Hiệu quả NTTS theo mô hình nuôi kết hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 74 - 76)

(tính trên 1ha)

Chỉ tiêu ĐVT AV AC VAC

I. Kết quả sản xuất

- Tổng giá trị SX(GO) Triệu đồng 102,09 138,45 186,7 -Tổng chi phí (TC) Triệu đồng 56,65 82,56 98,7 -Chi phí trung gian (IC) Triệu đồng 54,54 79,87 94,9 -Giá trị gia tăng(VA) Triệu đồng 47,55 59,55 91,8 -Thu nhập HH (MI) Triệu đồng 45,44 55,89 88

-LĐ gia đình công 407 432 437 II. Chỉ tiêu hiệu quả -GO/TC Lần 1,80 1,68 1,89 -GO/IC Lần 1,87 1,73 1,97 -VA/TC Lần 0,84 0,72 0,93 -VA/IC Lần 0,87 0,75 0,97 -MI/IC Lần 0,83 0,70 0,93 -GO/LĐ 1000đ 250,84 320,49 427,23 -MI/LĐ 1000đ 111,65 129,38 201,37

Cũng như giá trị sản xuất, chi phí trung gian giữa các nhóm cũng có sự khác biệt lớn. Chi phí trung gian của mô hình VAC lớn nhất gấp mô hình AC 1,16 lần do mô hình này không gắn với ruộng nên không có nguồn phụ phẩm trồng trọt hỗ trợ nên chi phí thức ăn nuôi thủy sản cao.

Thu nhập hỗn hợp của NTTS theo hướng mô hình nuôi kết hợp ngành cũng có sự chênh lệch giữa các mô hình do sự khác nhau về khấu hao tài sản và công lao động thuê ngoài. Thu nhập nhiều nhất là mô hình VAC, tiếp đến là AC. Mỗi mô hình đều mang lại giá trị thu nhập khác nhai, khó có thể hạch toán chính xác, chi li thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi của mỗi mô hình là bao nhiêu. Người dân thường “lấy công làm lãi” khi mà công lao động gia đình khó tính do đặc thù nông nghiệp, tính thời vụ của người nông dân. Hằng năm, mỗi mô hình nuôi cá đầu tư từ 1,5 đến 2,3 lao động gia đình. Số ngày công 1ha nuôi cá trong khoảng 400 - 430 công lao động gia đình. Hiệu quả từ các mô hình thể hiện rõ rệt, mô hình VAC có công lao động cao nhất 201,37 nghìn đồng/công, các mô hình còn lại giao động từ 110 – 130 nghìn đồng/công.

Như vậy có thể thấy các mô hình nuôi cá kết hợp ngành mang lại kết quả bình quân trên 1ha khá cao nên người nuôi vừa thu được năng suất cao vừa thu được giá trị sản xuất lớn.

Xét một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế NTTS theo hướng mô hình nuôi kết hợp ngành cho thấy cứ 1 đồng chi phí bỏ ra các mô hình AV; AC; VAC thu được lợi nhuận lần lượt là: 1,8:1,68: 1,97 như vậy mô hình VAC sử dụng đồng vốn hiệu quả nhất do có sự kết hợp hợp lý trong nuôi cá và chăn nuôi, làm vườn.

Như vậy, qua phân tích có thể thấy kết quả từ các mô hình nuôi cá theo hướng kết hợp ngành mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đặc biệt là mô hình VAC. Do đó, cần đẩy mạnh phát triển mô hình này, nhân rộng ra trên toàn huyện, tỉnh. Tuy nhiên, thực tế thấy các mô hình nuôi có sự khác biệt về hiệu quả kinh tế nên các hộ căn cứ vào điều kiện kinh tế của gia đình lựa chọn phương thức nuôi thủy sản phù hợp.

b. Kết quả NTTS theo hình thức nuôi

Trong ngành nuôi trồng thủy sản có 3 hệ thống nuôi khác nhau là quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. Các hệ thống này có sự khác nhau về đầu tư

con giống, thức ăn và mức độ trang thiết bị khoa học kỹ thuật, do đó có sự khác biệt về năng suất. Tuy nhiên, NTTS của Hà Giang nói chung và Vị Xuyên nói riêng mới đạt ở quy mô nhỏ, phân tán, cơ sở hạ tầng yếu, kỹ thuật lạc hậu, hình thức nuôi quảng canh và năng suất thấp, chưa có mô hình nào đạt tiêu chuẩn thâm canh vùng sản xuất tập trung làm động lực phát triển cho toàn vùng.

Thời gian gần đây, tình hình NTTS trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến, các hộ nuôi áp dụng hình thức nuôi mới – bán thâm canh cho năng suất hơn hẳn hình thức nuôi quảng canh tự nhiên, lại quản lý được dịch bệnh thủy sản, giảm thiệt hại không đáng có. Đồng thời là sự gia tăng nhu cầu nông sản khu vực trong và ngoài tỉnh đã mang lại giá trị kinh tế cao cho ngành. Hiệu quả nuôi thủy sản theo hình thức nuôi được thể hiện ở bảng dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 74 - 76)