Diện tích, năng suất, sản lượng NTTS trên địa bàn huyệnVị Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 69 - 72)

Năm Chỉ tiêu ĐVT Loại hình mặt nước Ao, hồ nhỏ Ruộng Hồ chứa Sông (Lồng) 2015 Diện tích Ha 470,36 28,8 409,00 50,00 Năng suất Tấn/ha 1,50 0,30 0,17 Sản lượng Tấn 705,84 8,64 70,00 20,00 2016 Diện tích Ha 473,56 49,00 435,30 60,00 Năng suất Tấn/ha 1,87 0,40 0,56 Sản lượng Tấn 885,56 19,60 245,00 42,00 2017 Diện tích Ha 473,56 57,30 585,30 80,00 Năng suất Tấn/ha 2,54 0,50 0,64 Sản lượng Tấn 1.202,84 28,65 380,00 80,00

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Vị Xuyên)

Qua bảng tổng hợp ta thấy:

- Về diện tích NTTS của huyện có xu hướng tăng lên. Năm 2016 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 957 ha, tăng 49,7 ha so với năm 2015; Năm 2017 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1116,16 ha, tăng 158,3 ha so với năm 2016. Nguyên nhân tăng chủ yếu do chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang NTTS và chính sách phát triển nuôi cá ở các hồ chứa.

Trong diện tích NTTS của huyện thì tập trung chủ yếu nuôi trồng ở các ao hồ nhỏ và các hồ chứa. Bên cạnh đó các địa phương trong huyện đã quan tâm đến việc quy hoạch, xây dựng một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở một số xã như Việt Lâm, Trung Thành, Đạo Đức, Phú Linh,... Phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển, diện tích tăng mạnh ở 3 năm 2014 - 2016, mỗi năm bình quân tăng được khoảng 10 ha. Các khu ao nuôi cũ ven các khu dân cư được chuyển vào vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, khu mặt nước ao, đầm cho thuê và chuyển đổi từ đất trũng sang nuôi trồng thủy sản.

- Về năng suất nuôi trồng thủy sản: Giai đoạn 2015 - 2017, mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu bất lợi, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản, nhưng kết quả nuôi trồng thủy sản của huyện vẫn đạt khá. Năng suất nuôi trồng thủy sản theo các loại hình mặt nước có xu hướng, cụ thể: Loại hình nuôi ở các ao hồ nhỏ tăng từ 1,5 tấn/ha lên 2,54 tấn/ha vào năm 2017; loại hình nuôi ở hồ chứa tăng từ 0,17 tấn/ha lên 0,64 tấn/ha vào năm 2017.

Nguyên nhân tăng năng suất thủy sản xuất phát từ khâu quy hoạch vùng nuôi đồng bộ về cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng và áp dụng tiến bộ KHKT. Một mặt, bản thân các hộ nuôi đã thay đổi phương thức nuôi trồng thủy sản từ tập quán nuôi thả sang nuôi bán thâm canh và thâm canh. Một số hộ tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại, gia trại, kết hợp giữa cá-cây ăn quả-gia súc- gia cầm.

Tuy nhiên năng suất nuôi trồng thủy sản của huyện còn thấp (2015 - 2017) là do địa phương chưa quy hoạch vùng nuôi tập trung, còn nhỏ lẻ, nhiều hộ vẫn nuôi theo hình thức quảng canh, thả giống là chính, sử dụng thức ăn thô xanh, các loại phụ phẩm thừa của nông nghiệp, ít sử dụng thức ăn tinh, thức ăn công nghiệp; các giống mới có năng suất chưa được áp dụng, hình thức nuôi trồng theo hướng thâm canh, bán thâm canh còn rất ít.

- Sản lượng nuôi trồng thủy sản cũng biến động tương tự: Tổng sản lượng thuỷ sản có sự tăng trưởng đột biến, năm 2015 đạt 784,14 tấn, năm 2017 đạt 1.611,49 tấn, tăng 40,11% so với năm 2016, tập trung vào các sản phẩm chủ yếu là cá, các loại thủy sản khác như tôm, baba, ếch chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Những năm gần đây, nhờ chính sách phát triển NTTS của huyện, các hộ nuôi dần chuyển sang hình thức nuôi trồng mới, cho năng suất và sản lượng cao, tối ưu hóa đồng vốn bỏ ra. Với hình thức nuôi bán thâm canh, hộ nuôi tiến hành nuôi tập trung, nguồn vốn đầu tư không phân tán, kết hợp với giống mới, kỹ thuật mới đem lại hiệu quả cao so với nuôi phân tán, nhỏ lẻ trước kia. Đây là tín hiệu tốt, thúc đầy sản xuất thủy sản tăng mạnh. Kết quả NTTS theo loại hình mặt nước được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.13: Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản theo hình thức nuôi giai đoạn 2015 -2017 Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 A Tổng DT nuôi cá ha 832,2 912,4 964,20 Bán thâm canh ha 580,7 625,8 770,8 Quảng canh Ha 251,5 286,6 193,4 B. Năng suất Tấn/ha 8,4 8,7 9,7

Bán thâm canh Tấn/ha 8,9 9,3 9,8

Quảng canh Tấn/ha 4,5 4,7 5,1

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Vị Xuyên)

Từ bảng 3.13 cho thấy, hình thức NTTS bán thâm canh phổ biến nhất hiện nay tại huyện Vị Xuyên tới 770,8ha năm 2017. Hình thức nuôi quảng canh đang giảm dần, tuy nhiên vẫn chiếm diện tích lớn (hơn 200ha). Có thể thấy, xu hướng phát triển theo hướng nuôi bán thâm canh được phần lớn các hộ nuôi lựa chọn, do có ưu điểm hơn hẳn phương thức nuôi quảng canh, cho năng suất cao gấp 2 lần hình thức nuôi quảng canh truyền thống. Với hình thức nuôi bán thâm canh, các hộ nuôi hoàn toàn chủ động về con giống, đầu tư trang thiết bị, vật tư cho ao nuôi, mặt khác có thể kết hợp với ruộng và chăn nuôi, giảm được một phần chi phí thức ăn nuôi thủy sản mà vẫn đảm bảo về năng suất và chất lượng thương phẩm.

Nuôi thủy sản quảng canh truyền thống thường phần tán, nhỏ lẻ. Mặt khác nguồn giống và thức ăn hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên khó kiểm soát về chất lượng cá nuôi cũng như phòng bệnh cho thủy sản. Do đó, giá trị thương phẩm không cao, năng suất mỗi vụ không đều. Vì vậy, những năm gần đây, các hộ nuôi giảm dần nuôi theo hình thức truyền thống, năm 2015, diện tích nuôi truyền thống là 251,5 ha đến năm 2017 giảm còn 193,4 ha.

Về năng suất, có thể thấy nuôi theo hình thức bán thâm canh đạt khoảng 9 tấn/ha cao hơn hẳn hình thức nuôi truyền thống. Nhận thấy rằng, nuôi thủy sản theo hướng bán thâm canh được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện lựa chọn hơn các hình thức khác, do đặc thù các hộ dân NTTS tại Vị Xuyên ngoài nuôi thủy sản còn kết hợp chăn nuôi, trồng lúa, hoa màu. Nên phần lớn theo hướng nuôi bán thâm canh để tận dụng được phụ phẩm từ các ngành này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)