Chỉ tiêu Năng suất (Tấn/ha) (Triệu đồng) Vốn đầu tư
I. Nuôi cá ao hồ nhỏ
1. Nuôi quảng canh 1,27 – 1,3 12 - 18 2. Nuôi bán thâm canh 2,5 - 3 30 – 52 3. Nuôi thâm canh 4,5 - 5 75 – 90 4. Nuôi công nghiệp 10 - 12 150 – 180 II. Nuôi cá hồ chứa 0,3 – 0,4 6 - 15 III. Nuôi cá lồng
1. Nuôi cá lồng trên hồ 0,5 - 1 8 - 15 2. Nuôi cá lồng trên sông 0,4 - 1 6 – 15 IV. Nuôi cá ruộng 0,3 – 0,5 4,5 – 7,5 V. Nuôi đặc sản 1. Ba ba 14 - 20 1.680 – 2.400 2. Ếch 56 - 60 1.120 – 1.200 3. Tôm càng xanh 1,5 - 2 75 - 100 4. Cá chiên, cá lăng 1 – 1,5 70 - 110
Tình hình chi phí đầu tư NTTS của các hộ trên địa bàn huyện có sự khác nhau về loại hình nuôi, giống nuôi. Trong đó chi phí đầu tư nuôi công nghiệp ở các ao hồ nhỏ là lớn nhất, trong đó chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn.
Đối với việc nuôi đặc sản đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn bởi người chăn nuôi phải bỏ các khoản chi phí về giống, xây dựng cơ sởđiều kiện nuôi đặc thù.
Ở Vị Xuyên, hộ nuôi trồng thủy sản đang tiếp cận với 3 nguồn vốn của Ngân hàng NN&PTNT (Agribank chi nhánh Vị Xuyên), Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân; hộ nuôi trồng thủy sản cũng là hội viên của các tổ chức chính trị xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ. Đây là hai tổ chức đang phối hợp với ngân hàng triển khai các dự án vay vốn cho nông dân và đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn với tổng huy động vốn 5 năm (2011-2015) Bảng 3.9. Thực trạng vay vốn của các hộ nuôi trồng thủy sản TT Diễn giải Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số hộđiều tra 90 1 Nguồn vốn 1.1 Vốn tự có 90 100,00 1.2 Vốn hỗ trợ, chính sách 3 3,33 1.3 Vốn vay 87 96,67 - Số hộ vay vốn ngân hàng 25 27,78
- Số hộ vay vốn bạn bè, người thân 56 62,22
- Vay khác 34 37,78
2 Khó khăn khi vay vốn -
2.1 Thủ tục vay 64 71,11
2.2 Vốn cho vay ít 31 34,44
2.3 Lãi suất cao 66 73,33
2.4 Thời gian cho vay ngắn 43 47,78
3 Mong muốn về chính sách hỗ trợ - 3.1 Đơn giản thủ tục 90 100,00 3.2 Gia tăng số lượng tiền vay 72 80,00
3.3 Giảm lãi suất 90 100,00
3.4 Khác -
(Nguồn: Tổng hợp từđiều tra, 2017)
Qua điều tra có tới 96,67% hộ dân đều vay vốn, nhưng chủ yếu là vay trong nội tộc, gia đình, vay họ hàng, vay tư nhân,... (vay khác); vay ngân hàng chỉ chiếm 27,78% do vay ngân hàng cần sổđỏ thế chấp tuy nhiên các hộ nuôi cá thường đấu thầu hoặc thuê ao, đầm nuôi nên không có sổ đỏ. Do đó, các hộ nuôi thường vay tư
nhân với lãi suất cao hơn rất nhiều ngân hàng. Vào thời điểm đầu mùa vụ và chính vụ, cần huy động vốn đầu tư lớn kịp thời để đầu tư thức ăn, con giống,... người nuôi thủy sản phải thực hiện vay tín dụng thế chấp của các tổ chức, cá nhân,…
Cũng theo đánh giá của người dân, thủ tục vay và lãi suất cao là yếu tố cản trở lớn tới việc tiếp cận vốn ngân hàng phát triển sản xuất.
