Đánh giá của hộ nuôi trồng thủy sản về tác động môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 67 - 69)

Diễn giải

Việt Lâm Trung Thành Quảng Ngần Số

lượng T(%) ỷ lệ lượSống T(%) ỷ lệ lượSống T(%) ỷ lệ

Tổng số hộđiều tra 30 100,00 30 100,00 30 100,00 1. Về nguồn nước xung

quanh khu NTTS Không bị ảnh hưởng 10 33,33 7 23,33 7 23,33 Ảnh hưởng tích cực 0 - - - Ảnh hưởng tiêu cực 20 66,67 23 76,67 23 76,67 2. Tỷ lệ xuất hiện dịch bệnh của thủy sản Cao 15 50,00 16 53,33 18 60,00 Trung bình 11 36,67 13 43,33 10 33,33 Thấp 4 13,33 1 3,33 2 6,67 3. Tỷ lệ suy giảm số lượng các loài tự nhiên

Suy giảm nhanh 3 10,00 4 13,33 4 13,33 Không suy giảm 5 16,67 2 6,67 8 26,67 Suy giảm chậm 18 60,00 22 73,33 16 53,33 Một số loài không thấy xuất hiện 4 13,33 2 6,67 2 6,67 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2017)

Vai trò của yếu tố môi trường như chất lượng nước đến NTTS rất quan trọng, thâm chí là yếu tố quyết định, do nghề NTTS trước hết là nghề “nuôi nước”. Điều tra cho thấy, trên 650% hộ được hỏi cho rằng nguồn nước xung quanh khu vực có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động NTTS. Điều này dẫn đến việc xuất hiện dịch bệnh có hại cho các hộ như ở xã Việt Lâm có tới 50% người được hỏi trả lời tỷ lệ xuất hiện dịch bệnh của thủy sản từ môi trường là cao; tỷ lệ này ở xã Trung Thành là 53,33% và xã Quảng Ngần là 60%.

Bên cạnh đó các mô hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn sử dụng lượng nước lớn từ môi trường, trong quá trình nuôi thả, lượng thứa ăn dư thừa cùng phế thải của thủy sản gây ô nhiễm vùng nuôi, bên cạnh đó, việc thay nước thường xuyên khiến phần nước ô nhiễm tràn bên ngoài, lan rộng. Chính quyền huyện đã đầu tư các hệ thống công trình, hạ tầng cơ sở phụ vụ cho NTTS, tương lai sẽ khắc phục được tình trạng này, trả lại môi trường nuôi sạch, an toàn đế phát triển nuôi thủy sản.

Nguyên nhân của những tồn tại về môi trường chủ yếu là do ý thức của người nuôi còn hạn chế. Vẫn còn hiện tượng lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, xả nước thải ra môi trường không qua xử lý. Một mặt, do người nuôi còn thiếu kiến thức trong quản lý thức ăn, để dư thừa và phân hủy thành chất độc hại; chưa thường xuyên thay nước định kỳ, bổ sung các chế phẩm sinh học cho môi trường nước để cân bằng hệ vi sinh vật trong nước; lạm dụng thuốc hóa học dẫn đến dư lượng kháng sinh trong tôm, cá vượt quá mức cho phép sẽ làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sản phẩm cũng như sức khỏe người tiêu dùng là nguy cơ hiện hữu.

3.2.2. Kết qu phát trin nuôi trng thy sn huyn V Xuyên

3.2.2.1. Kết quả NTTS trên địa bàn huyện Vị Xuyên

Những năm qua, nhờ thực hiện các chủ trương, giải pháp đúng đắn về sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nông thôn mới. Phát triển nuôi trồng thủy sản đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tập trung đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi nội đồng góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi.

Kết quả NTTS theo loại hình mặt nước được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.12. Diện tích, năng suất, sản lượng NTTS trên địa bàn huyện Vị Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 67 - 69)