2.3.1 .Mục đích khảo sát
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS Thống
3.2.2. Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ
động của tổ chuyên môn đáp ứng chương trình giáo dục mới
Mục đích của biện pháp
Kế hoạch đổi mới tổ chuyên môn có ý nghĩa như là một phương tiện quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo phát triển nhà trường và là căn cứ pháp lý cho hoạt động kiểm tra và đánh giá của hiệu trưởng.
Hiệu quả hoạt động TCM phụ thuộc vào việc xây dựng kế hoạch đổi mới và tổ chức thực hiện hoạt động của tổ trong năm học. Một bản kế hoạch phù hợp và có tính khả thi sẽ có tác dụng định hướng hoạt động trong cả năm học, nâng cao ý thức của các thành viên trong TCM trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học của tổ và của trường.
Nội dung của biện pháp
Kế hoạch đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn phải đảm bảo sự đổi mới trong nội dung hoạt động của tổ chuyên môn, có đầy đủ kế hoạch triển khai các hoạt động dạy học. Việc đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phải đảm bảo các nội dung như sau:
+) Xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM theo tuần tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình dạy học, kế hoạch giáo dục của Bộ GD&ĐT và các hoạt động khác theo kế hoạch năm học của nhà trường.
+) Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề, SHCM, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV trong tổ; kế hoạch bồi dưỡng GV về đổi mới PPDH, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
+) Xây dựng kế hoạch dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa; về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình.
+) Xây dựng Kế hoạch dự giờ, thăm lớp, khảo sát chất lượng GV định kỳ và đột xuất; Kế hoạch đánh giá xếp loại GV theo chuẩn; Kế hoạch thực hiện hoạt động thi đua khen thưởng.
Cách thức thực hiện biện pháp
Quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn cần thực hiện qua 4 bước:
Bước 1: Giai đoạn tiền kế hoạch
Phổ biến và quán triệt các văn bản, nghị quyết, quy định của Bộ GD- ĐT, Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT đối với giáo dục trung học, đối với GV…. Phân tích đặc điểm tình hình của nhà trường trong năm học mới, chỉ ra mặt mạnh - yếu, những việc đã làm được - chưa làm được của năm học trước, chỉ rõ nguyên nhân và nêu ra cách khắc phục cho năm học hiện tại. Thống nhất
quy trình, thiết kế mẫu, nội dung, biện pháp xây dựng kế hoạch năm học cùng với các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Chỉ đạo TTCM và thành viên trong tổ nghiên cứu nhiệm vụ năm học, các chỉ tiêu cơ bản của nhà trường, xác định rõ những mục tiêu mà TCM phải thực hiện để đạt được mục tiêu chung trong kế hoạch tổng thể của trường. TTCM phải tiến hành thu thập các thông tin, phân tích thông tin, dự báo sự phát triển từ đó xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, các phương pháp, biện pháp thực hiện kế hoạch. TTCM cần thu thập và phân tích thông tin. Thông tin về những định hướng lớn của nhà trường trong năm học mới được cung cấp từ dự thảo kế hoạch năm học của hiệu trưởng; Thông tin từ những văn bản pháp luật, quy định, quy chế mới có liên quan đến hoạt động chuyên môn của TCM, quyền lợi, nghĩa vụ của giáo viên.
Thông tin về quản lý dạy học: chương trình khung, những điều chỉnh mới trong nội dung giảng dạy; yêu cầu về cách tổ chức dạy học, PPDH của bộ môn; Thông tin về đội ngũ giáo viên của tổ: số lượng GV của tổ mình năm học mới thiếu hay đủ, cơ cấu các môn, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên trong tổ… Thông tin về học sinh: số lượng học sinh; tình hình học tập, rèn luyện của HS ở các năm học trước, những thuận lợi, khó khăn của HS trên địa bàn … Thông tin về cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường: số lượng phòng học, việc bố trí các lớp học, các thiết bị dạy học phục vụ cho dạy và học, nguồn kinh phí dự trù cho chuyên môn của nhà trường, các nguồn lực khác. Rà soát những việc làm được, chưa làm được trong năm học trước, xác định rõ nguyên nhân và chỉ ra cách khắc phục trong năm học hiện tại.
Bước 2: Giai đoạn lập kế hoạch
Tổ trưởng chuyên môn lập dự thảo kế hoạch năm học theo quy trình và theo mẫu của nhà trường: Thông thường một bản kế hoạch phải có cấu trúc sau: Phân tích tình hình (sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích
tình hình): Bao gồm thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với hoạt động của TCM. Xác định các mục tiêu và nhiệm vụ cho năm học mới: Thống nhất những nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ cụ thể mà TCM cần thực hiện trong năm học. Xây dựng các chỉ tiêu cho từng nhiệm vụ: Giao trách nhiệm từng GV đưa ra chỉ tiêu phấn đấu của mình. Từ chỉ tiêu phấn đấu của các thành viên trong tổ, TTCM điều hành GV trong tổ thảo luận thống nhất chỉ tiêu phấn đấu chung của TCM. Chỉ tiêu phấn đấu phải đưa ra số liệu cụ thể, trên căn cứ rà soát và phân tích số liệu, kết quả đạt được từ những năm học trước. Các chỉ tiêu đưa ra phải có liên quan mật thiết với nhau và phải đảm bảo sự thống nhất với mục tiêu.