3.2.1.4. Giải pháp ứng dụng kỹ thuật và công nghệ NTTS
Thời vụ nuôi cá ở Hà Giang phụ thuộc vào khí hậu, điều kiện tự nhiên khu vực, đối tượng và loại hình nuôi. Thời vụ nuôi thường từ tháng 3, 4 đến tháng 11, 12. Nuôi cá ao hồ nhỏ phần lớn chỉ thực hiện 8 tháng/năm do những tháng mùa khô nước ao hồ thường bị cạn. Nuôi cá lồng trên sông thả giống sớm cỡ lớn, do hoàn toàn chủđộng nên di chuyển tránh lũ, tránh vùng môi trường biến động và chủđộng thu hoạch. Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, huyện cũng đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn các công nghệ nuôi phù hợp. Cụ thể:
Đối với loại hình mặt nước ao, hồ nhỏ: Chủ yếu vẫn áp dụng nuôi bán thâm canh, thâm canh và nuôi công nghiệp. Dùng phân bón là chủ yếu, nhưng bón phân và thức ăn tinh nhiều hơn nên trung bình đạt 2,54 tấn/ha. Đối với những nơi nuôi mật độ cao có máy sục khí, cho thức ăn công nghiệp, sử dụng các loại thuốc phòng trừ dịch bệnh an toàn.
Đối với loại hình xen canh lúa cá: Sử dụng thức ăn tình, một phần thức ăn chế biến. Đối với diện tích sử dụng lúa cá đã giảm được đầu tư phân bón, công làm đất, thuốc trừ sâu cho lúa và sau khi thu hoạch lúa để lại một lượng mùn bã hữu cơ, rơm rạ làm thức ăn cho cá, nhờđó mà năng suất cả lúa và cá đều tăng.
Đối với loại hình mặt sông: Trên các lồng được nuôi đơn loài hoặc ghép nhiều loài và quy mô lồng bè tùy thuộc điều kiện tự nhiên vùng nuôi cho phép. Trên địa bàn huyện Vị Xuyên có sông Lô chảy qua, sông có lòng rộng và sâu nên một số hộ dân và cơ sở lựa chọn nuôi quy mô lớn. Tuy nhiên gặp nhiều khó khăn về giống cỡ lớn, dịch vụ thức ăn công nghiệp, kinh nghiệm tránh lũ,...
Đối với loại hình nuôi trong hồ chứa: Phát triển nguồn lợi tự nhiên, thả giống ra hồ mật độ thưa và quản lý bảo vệđể khai thác. Huyện cũng cho phép cư dân ven hồ đăng ký kinh doanh, khai thác nộp phí và thuế theo quy định, thả giống tái tạo trở lại nguồn lợi, giúp cho người dân ven hồ sống được bằng nghề cá và họ có ý thức công đồng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên, không đánh cá hủy diệt.
Hoạt động khuyến ngư hàng năm đã mở các lớp tập huấn NTTS tới những thôn bản có nhiều diện tích ao hồ để hướng dẫn cho các chủ hộ quy trình kỹ thuật nuôi. Bình quân mỗi năm, huyện được ngân sách Nhà nước (bao gồm cả Trung ương và địa phương) và các chương trình mục tiêu quốc gia, các tổ chức đoàn thể hỗ trợ kinh phí mở được 4 – 5 lớp tập huấn thủy sản cho khoảng 200 người. Ngoài ra còn xây dựng mô hình trình diễn các phương thức nuôi năng suất cao để nhân dân xung quanh học tập làm theo. Vì vậy về cơ bản các hộ nuôi đã nắm được các bước chung của quy trình kỹ thuật nuôi.
Bảng 3.10. Đánh giá mức độ tiếp cận KHKT của hộ nuôi trồng thủy sản Diễn giải Số l(hượng Diễn giải Số l(hượng ộ) Tỷ lệ (%) Tổng số hộđiều tra 90 100,00 1. Tiếp cận với kỹ thuật mới - Đã được tìm hiểu 87 96,67 Mới nghe qua 3 3,33 Chưa được tìm hiểu bao giờ 0 -
2. Các kỹ thuật NTTS được giới thiệu đã thiết thực -
Thiết thực 85 94,44 Bình thường 5 5,56 Không thiết thực 0 - 3. Mức độ áp dụng của các kỹ thuật được phổ biến - Dễ áp dụng 49 54,44 Khó áp dụng 37 41,11 Không áp dụng được 4 4,44 4. Năng suất các sản phẩm NTTS thay đổi như thế nào sau khi áp dụng KHKT vào sản xuất?
Không thay đổi 3 3,33
Tăng không đáng kể 14 15,56
Tăng nhiều 73 81,11
5. Kiến nghị -
Hỗ trợ giá công nghệ mới, giống mới 83 92,22 Thường xuyên phổ biến kỹ thuật mới 80 88,89 Hỗ trợ thâm canh, cải thiện chất lượng giống cho năng
suất cao 77 85,56
(Nguồn: Tổng hợp từđiều tra, 2017)
Qua tìm hiểu thực tế tại 3 xã có hoạt động NTTS phát triển tác giả nhận thấy, các hộ chăn nuôi đã được tiếp cận tốt với KHKT và có đánh giá cao, cụ thể như 96,67% hộ được hỏi đã được tiếp cận với KHKT mới trong NTTS và 94,44% cho rằng các kiến thức này rất thiết thực và giúp các hộ có nhiều kinh nghiệm hơn trong
chăn nuôi, qua đó góp phần tăng năng suất. Tuy nhiên một số kỹ thuật còn mới, không phù hợp với điều kiện chăn nuôi thực tế của một số hộ nên có đến 41,11% người được hỏi trả lời KHKT khó áp dụng vào thực tế. Hiện nay năng suất cá nuôi ao, hồ nhỏ bình quân toàn huyện xấp xỉ 1,0 tấn/ha, thuộc loại trung bình thấp so với mức chung cả nước. Điều đó phản ánh mức độđầu tư và khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh là chưa cao, hiệu quảđạt được thấp, có rất ít mô hình nổi bật về quy mô lớn, doanh thu cao.
