Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo hướng phát triển năng lực học tập của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường trung học cơ sở thống nhất, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 83 - 85)

2.3.1 .Mục đích khảo sát

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS Thống

3.2.3. Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo hướng phát triển năng lực học tập của

học tập của học sinh đáp ứng chương trình giáo dục mới

Mục tiêu của biện pháp

Đổi mới sinh hoạt TCM phát huy tốt vai trò của TTCM, phân công nhiệm vụ hợp lý, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò của mỗi GV trong tổ; Tạo cơ hội cho tất cả GV nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các PPDH và KTDH tích cực thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ khi dự giờ.

Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường cần tập trung chỉ đạo các TCM có kế hoạch tổ chức SHCM theo chuyên đề để giúp đỡ giáo viên tự học tập nâng cao tay nghề. Vì vậy, các buổi SHCM cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Triển khai các văn bản chỉ đạo các cấp theo năm học, thảo luận về nhiệm vụ trọng tâm TCM cần thực hiện trong năm học. Thống nhất kế hoạch hoạt động của TCM theo năm học, theo kỳ, theo tháng; Thống nhất kế hoạch dạy học theo chương trình, hướng dẫn giảm tải, chuẩn kiến thức kỹ năng; KTĐG học sinh; Tổ chức thảo luận về PPDH, về cách thức tổ chức dạy học đối với các mảng kiến thức khó; Tổ chức các tiết dạy chuyên đề thể nghiệm đối với kiến thức khó đã thảo luận; Rút kinh nghiệm bài dạy, bàn bài khó mới theo tuần.

TCM tiến hành thảo luận để lựa chọn phương pháp DH tích cực phù hợp với nội dung từng bài học hay từng chủ đề, TCM tổ chức dạy thí điểm

các chuyên đề đổi mới PPDH, áp dụng các phương pháp DH tích cực; Tổ chức học tập qua dự giờ thăm lớp, dự giờ hội giảng ở các đơn vị bạn; Rà soát thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học tối thiểu phục vụ cả năm học, đề xuất bổ sung đồ dùng, thiết bị dạy học cần thiết cho năm học mới; Thông báo kết quả kiểm tra định kỳ, đột xuất giờ dạy của GV, thảo luận, rút kinh nghiệm tiết dạy, thống nhất xếp loại giờ dạy đối với GV. Phân công kiểm tra chéo chất lượng HS; Xây dựng ngân hàng đề thi của tổ; Đánh giá việc thực hiện kế hoạch theo từng tháng, từng kỳ, viết báo cáo theo kỳ, theo tháng; Triển khai tiêu chí thi đua cấp trường, theo dõi thi đua, đánh giá thi đua, bình bầu thi đua; Thảo luận các nội dung đột xuất khác của trường. Các hình thức đổi mới sinh hoạt chuyên môn: SHCM theo hướng nghiên cứu bài học, SHCM theo chủ đề, SHCM theo chuyên đề thực hiện theo hướng tích hợp liên môn và theo hướng phát triển năng lực của học sinh; SHCM qua mạng máy tính trên website: http://truonghocketnoi.edu.vn, thực hiện theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT. Tuy nhiên, dù SHCM theo hướng nào thì mục tiêu chủ yếu của đổi mới SHCM là tổ chức SHCM dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh. SHCM theo hướng nghiên cứu bài học, SHCM theo chuyên đề đều được tiến hành theo quy trình SHCM dựa trên phân tích hoạt động học của HS, tập trung hướng vào việc tổ chức hoạt động HS hiệu quả, phát huy tính tích cực và năng lực HS trong hoạt động học tập.

Cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng kế hoạch sinh hoạt Tổ, nhóm chuyên môn; Cung cấp cho GV các tài liệu bồi dưỡng GV về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, về PPDH tích cực và KTĐG học sinh theo định hướng đổi mới năng lực. Chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn tổ chức SHCM dựa trên phân tích hoạt động học tập của HS, tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất cho các tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên để triển khai công việc. Triển khai đầy đủ thông tin và cách thức thực hiện mô hình SHCM dựa trên phân tích hoạt động học của HS cho GV. Tổ

chức phổ biến mô hình SHCM dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh, nêu sự cần thiết và những lợi ích mà SHCM mới mang lại. Có cơ chế động viên khen thưởng kịp thời các tổ, nhóm chuyên môn tích cực đổi mới. TTCM khuyến khích GV đăng ký dạy minh họa, yêu cầu tất cả GV của trường cùng tham gia dự giờ, thảo luận và khuyến khích GV vận dụng những điều học được vào thực tế. Tổ chức và tạo điều kiện cho GV tham gia các hoạt động sinh hoạt TCM và SHCM theo cụm trường để tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm……

Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV, hoạt động dạy học: Phòng thư viện, phòng chức năng, máy tính có kết nối mạng….

Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường tạo điều kiện: có phòng họp dành riêng cho tổ; mỗi TCM đều có chỗ riêng lưu giữ các loại hồ sơ TCM hay sử dụng: Sổ kế hoạch hoạt động của tổ, sổ phân công thao giảng - dự giờ, sổ sinh hoạt TCM… Mọi ý kiến trao đổi cần được ghi lại đầy đủ vào sổ SHCM của TTCM và mỗi nhóm trưởng. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin của nhà trường phải đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới hoạt động SHCM. TTCM phải có năng lực khái quát, tổng hợp, phân tích để lập kế hoạch hợp lý đối với từng nội dung hoạt động của các buổi SHCM; TTCM phải là người linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn hình thức và thời gian sinh hoạt tổ chuyên môn, biết phân công, sắp xếp hợp lý từng thành viên vào công việc phù hợp để họ tham gia được các buổi SHCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường trung học cơ sở thống nhất, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)