9. Cấu trúc luận văn
1.5. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THCS trong bối cảnh đổ
1.5.3. Chi đạo tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch hoạt động
Hàng năm, HT phải đánh giá, phân loại năng lực của GV trong tổ để có kế hoạch bồi dưỡng GV. Việc phân loại giáo viên phải được thực hiện một cách khách quan thông qua nhiều nguồn thông tin như thông qua nhận xét của tổ, nhóm chuyên môn, ý kiến từ phía cha mẹ học sinh, nhóm chuyên môn. Đây là một trong những việc quan trọng nhằm giúp cho tổ chuyên môn cũng như hiệu trưởng trong việc quản lý và phân công giáo viên đứng lớp. Phân loại giáo viên cũng giúp cho hiệu trưởng tìm được những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt giảng dạy ở những vị trí phù hợp và qua đó có thể đáp ứng được nhhu cầu của nhà trường và nhu cầu của học sinh. Cùng với TTCM, HT cần cân nhắc xem trong tổ chuyên môn, ai có khả năng đi đào tạo trên chuẩn và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Các tổ chuyên môn dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng, xây dựng kế hoạch cho việc tự trau dồi và bồi dưỡng nghiệp vụ của mình. Đối với những nội dung khó hay những nội dung mới, giáo viên có thể đưa ra gợi ý đề xuất để tổ chuyên môn có thể tổ chức những buổi seminar hoặc hội thảo và tọa đàm nhỏ bàn bạc về những vấn đề hay những vướng mắc mà giáo viên gặp phải trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng nghiệp vụ. HT có kế hoạch phân công GV tư vấn giúp đỡ lẫn nhau trong chuyên môn: GV có năng lực giúp đỡ GV yếu, đặc biệt là tư vấn giúp đỡ GV trẻ mới ra trường đang trong thời gian tập sự. Khi viết kế hoạch của mỗi cá nhân thì vấn đề tự học, tự bồi dưỡng phải được các giáo viên quan tâm. Việc tự trau dồi thêm kiến thức chuyên môn được coi là một nội dung bắt buộc đối với giáo viên và được theo dõi bằng sổ tự học. Mỗi GV phải đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm đầu năm học, phải coi việc viết sáng kiến kinh nghiệm là việc làm bắt buộc đối với GV và là tiêu chí xếp loại thi đua đối với cá nhân và tổ chuyên môn.
Việc tổ chức các buổi hội thảo tọa đàm hội thi phải được lên kế hoạch và do ban lãnh đạo nhà trường chỉ đạo. Những chuyên đề có thể được tổ như những chuyên đề liên quan đến việc đổi mới giáo dục, những tọa đàm về
phương thức đào tạo và bồi dưỡng cho các học sinh giỏi, vấn đề thi tốt nghiệp cho các học sinh chyển cấp, học sinh yếu thì phải có những chương trình phụ đạo như thế nào để giúp các học sinh yếu kém có thể tiếp thu tốt hơn và chăm học hơn. Ngoài ra còn những chuyên đề liên quan giáo viên như hội thi giáo viên giỏi các cấp, các phong trào cho giáo viên trong trường
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học:
- TTCM giao cho giáo viên trong nhóm soạn giáo án của tiết dạy minh họa; trao đổi với các thành viên trong tổ để chỉnh sửa lại giáo án, cử một giáo viên dạy minh họa bài học nghiên cứu (BGMH) ở một lớp cụ thể, các giáo viên còn lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập thông tin liên quan theo yêu cầu của dự giờ nghiên cứu bài học.
- Đổi mới việc dự giờ: Bố trí chỗ ngồi của người dự để dễ quan sát tốt hoạt động của học sinh trong tiết học; GV dự giờ phải tập trung hướng quan sát sang hoạt động của học sinh để phản ánh được hiện trạng việc học của học sinh trong quan hệ với việc dạy của GV, phân tích đưa ra được các nhận định phù hợp, nhằm tư vấn cho đồng nghiệp cải thiện việc dạy, phát huy được tính tích cực của mọi học sinh.
- Tổ chức góp ý cho bài dạy sau dự giờ có ý nghĩa quan trọng trong sinh hoạt chuyên môn (SHCM). Đây là một trong những là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên cần luôn ý thức cao trong việc phát huy được vai trò, năng lực của người chủ trì, khuyến khích các cán bộ bộ giáo viên trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho bài giảng minh họa, cần nhấn mạnh những điểm nổi bật của giáo viên và đối với những tiết dạy theo hướng nghiên cứu bài học sẽ không xếp loại.
Tổ chức hội giảng, thi giáo viên giỏi cấp trường:
Tổ trưởng TCM xây dựng và lập kế hoạch cho việc thi giảng cho các giáo viên theo các cấp học. Dự trên những kế hoạch chung của nhà trường, tổ trưởng chuyên môn tham gia tổ chức và quản lý giảng thử ở cấp tổ và cấp trường theo chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường.
- Thực hiện việc báo cáo với ban lãnh đạo về nhân sự tham gia, đưa ra các đề nghị để nhận được sự hỗ trợ...
- Tổ chức hỗ trợ đối với các giáo viên trong tổ chuyên môn để họ có thể tham gia các hoạt động trên.
- Sau khi thực hiện xong các chương trình cần bố trí họp rút kinh nghiệm để tránh mắc phải những sự cố hoặc vấn đề chưa hợp lí cho lần tổ chức sau.
Quản lý hồ sơ giáo viên trong tổ chuyên môn:
Hồ sơ của mỗi giáo viên trong tổ được quản lý bởi tổ trưởng tổ chuyên môn. Bao gồm những hồ sơ liên quan đến việc tổ chức, thực hiện các hoạt động trong tổ chuyên môn như: kế hoạch trong năm học, kết quả kiểm tra, phân công giờ dạy, kết quả báo cáo sơ kết các học kỳ trong năm, tổng kết…
Tất cả các hoạt động đó đều có tác dụng nâng cao năng lực dạy học của giáo viên, vì thế nhà trường phải có kế hoạch cụ thể để tất cả các GV tham gia.