3.2.1.5. Giải pháp về liên kết và thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ cá thương phẩm, người dân thực hiện bán tại ao, đầm nuôi hoặc bán tại các chợ đầu mối, chợ bán lẻ trong huyện hoặc khu vực lân cận. Nhìn chung những hộ lựa chọn bán cá thương phẩm tại các chợ có thu nhập cao hơn khi bán tại ao do chênh lệch giá từ 1,2 – 1,5 lần. Hầu hết các hộ nuôi cá tại huyện bán tại ao do không có điều kiện vận chuyển ra tập kết tại chợđầu mối.
Thị trường đầu ra sản phẩm đòi hỏi khắt khe do phải đảm bảo thương phẩm tươi sống. Vì vậy, sản phẩm thủy sản thường được tiêu thụ ngay tại ao nuôi. Hiện nay trên địa bàn huyện hầu hết các sản phẩm nuôi thủy sản được bán trực tiếp cho thương lái chủ yếu (72%) và các thương lái sẽ đem cá phân phối tại các chợ đầu mối và thương phẩm được phân tán khắp nới. Một phần khác (28%) sẽđược các hộ dân thu mua và bán cho các nhà hàng và các hộ bán lẻ. Kênh tiêu thụ sản phẩm thủy sản chủ yếu là các tiểu thương, người thu gom. Do đó, có sự chênh lệch giá lớn khi tới tay người tiêu dùng. Chợ cá thường tập trung nhỏ lẻ tại các địa phương và được tập kết ra một số chợ vùng lân cận đểđáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Theo điều tra, ước lượng có khoảng 55% sản lượng thủy sản hộ nuôi bán trực tiếp cho thương lái đến tại các ao, đầm nuôi, đây là các tiểu thương chuyên buôn bán cá thịt, cá giống cung cấp cho huyện và các địa phương lân cận. Những hộ thu gom hàng năm thu mua khoảng 35% sản lượng cá nuôi tại Vị Xuyên, sản phẩm thu mua chủ yếu là cá thịt và xuất bán cho các nhà hàng (khoảng 75% tổng sản lượng nhà thu gom mua) và người dân, người bán lẻ khoảng 25%.
Các thương lái thu mua số lượng lớn cá của địa phương cung cấp cho các chợ đầu mối phục vụ tiêu dùng, sản lượng được thương lại thu mua chủ yếu vận
chuyển ra các chợ lớn, đầu mối. Bên cạnh đó là các mối quan hệ khăng khít giữa chợ đầu mối quy mô lớn và các chợ địa phương trong khâu tiêu thụ sản phẩm cá tươi sống.
Người tiêu dùng mua khoảng 10% tổng sản lượng cá của hộ nuôi, chủ yếu là người dân sống gần ao nuôi hoặc người làm thuê. Cá tươi sống được mua ngay tại hộ nuôi, một lượng nhỏ hộ tiêu dùng mua cả tại các chợ cóc, quy mô nhỏở các thôn.
3.2.1.6. Giải pháp về vấn đề môi trường
Hình thức NTTS trên địa bàn huyện thời gian qua có nhiều sự thay đổi, hình thức trang trại có xu hướng tăng, chưa có hợp tác xã NTTS, chủ yếu vẫn là hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình NTTS. Nhìn chung, hoạt động sản xuất NTTS toàn huyện đang phát triển mạnh theo hai hướng sản suất hàng hóa tập trung và nuôi truyền thống. Nuôi theo hình thức sản xuất hàng hóa tập trung có chiều hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây, các kỹ thuật công nghệ tiên tiến ngày càng được ứng dụng rộng rãi, đạt hiệu quả cao, trong đó mô hình NTTS phát triển mạnh nhất. Tuy nhiên các hộ NTTS tăng đầu tư nhưng không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật dẫn đến ô nhiễm môi trường nuôi. Ngoài ra, một số xã trên địa bàn huyện phát triển nuôi thủy sản mang tính tự pháp, ồ ạt. Hậu quả là dịch bệnh tràn làn, tỷ lệ mất mùa cao,.. dẫn đến thua lỗ.
