốn nắm và giáo dục những giáo viên chưa nắm bắt đúng tư tưởng hoạt đọng của tổ.

- Để nâng cao kỉ cương chất lượng dạy và học và đưa các hoạt động tổ chyên môn thành nề nếp thì cần đánh giá kiểm tra các hoạt động của tổ chuyên môn.

- Việc kiểm tra đánh giá giúp nhà trường kịp thời điều chỉnh các hoạt động chuyên môn để đảm bảo thực hiện đúng các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm học.

Lãnh đạo nhà trường phải coi trọng việc kiểm tra đánh giá và thực hiện việc kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên và đều đặn. Việc kiểm tra có thể được thực hiện theo mức độ thường xuyên hoặc đột xuất hoặc thông qua hình thức nắm bắt thông tin của học sinh và giáo viên.

- Việc kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn cần được thực hiện nay từ đầu năm học và căn cứ vào các kế hoạch hoạt động chuyên môn

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động CM là hoạt động khó khăn và tương đối phức tạp. Hoạt động này đòi hỏi ban lãnh đạo nhà trường phải sử dụng các kênh thông tin khác nhau. Đánh giá phải chính xác và mang tính sư phạm để phát huy được sức mạnh nhà trường. Hoạt động đánh giá phải được ban lãnh đạo kết hợp nhuần nhuyễn giữa các khoa học khác nhau như khoa học sư phạm, khoa học quản lý thì mới có thể đánh giá được hoạt động CM của tổ chuyên môn.

- Kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn phải tiến hành thường xuyên mỗi ngày học, tuần học, tháng học và liên tục thông báo, rút kinh nghiệm có thể là riêng đối với cá nhân GV hoặc có thể trước tập thể sư phạm nếu thấy cần thiết.

Kiểm tra thường xuyên để thu thập những thông tin hữu ích liên quan đến quản lý nhằm giúp lãnh đạo nhà trường đưa ra những quyết định điều chỉnh với những nội dung đã định. Lãnh đạo nhà trường cần thực hiện tốt nwhngx nội dung cơ bản như sau:

- Để phù hợp với hoạt động của tổ chuyên môn thì ban lãnh đạo nhà trường và tổ trưởng tổ chuyên môn cần xây dựng một kế hoạch kiểm tra đánh giá một cách phù hợp.

- Nguồn nhân lực cụ thể có thể tham gia vào việc đánh giá kiểm tra bao gồm ban lãnh đạo nhà trường như hiệu trưởng hiệu phó, các tổ trưởng tổ

chuyên môn, ban thanh tra của trường chịu trách nhiệm kiểm tra đột xuất và định kỳ.

Nội dung kiểm tra đánh giá gồm:

+) Thực hiện kế hoạch cá nhân của giáo viên

+) Thực hiện chương trình và thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên +) Kiểm tra hoạt động dạy học thông qua dự giờ của giáo viên

+) Kiểm tra việc đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn, chú trọng sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động của học sinh. +) Kiểm tra việc thực hiện chuyên đề dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp liên môn, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các tổ chuyên môn để rút kinh nghiệm giảng dạy và cải tiến phương pháp giảng dạy.

+) Kiểm tra đầy đủ các hoạt động: hoạt động chuyên môn, tự nâng cao trình độ nghiệp vụ của giáo viên, kế hoạch dự giờ.

+) Kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và sử dụng đồ dùng dạy học của tổ chuyên môn thông qua các báo cáo hàng tháng của tổ trưởng, sổ đăng ký mượn đồ dùng của giáo viện và thực hiện việc dự giờ đột xuất để kiểm tra hiệu quả việc sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp của giáo viên.

+) Tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và rút kinh nghiệm hoạt động có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường trung học cơ sở thống nhất, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)