Tình hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.3. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Hà Giang

Nuôi trồng thủy sản ao hồ nhỏ giai đoạn 2011 – 2015 đã có sự tăng trưởng khá nhanh cả về diện tích, sản lượng, năng suất. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2011 là 1.601,80 ha đến năm 2015 đạt 2.000 ha, diện tích tăng lên là do các địa phương đã chú trọng tận dụng diện tích hoang hóa và chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang đào ao nuôi trồng thủy sản. Sản lượng nuôi trồng năm 2011 là 1.498,76 tấn, đến năm 2015 đạt 1.900,7 tấn.

Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản, mạnh dạn chuyển dần từ nuôi quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh và thâm canh cho năng suất cao và đặc biệt là sự quan tâm hướng dẫn kỹ thuật của ngành thuỷ sản thông qua hoạt động khuyến ngư chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (Xây dựng các mô hình trình diễn, tập huấn kỹ thuật) đến tận các xã, phường, năng suất nuôi bình quân năm 2011 đạt 1,0 tấn/ha, đến năm 2015 tăng 1,3 – 1,5 tấn/ha.

Đối tượng nuôi: Chủ yếu là đối tượng nuôi truyền thống (cá Trắm, Chép, Trôi, Mè,...) chiếm tới 90% sản lượng và diện tích nuôi trồng. Hiện nay, tỉnh đã và đang tiếp tục đẩy mạnh nuôi một sốđối tượng cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao như cá Rô phi đơn tính, cá Chép lai V1, cá Lăng chấm, cá Chiên.

Lĩnh vực khoa học công nghệ từng bước được xã hội hóa, phát triển cả ở khu vực nhà nước và tư nhân. Các trại giống của nhà nước chủ yếu sản xuất giống chủ lực như cá rô phi đơn tính, cá chép lai và một số loại thủy đặc sản như cá Bỗng. Từ việc triển khai thành công các đề tài dự án như: “Cho cá Bỗng sinh sản nhân tạo” “Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo cá Chép lai V1”; “Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo cá rô phi đơn tính bằng hormone 17α Methyltestrerone”; “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá Chiên, cá Lăng chấm bằng phương pháp sinh sản nhân tạo” và phương án nuôi thử nghiệm thương phẩm một số giống cá có giá trị đã tạo điều kiện cho các Trại giống và các cơ sở nuôi trồng làm chủ công nghệ, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nâng cao sản lượng, năng suất, đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Với các đề tài đang triển khai thực hiện như đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Chiên trong điều kiện tỉnh Hà Giang” bước đầu cho những kết quả khả quan.

* Chính sách khuyến khích phát triển thủy sản

Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 10/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc thành lập Ban chỉđạo Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 tỉnh Hà Giang.

- Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 04/11/2017của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2457/QĐ-UBND ngày 22/11/2017của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương Đề án Tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh cũng đã ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản như Quyết định số 1052/2011/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 về việc ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất Nông lâm nghiệp – Thủy sản theo cơ chế chính sách của nghị quyết 30a trên địa bàn tỉnh Hà Giang và Nghị Quyết số 47/2012/QĐ- HĐND về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Cơ bản các chính sách đã có tác động sâu rộng đến nhân dân trên địa bàn như chính sách hỗ trợ chuyển đổi đất nông nghiệp, hỗ trợ lồng nuôi thủy sản đóng mới, tổng diện tích đã chuyển đổi đạt 125 ha, số lồng nuôi đóng mới tăng lên trên 100 lồng. Tuy nhiên cũng có một số chính sách chưa phát huy hiệu quả như hỗ trợ xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa cơ sở sản xuất giống thủy sản nhất là các cơ sở tư nhân.

1.2.4. Bài hc kinh nghim cho phát trin nuôi trng thy sn cho huyn V Xuyên

Qua thực tế tìm hiểu cho thấy tiềm năng, lợi thế của huyện Vị Xuyên còn rất rất lớn để phát triển NTTS các đối tượng thủy đặc sản, bảo vệ và bảo tồn nguồn lợi thủy sản nội địa và ổn định sinh kế của người dân. Tuy nhiên, việc phát triển trong thời gian qua còn phân tán, nhỏ lẻ, công tác bảo vệ tái tạo nguồn lợi chưa được chú trọng, công tác nghiên cứu KHCN chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nuôi nước ngọt, sinh kế của người dân con khó khăn. Định hướng phát triển thời gian tới, bài học kinh nghiệm cho huyện như sau:

Thứ nhất: Phát triển NTTS toàn diện trên cơ sở tái cơ cấu ngành với các nhóm giải pháp KHCN để nâng cao năng suất, hạ giá thành, tổ chức lại sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết trong NTTS. Trước mắt, phát triển sản xuất hướng tới thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng, nhưng cần có định hướng mở rộng thị trường để xuất khẩu.

Thứ hai: Quy hoạch vùng nuôi hợp lý, chuyển đổi diện tích đất ruộng xấu sang NTTS, phát triển hình thức nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa cho giá trị cao.

Thứ ba: Tăng cường kiểm soát tốt môi trường, dịch bệnh, chấn chỉnh công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tổ chức điều tra nguồn lợi ở các khu vực để có các giải pháp thanh tra, kiểm tra và phát triển các mô hình quản lý dựa trên cộng đồng.

Thứ tư: Đối với đồng bào dân tộc miền núi kinh nghiệm nuôi cá còn nhiều hạn chế, vì vậy việc tuyên truyền, vận động bà con tuân thủđúng quy trình kỹ thuật là cực kỳ quan trọng và phải tiến hành thường xuyên theo phương châm “cầm tay chỉ việc”. Bên cạnh đó, do không có kinh nghiệm nên người dân chủ yếu mua cá giống do thương lái chở đi bán rong đưa tới, kích cỡ nhỏ, chất lượng không bảo đảm nên tỷ lệ hao hụt cao. Trong khi cá giống do Trạm KN hỗ trợ đều có chất lượng tốt, có giấy chứng nhận rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)