Trong quá trình làm đất trồng trọt, chăn nuôi hoặc đào đắp ao nuôi thủy sản, đào kênh mương, vệ sinh ao nuôi sau mùa thu hoạch… đã làm cho tầng phèn tiềm ẩn bị tác động bởi quá trình ôxy hóa, sẽ diễn ra quá trình lan truyền phèn rất mãnh liệt, làm giảm độ pH môi trường nước, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tôm, cá trong nuôi trồng. Các nguồn nước thải ra sông rạch đã tác động làm cho môi trường nước bị biến đổi. Chất lượng nước trong các ao nuôi thủy sản cho thấy dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, cần xử lý triệt để trước khi thải ra sông rạch.
Tuy nhiên rất khó kiểm soát các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là nguồn nước, khi mà một số hộ dân ngại khó, ngại tốn kém chi phí, mà xả thẳng nguồn nước bẩn từ ao nuôi ra sông. Nhiều hộ tranh thủ xả bùn ao ra sông, xả nước vào ban đêm hoặc khi cơ quan chức năng không kiểm tra. Nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi cá lồng trên sông, nuôi cá
trong ao, cùng với lượng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước. Những năm gần đây, dịch bệnh đã phát sinh trên diện rộng ở các loại cá, tôm nuôi diễn biến rất phức tạp gây nhiều thiệt hại đối với người nuôi trồng thủy sản.
Đối với các khu vực trồng lúa, việc lấy nước vào ra đồng ruộng gần như bắt buộc phải làm. Khi thời gian mùa vụ ngắn lại, nông dân sản xuất nhiều vụ trong năm, nhu cầu lấy nước vào rửa độc chất trong ruộng càng tăng lên. Sau mỗi vụ lúa, xác bã thực vật, chất hữu cơ dư thừa, hóa chất bảo vệ thực vật,… sẽ theo nguồn nước xả thẳng ra sông mà không hề có biện pháp xử lý nào. Nguồn chất thải này chỉ một phần ít được hóa giải, phần còn lại tích tụ lâu ngày trở thành nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường sinh thái.
Bảng 3.11. Đánh giá của hộ nuôi trồng thủy sản về tác động môi trường
Diễn giải
Việt Lâm Trung Thành Quảng Ngần Số
lượng T(%) ỷ lệ lượSống T(%) ỷ lệ lượSống T(%) ỷ lệ
Tổng số hộđiều tra 30 100,00 30 100,00 30 100,00 1. Về nguồn nước xung
quanh khu NTTS Không bị ảnh hưởng 10 33,33 7 23,33 7 23,33 Ảnh hưởng tích cực 0 - - - Ảnh hưởng tiêu cực 20 66,67 23 76,67 23 76,67 2. Tỷ lệ xuất hiện dịch bệnh của thủy sản Cao 15 50,00 16 53,33 18 60,00 Trung bình 11 36,67 13 43,33 10 33,33 Thấp 4 13,33 1 3,33 2 6,67 3. Tỷ lệ suy giảm số lượng các loài tự nhiên
Suy giảm nhanh 3 10,00 4 13,33 4 13,33 Không suy giảm 5 16,67 2 6,67 8 26,67 Suy giảm chậm 18 60,00 22 73,33 16 53,33 Một số loài không thấy xuất hiện 4 13,33 2 6,67 2 6,67 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2017)
Vai trò của yếu tố môi trường như chất lượng nước đến NTTS rất quan trọng, thâm chí là yếu tố quyết định, do nghề NTTS trước hết là nghề “nuôi nước”. Điều tra cho thấy, trên 650% hộ được hỏi cho rằng nguồn nước xung quanh khu vực có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động NTTS. Điều này dẫn đến việc xuất hiện dịch bệnh có hại cho các hộ như ở xã Việt Lâm có tới 50% người được hỏi trả lời tỷ lệ xuất hiện dịch bệnh của thủy sản từ môi trường là cao; tỷ lệ này ở xã Trung Thành là 53,33% và xã Quảng Ngần là 60%.
Bên cạnh đó các mô hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn sử dụng lượng nước lớn từ môi trường, trong quá trình nuôi thả, lượng thứa ăn dư thừa cùng phế thải của thủy sản gây ô nhiễm vùng nuôi, bên cạnh đó, việc thay nước thường xuyên khiến phần nước ô nhiễm tràn bên ngoài, lan rộng. Chính quyền huyện đã đầu tư các hệ thống công trình, hạ tầng cơ sở phụ vụ cho NTTS, tương lai sẽ khắc phục được tình trạng này, trả lại môi trường nuôi sạch, an toàn đế phát triển nuôi thủy sản.