Khảo sát thực trạng việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động của tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường trung học cơ sở thống nhất, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 67 - 71)

2.3.1 .Mục đích khảo sát

2.5. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bố

2.5.4. Khảo sát thực trạng việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động của tổ

tại trường THCS Thống Nhất

2.5.4. Khảo sát thực trạng việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động của tổ chuyên môn chuyên môn

Thực trạng về việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất được tổng hợp tại bảng dữ liệu như sau:

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát hoạt động kiểm tra đánh giá tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất STT Các tiêu chí Rất đồng ý Đồng ý Bình thườ ng Khôn g đ ồng ý Rất khô ng đồn g ý Tổng điểm Điểm TB X Thứ bậc KT1

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

STT Các tiêu chí Rất đồng ý Đồng ý Bình thườ ng Khôn g đ ồng ý Rất khô ng đồn g ý Tổng điểm Điểm TB X Thứ bậc KT2

Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân của giáo viên

35 15 15 6 3 295 3.99 6

KT3

Kiểm tra việc thực hiện chương trình dạy học quy chế chuyên môn của giáo viên

37 12 14 6 5 292 3.95 7

KT4

Kiểm tra các hoạt động dạy học của giáo viên thông qua việc dự giờ

42 12 8 8 4 302 4.08 5

KT5 Kiểm tra hoạt động sinh

hoạt tổ, nhóm chuyên môn 30 18 18 4 4 288 3.89 8

KT6

Kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng đồ dùng dạy học

39 17 12 6 0 311 4.20 4

KT7

Kiểm tra việc thực hiện hồ sơ chuyên môn của giáo viên và tổ chuyên môn

40 18 12 3 1 315 4.26 3

KT8

Kiểm tra việc đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

35 25 13 1 0 316 4.27 2

Kết quả khảo sát theo bảng tổng hợp trên cho thấy đa số cán bộ quản lý tại trường THCS Thống Nhất đã thực hiện tốt chức năng kiểm tra, xây dựng

kế hoạch kiểm tra với tiêu chuẩn rõ ràng, phân định chức năng cụ thể, chú trọng ngăn ngừa và hạn chế việc xử lý hậu quả, kịp thời phát hiện những sai lệch thiếu sót và có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Hồ sơ lưu trữ văn bản kiểm tra cũng cho các cán bộ quản lý đều thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá các hoạt động của tổ chuyên môn. Không có cán bộ nào không thực hiện công tác quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn. Kết quả thực hiện chức năng kiểm tra cũng cho thấy tỷ lệ đánh giá ở mức độ tốt, rất tốt ở mức tương đối cao.

Bảng khảo sát trên cho thấy kết quả đánh giá kiểm tra việc thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn có mức điểm trung bình cao, hầu hết đều ở mức trên 4 điểm.

Công tác kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân của giáo viên được đánh giá ở mức chưa tốt với mức điểm trung bình là 3,99 điểm, trong đó có đến 3 ý kiến hoàn toàn không đồng ý với tiêu chí trên. Một phần của nguyên nhân kể trên có thể do giáo viên của trường phần nhiều là những giáo viên trẻ, mới ra trường nên các bản kế hoạch chưa có hệ thống, các biện pháp thực hiện mục tiêu chất lượng giáo dục, đăng ký chỉ tiêu chất lượng còn thụ động, máy móc, tính khả thi thấp. Kế hoạch sau khi được xây dựng ít được rà soát, kiểm tra tiến độ để thực hiện kịp thời để có sự uốn nắn, bổ sung. Việc kiểm tra chủ yếu thực hiện theo kế hoạch kiểm tra định kỳ còn kiểm tra đột xuất chưa thực sự hiệu quả.

Nội dung kiểm tra các hoạt động dạy học theo quy chế chuyên môn của giáo viên chỉ được đánh giá ở mức điểm là 3,95 điểm. Mức điểm thấp này là do có đến 5 ý kiến hoàn toàn không đồng ý với hoạt động kiểm tra này của nhà trường. Hoạt động kiểm tra sinh hoạt tổ chuyên môn cũng đạt điểm số thấp với mức điểm trung bình là 3,89 điểm. Điều này cho thấy việc kiểm tra sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn chưa được thực hiện một cách hệ thống và quy củ.

Một số tiêu chí như thực hiện kiểm tra hoạt động dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, thực hiện tiết dạy học tốt theo đăng kí hàng tháng trong tổ chuyên môn được thực hiện chặt chẽ. Thực hiện hoạt động học thông qua dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, thực hiện tiết dạy tốt theo đăng ký hàng tháng trong TCM được đánh giá thực hiện khá chặt chẽ, ngoài ra CBQL chuyên môn thực hiện giám sát việc tổ chức ra đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo quy trình rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng dạy học và kết quả học tập của HS nhất là ở một số bộ môn ít giáo viên (có môn chỉ 1 GV dạy tất cả các khối) còn mang tính chủ quan, chưa đáp ứng đúng định hướng phát triển năng lực...

Hoạt động đánh giá và xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là nội dung được đánh giá cao về kết quả thực hiện so với những nội dung khác. Hoạt động đánh giá năng lực chuyên môn cũng như thi đua giáo viên và đánh giá rút kinh nghiệm trong việc thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn được thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng trong việc động viên và khuyến khích tinh thần làm việc của giáo viên để từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học của nhà trường.

3.6 3.7 3.8 3.9 4 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 KT1 KT2 KT3 KT4 KT5 KT6 KT7 KT8

Biểu đồ 2.4: Kiểm tra đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường trung học cơ sở thống nhất, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)