CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu
Vị Xuyên là huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nằm trong những huyện lớn nhất của tỉnh. Toàn huyện có 1.116,16
ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó các xã có diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung và lớn như: Việt Lâm, Trung Thành và Quảng Ngần. Qua đó, nghiên cứu tập trung điều tra mẫu ở 3 đại diện cho ngành nuôi trồng thủy sản của huyện Vị Xuyên là: Xã Việt Lâm, Trung Thành và Quảng Ngần.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.2.1. Số liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các trang web và các công trình nghiên cứu đã được công bố, các báo cáo, nghị quyết của UBND tỉnh Hà Giang, Sở Nông nghiệp & PTNT, Cục Thống kê, UBND huyện Vị Xuyên.
Các tài liệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu được thu thập ở các phòng ban của huyện và thông qua các báo cáo, thống kê tình hình kinh tế xã hội hằng năm của 3 xã nghiên cứu và của huyện Vị Xuyên (Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Nông nghiệp &PTNT, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thống kê và các Phòng ban liên quan).
2.3.2.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các phương pháp sau đây: a. Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc xây dựng biểu mẫu điều tra; phỏng vấn trực tiếp theo phiếu điều tra (bảng hỏi) với các chỉ tiêu cụ thểđối với các đối tượng được chọn để thực hiện điều tra mẫu các hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản có tính chất đại diện phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài; thông qua trao đổi trực tiếp, quan sát thực tế.
Xác định quy mô mẫu theo công thức tính: ) * 1 ( 2 e N N n + = Trong đó: n: Quy mô mẫu N: Kích thước của tổng thể. N = 300
Ta có: n = 300/ ( 1 + 300 * 0,12) = 87,7 hộ => quy mô mẫu làm tròn: 90 hộ. Chọn hộ điều tra: Do điều kiện về thời gian, kinh phí và cán bộ hỗ trợ, mỗi xã chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 30 hộđiều tra. Thông qua trao đổi với chủ tịch xã, chủ tịch hội nông dân hay chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, tác giả xác định cụ thể các hộ điều tra. Tiêu chí cơ bản lựa chọn hộ như sau: quy mô nuôi trồng, kinh nghiệm nuôi trồng, loại hình nuôi trồng để đảm bảo tính đại diện tốt nhất cho mẫu khảo sát. Ngoài ra, một số tiêu chí khác tác giả cũng quan tâm và xem xét như khả năng cung cấp thông tin của hộ, hộ hiện đang có tại địa phương (bởi hiện nay một số hộđi làm ăn tại địa phương khác hoặc đi làm thuê hàng ngày (sáng đi, tối về), hộ cán bộ hay hộ thuần nông dân, ... Thông qua phiếu điều tra 90 hộ đã chọn nhằm phân tích thực trạng sản xuất, vốn, sử dụng lao động, nguồn nguyên liệu đầu vào, ý kiến đánh giá về các chính sách về nuôi trồng thủy sản của địa phương, mức độ hài lòng về cơ sở vật chất phục vụ nuôi trồng thủy sản, những mong muốn kiến nghị của hộ,... tại thời điểm nghiên cứu.
b. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
Đối tượng phỏng vấn là cán bộ lãnh đạo phụ trách lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và những người cung cấp thông tin khác.
Thông qua bảng kiểm kê phỏng vấn bán cấu trúc cán bộ xã và một số cơ quan liên quan về các giải pháp thực hiện, thu thập ý kiến đánh giá các hoạt động và các số liệu cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
- Phương pháp phân tích Excel
Các loại số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu được được kiểm tra, phân tổ và tổng hợp theo hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đã xây dựng sử dụng phần mềm thống kê Excel.
- Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được áp dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng nuôi trồng, và thực trạng triển khai các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu đã xây dựng phản ánh dưới dạng số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và như diện tích, hệ thống cơ sở hạ tầng,
các nguồn đầu vào vụ phục vụ nuôi trồng thủy sản, kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Các kết quả này được biểu diễn dưới dạng các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị và các hình nhằm phản ánh kết quả của thực hiện các chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Vị Xuyên trong thời gian qua.
- Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Vị Xuyên thông qua việc so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian, theo quy mô sản xuất, theo loại hình nuôi và theo vùng. Kết quả của phân tích này sẽ là cơ sở của việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản và triển khai các giải pháp phát triển NTTS của huyện.