Tình hình sử dụng con giống thủy sản của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 59 - 60)

Diễn giải Số hộ (%)

Tổng số mẫu điều tra 90 100,000

1. Nguồn con giống -

- Tựươm 52 57,78

- Mua của thương lái (nhập về) 43 47,78

- Mua của trung tâm thủy sản tỉnh 68 75,56

- Mua các hộươm khác trong vùng 16 17,78 2. Mong muốn có cơ sởươm giống gần khu sản xuất 90 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từđiều tra, 2017)

Kết quả điều tra từ các hộ NTTS cho thấy nguồn giống được nhập từ các nguồn như tự ươm, mua của thương lái, mua của trung tâm thủy sản tỉnh, mua các hộ ươm khác trong vùng. Trong đó hình thức mua giống của Trung tâm thủy sản tỉnh là cao nhất chiếm 75,56%, phần lớn lượng giống nhập về có nguồn gốc rõ ràng, có thương hiệu, chất lượng khá đảm bảo, một số lô nhập về đã được ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát trong quá trình vận chuyển và nhập giống về. Tuy nhiên, trung tâm trên địa bàn huyện không đủ cung cấp cho các hộ nuôi, các hộ phải nhập giống từ huyện khác về, do mua giống ở xa nên quá trình vận chuyển không tránh khỏi làm xây sát, sặc khí,…phần nào ảnh hưởng đến chất lượng con giống. Việc mua giống ở xa, mất chi phí vận chuyển cũng làm tăng tổng chi phí đầu tư NTTS, giảm hiệu quả sản xuất.

Trong thời gian qua, để đáp ứng đủ giống cho nhu cầu phát triển NTTS, tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Vị Xuyên nói riêng đã thực hiện được các giải pháp như đầu tư nâng cấp mở rộng Trung tâm thủy sản, nâng cao trình độ kỹ thuật, chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất giống tư nhân,... Tuy nhiên chất lượng cá giống lưu thông trên địa bàn chưa cao, chưa có sự kiểm soát chặt chẽ. Việc mua bán, vận chuyển giống chưa được thực hiện công bố chất lượng, phần lớn giống thả được vận chuyển từ nơi khác tới không rõ nguồn gốc. Cỡ giống bán chủ yếu là cá hương 2 -3cm, hao hụt lớn khi đưa xuống ao hồ rộng làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả nuôi và phong trào trong nhân dân. Việc ương giống chỉ xuất hiện rải rác ở

các hộ dân với diện tích ương giống ít, tập quán lạc hậu do chưa được phổ cập trình độương giống.

Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của của các trại sản xuất giống còn thiếu, đặc biệt là thiếu cán bộ kỹ thuật được đào tạo bài bản theo đúng hệ thống. Lực lượng kỹ thuật hiện nay chủ yếu là công nhân lao động lâu năm, chưa qua đào tạo hệ thống tại các trường chính quy.

b. Về thức ăn

Đối với NTTS thâm canh thì việc sử dụng thức ăn chế biến là yêu cầu bắt buộc, mức độ thâm canh càng cao thì tỷ lệ thức ăn chế biến càng nhiều. Nguyên liệu dùng chế biến thức ăn thủy sản rất sẵn ở địa phương như sắn, cám gạo, ngô, sản phẩm thủy sản chất lượng thấp hoặc thải loại. Cần mua thêm các thành phần bổ sung như đạm, khoáng, vitamin,... Dây chuyền thiết bị chế biến thức ăn lắp đặt tại gia đình gồm máy nghiền, máy trộn, đùn viên, sấy hoặc phơi khô thủ công. Tùy theo yêu cầu số lượng có thể sử dụng máy công suất lớn hay nhỏ. Do đó việc chế biến thức ăn nuôi thâm canh dễ dàng, có thể sản xuất tại gia đình hoặc xây dựng xưởng quy mô lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)