Xác định các biện pháp thực hiện: đưa ra những phương án hành động, các cách thức tác động cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của năm học mới và khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết của năm học trước; Các biện pháp đề xuất cần đa dạng: biện pháp hành chính, biện pháp chuyên môn, biện pháp tâm lý, biện pháp pháp lý…, hoặc có thể phối hợp nhiều biện pháp với nhau phù hợp với tình hình thực tiễn, điều kiện, năng lực của TCM và của nhà trường.
Tổ chức thảo luận, góp ý dự thảo kế hoạch: TTCM gửi dự thảo cho các thành viên trong tổ để họ nghiên cứu trước. Việc này giúp các thành viên có thời gian chủ động phát hiện ra những vấn đề bổ khuyết, điều chỉnh cho dự thảo kế hoạch. Khi các thành viên trong tổ đã có đủ thời gian nghiên cứu dự thảo kế hoạch, TCM sẽ tiến hành họp để trao đổi, thảo luận về dự thảo kế hoạch năm học để có những bổ sung hay điều chỉnh phù hợp. TTCM điều hành thảo luận thống nhất kế hoạch hoạt động TCM.
Điều chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảo kế hoạch: TTCM lĩnh hội, phân tích và chọn lọc 2 nguồn thông tin: Nguồn 1: các ý kiến đóng góp của tập thể giáo viên trong tổ; Nguồn 2: Kế hoạch năm học của nhà trường đã được ban hành để điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch hoạt động của TCM.
Bước 3: Giai đoạn triển khai thực hiện kế hoạch
Tổ trưởng chuyên môn công bố kế hoạch cho toàn thể cán bộ, giáo viên trong TCM và bắt đầu triển khai thực hiện kế hoạch của TCM theo lộ trình đã xác định. Đối với các văn bản về quy chế chuyên môn do Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn triển khai cho tất cả giáo viên trong phiên họp chuyên môn chung toàn trường. Đối với các loại văn bản chỉ đạo về giảng dạy từng bộ môn cụ thể, do TTCM triển khai thực hiện. TTCM sẽ thể nghiệm tính đúng đắn của các quyết định quản lý và có điều chỉnh cần thiết, kịp thời để đảm bảo đạt tới các mục tiêu của TCM. Tổ trưởng sẽ rà soát việc thực hiện kế hoạch của từng tổ viên, tổng hợp và đối chiếu với kế hoạch tổng thể của nhà trường để xác định những mục tiêu đã và đang được thực hiện, những mục tiêu còn khuyết thiếu.
Bước 4: Giai đoạn kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch Tổ trưởng chuyên môn hoàn thiện bản báo cáo về các kết quả đã đạt được trong đó chỉ rõ cách đo lường, đánh giá và các bài học rút ra trong quá trình thực hiện kế hoạch và chuẩn bị cho quá trình quản lý kế tiếp. Với từng báo cáo, Hiệu trưởng phải rà soát lại, đối chiếu với kế hoạch của TCM, đối chiếu kết quả đạt được với chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch, so sánh mức độ thực hiện của từng TCM, đánh giá và so sánh sự thành công của việc thực hiện kế hoạch ở từng TCM để khen thưởng, động viên kịp thời.
Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà trường cần cung cấp đầy đủ các văn bản hướng dẫn, các tài liệu hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở giáo dục và đào tạo đến phó hiệu trưởng, các TCM, tổ chức nghiên cứu, học tập và quán triệt thực hiện. TTCM phải nắm vững các nguyên tắc cơ bản trong việc lập kế hoạch, để việc xây dựng kế hoạch được thực hiện một cách nghiêm túc, không mang tính hình thức và không để xảy ra tình trạng kế hoạch theo tuần. TTCM phải là người có năng lực, có cái nhìn tổng quát, rà soát và điều chỉnh kịp thời
được toàn bộ hoạt động của tổ chuyên môn mình phụ trách. Phòng Hội đồng phải bố trí khu vực để niêm yết các văn bản chuyên môn quan trọng như các văn bản đánh giá xếp loại HS, đánh giá xếp loại GV; các văn bản chuyên môn mới để cán bộ, GV tiện theo dõi học tập và thực hiện… Nhà trường cần dành khoản kinh phí nhất định phục vụ các hoạt động đổi mới của các tổ, nhóm bộ môn để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.