ĐVT: ha Loại hình mặt nước 2011 - 2015 2016 - 2020 Diện tích (ha) Sản lượng (Tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (Tấn) Ao, hồ nhỏ 470,36 1.420,68 473,56 2.367,80 Ruộng 96,54 19,60 96,50 28,65 Hồ chứa, sông 435,30 245,00 2.285,30 1.125,00 Tổng 1.005,40 1.685,28 2.855,36 3.521,45
* Quy hoạch phát triển NTTS ao hồ nhỏ: Là huyện có địa hình vùng núi thấp, mặt nước ao hồ diện tích không lớn nhưng là mặt nước chủ yếu để phát triển NTTS do dễ đầu tư thâm canh, dễ chăm sóc quản lý nên có tiềm năng sản xuất với sản lượng cao so với các loại hình mặt nước khác. Mặt nước ao hồ nhỏ phần lớn gắn với khu dân cư nên thuận lợi cho việc phát triển nghề cá trong dân.
Tại huyện Vị Xuyên nuôi thủy sản ao hồ phát triển theo hướng sau:
-Tận dụng tất cả ao hồ nhỏ để nuôi thả cá, nuôi thâm canh ở các vùng nuôi trọng điểm như Phú Linh, Kim Linh, Kim Thạch, Đạo Đức, Tùng Bá, Linh Hồ, Việt Lâm, Bạch Ngọc, tiến tới nuôi công nghiệp để có sản phẩm hàng hóa tập trung. Diện tích ao hồ nhỏ tăng chủ yếu do chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang NTTS.
-Đối với ao hồ có diện tích dưới 2 ha nằm rải rác trong khu dân cư, dựa vào công tác khuyến ngư để hỗ trợ các hộ gia đình tận dụng hết diện tích, sử dụng các giống cá nuôi phổ biến như mè, trôi, chép, trắm,...
-Áp dụng kỹ thuật nuôi thâm canh (thả giống mật độ cao, cho ăn chủ động, điều tiết nước hợp lý) đạt năng suất và sản lượng cao.
-Đối với những ao hồ đầm có diện tích 2 – 5ha phát triển theo hướng bán thâm canh và thâm canh, kết hợp với chăn nuôi, trồng trọt để tạo nguồn thức ăn tự nhiên, bổ sung thức ăn chế biến, thức ăn công nghiệp để nuôi ghép các giống cá trắm cỏ, mè hoa, mè trắng, rô phi vằn,...
-Giành một phần diện tích đất để xây dựng ao hồ nhỏở những vùng sinh thái đặc thù, mở rộng quy mô nuôi giống đặc sản có giá trị kinh tế cao như ếch, ba ba, tôm càng xanh, cá tầm, cá hồi,...
-Nuôi thâm canh thủy sản ao hồ nhở gắn với phòng chống dịch bệnh, chống ô nhiễm nguồn nước, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
* Quy hoạch phát triển NTTS hồ chứa nước: Trên địa bàn huyện có 7 hồ chứa nước với diện tích 409 ha, hầu hết chưa được sử dụng nuôi cá mà được dân vùng lòng hồ tiến hành đánh bắt cá tự nhiên với sản lượng nhỏ, tuy nhiên đây lại là một tiềm năng cho NTTS. Do đó huyện định hướng:
- Sử dụng mặt nước các hồ chứa để NTTS, vẫn đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng đến tích nước tưới tiêu, cắt nước, trữ nước.
- Hình thành và phát triển nghề NTTS bằng phương thức thả cá giống cỡ lớn với những giống ăn phù du sinh vật như mè trắng, mè hoa, trôi trắng,... Tận dụng thức ăn thiên nhiên có sẵn trong hồ nước, đồng thời bổ sung các loại thức ăn khác bằng cách tận dụng diện tích lòng hồ khi nước xuống để tròng các loại cây ngắn ngày làm thức ăn cho cá như lúa, ngô, khoai, rau,...
- Tổ chức quản lý bảo vệ và khai thác cá bằng biện pháp đánh tỉa thả bù để có thu hoạch thường xuyên với số lượng hợp lý. Thả cá giống ra hồ cho dân khai thác theo hợp đồng hoặc cấp phép khai thác có thu phí bù lại kinh phí thả cá giống.
- Phát triển nghề nuôi cá lồng với số lượng phù hợp để có sản phẩm nuôi trực tiếp và bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cá nuôi trong hồ.
- Tổ chức nhóm dịch vụ cung cấp giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
* Quy hoạch phát triển NTTS trên sông
- Phát triển nuôi cá lồng trên sông Lô tại các thủy điện Sông Lô 2, Sông Lô 3 ở các xã Việt Lâm, Trung Thành, Đạo Đức, Ngọc Linh và thị trấn Vị Xuyên không làm ảnh hưởng đến giao thông, thủy lợi.
- Tổ chức nuôi thành cụm tập trung để dễ tư vấn kỹ thuật, cung ứng vật liệu, giống, thức ăn và tiêu thụ sản phẩm nhưng giữ khoảng cách hợp lý (1km chiều dài sông đặt 5 – 8 lồng) để tránh ô nhiễm nguồn nước, phòng trừ dịch bệnh.
- Sử dụng giống cá phù hợp để nuôi đơn loài như trắm cỏ, rô phi đơn tính, chép lai, bỗng, chiên, lăng,...
* Quy hoạch phát triển NTTS ruộng:
- Do điều kiện địa hình và chế độ thủy văn, trên địa bàn huyện không có ruộng bị ngập úng trong thời gian dài mà có một số diện tích cấy lúa không hiệu quả ven sông suối do lầy thụt, không chủ động được nguồn nước nên năng suất kém chuyển hẳn sang nuôi thủy sản (ở huyện Vị Xuyên diện tích này chiếm khoảng 3,2 ha), nhưng không làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
- Phát triển nuôi thủy sản ruộng theo hình thức xen canh lúa cá, lúa tôm là chính ở các diện tích cấy lúa chủ động nước để mỗi ha cấy lúa thu thêm 0,3 – 0,5
tấn cá. Đào ao, chuôm, mương liền kềđắp bờ bao khoanh vùng giữ nước và làm nơi cư trú cho tôm, cá. Nuôi các giống phù hợp như chép, diếc, mè, tôm càng xanh. Thả cá giống cỡ lớn, dùng thêm thức ăn tinh, thức ăn chế biến để rút ngắn thời gian nuôi, thu hoạch nhanh gọn.
Tuy nhiên huyện Vị Xuyên chưa xây dựng quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản toàn huyện, trên thực tiễn, vùng nuôi trồng thủy sản ở các xã hiện nay là do người dân tự dồn đổi, tự phát, đã hình thành đã hàng chục năm với quy mô ban đầu nhỏ lẻ, những năm sau khi có chủ trương dồn điền đổi thửa của tỉnh, của huyện và thực hiện Nghị quyết về thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện thì Phòng nông nghiệp & PTNT mới tham mưu để UBND huyện chỉ đạo các địa phương khảo sát và lập quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản.
Quy hoạch vùng nuôi thủy sản các xã hầu hết trong nội đồng, nguồn nước phụ thuộc hệ thống thuỷ lợi cung cấp nên không chủđộng được nước để cải tạo môi trường ao nuôi, đặc biệt là vụđông thường bị thiếu nước ảnh hưởng tới việc phòng chống rét cho các loài thuỷ sản.
Quy hoạch vùng nuôi thường được bố trí ở cuối thôn trong khi nước thải của thôn cũng thoát về cuối thôn. Chưa có nơi xử lý nước thải riêng làm ô nhiễm nguồn nước ao nuôi. Qua điều tra, vẫn còn một số hộ nuôi chưa muốn ra khu quy hoạch do điều kiện sản xuất ởđó chưa hơn so với vị trí nuôi hiện tại của hộ.
3.2.1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi
Để phát triển NTTS trên địa bàn huyện thì việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu NTTS tập trung là rất cần thiết. Tuy nhiên, hoạt động NTTS của huyện mới đạt ở mức quy mô nhỏ, phân tán, cơ sở hạ tầng yếu kém, hình thức nuôi quảng canh và năng suất thấp. Hầu như chưa có mô hình nào đạt tiêu chuẩn thâm canh, vùng sản xuất tập trung làm động lực cho toàn vùng.
Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng được phân bổ thành nhiều nguồn: từ ngân sách tỉnh (hạng mục trục đường giao thông chính trong khu vực dự án, kênh cấp, kênh tiêu nước chính, cống cấp và tiêu nước chính); ngân sách huyện Vị Xuyên đầu tư các hạng mục (hệ thống cấp điện và đường giao thông nhánh trong khu vực dự án); ngân sách các xã đầu tư cho các hạng mục (đường giao thông nội bộ, các tuyến kênh cấp, tiêu nước nhánh 1 và 2, cống cấp, cống tiêu trên kênh nhánh và cấp điện hạ thế); vốn huy động nhân dân đầu tư các hạng mục còn lại (hệ thống cấp nước
tưới vào ao nuôi, và tiêu từ ao nuôi, hệ thống ao nuôi, cống cấp và cống tiêu nước cho các ao nuôi, bờ ao,...)
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn