Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017
1. Lao động NTTS Người 856 960 1.245 2. GTSX Triệu đồng 24.269,40 51.818,40 84.048,50 3. GTSX/LĐ NTTS Triệu đồng /LĐ 28,35 53,98 67,51
(Nguồn:PhòngNN&PTNThuyệnVị Xuyên)
Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nuôi trồng thủy sản 3 năm (2015 - 2017) cho thấy mức thu nhập trên lao động nuôi trồng thủy sản (tính theo giá trị sản xuất) tăng nhanh từ 28,32 triệu đồng/lao động (năm 2015) lên mức 67,51 triệu đồng/lao động (năm 2017). Phát triển nuôi trồng thủy sản đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập
cho hộ nông dân, thu hút 1.245 lao động nông nhàn tham gia nuôi trồng thủy sản. Đây là kết quả thể hiện sự cố gắng nỗ lực rất lớn của cấp ủy chính quyền và người dân từ huyện đến cơ sởđối với hoạt động chuyển đổi, phát triển nuôi trồng thủy sản.
3.2.2.2. Kết quả NTTS của các xã nghiên cứu
a. Kết quả NTTS theo hướng nuôi
Diện tích nuôi thủy sản của huyện Vị Xuyên khá lớn cho thấy sự quy hoạch và phát triển thủy sản tập trung của huyện được chú trọng, tạo điều kiện cho dân dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, mở rộng nuôi thủy sản.
Qua phân tích thực trạng tác giả nhận thấy hình thức NTTS ở các ao, hồ nhỏ chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%), bên cạnh đó do thời gian có hạn nên tác giả tập trung điều tra các hộ NTTS theo hướng ao hồ nhỏ. Để thuận tiện cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả của hình thức nuôi thủy sản trên địa bàn huyện, chia các hộ NTTS thành các nhóm theo mô hình nuôi như sau:
(1) AC: gồm các hộ nuôi theo mô hình ao – chuồng (2) AV: gồm các hộ nuôi theo mô hình ao – vườn
(3) VAC: gồm các hộ nuôi theo mô hình vườn – ao – chuồng
Nghiên cứu cho thấy, diện tích NTTS bình quân của các hộ xã Việt Lâm là lớn nhất, bình quân gần 3ha/hộ, sau đó là xã Trung Thành có diện tích khoảng 2,4ha/hộ và thấp nhất là xã Quảng Ngần chỉ gần 2ha/hộ. Diện tích NTTS tính ở đây bao gồm diện tích ao nuôi của các hộ và diện tích hồ nhỏ, ao đấu thầu,thuê thêm để mở rộng quy mô nuôi trồng. Nhìn chung, quy mô nuôi thủy sản có sự khác biệt rõ rệt giữa các xã trong huyện Vị Xuyên và giữa các hộ trong cùng một xã, sự khác nhau này phụ thuộc lớn vào điều kiện và khả năng sản xuất của mỗi hộ. Các hộ nuôi con giống thường có quy mô nhỏ hơn các hộ nuôi thương phẩm; mặt khác, hình thức nuôi bán thâm canh kết hợp với ao, chuồng, ruộng. Mô hình nuôi có diện tích lớn nhất là AC; với mô hình này các hộ thường thuê lại các hồ, đầm có diện tích mặt nước lớn kết hợp với chăn nuôi để phát triển. Mô hình này có diện tích hơn 3,5ha/hộ, các mô hình khác có diện tích nhỏ hơn từ 2-3ha/hộ.
Kết quả và hiệu quả NTTS theo hướng kết hợp ngành được thể hiện ở bảng 3.14. Từ bảng số liệu có thể thấy, tổng giá trị sản xuất các mô hình tương đối cao
và mang lại hiệu quả nhất định. Trong đó mô hình VAC có giá trị sản xuất trên 1 ha là cao nhất gần 160 triệu đồng/ha gấp các mô hình AV, AC lần lượt là 1,39:1,13. Lý do là mô hình tập trung chuyên nuôi cá kết hợp với việc tận dụng nguồn phụ phẩm từ các ngành khác nên mật độ thả cá nhiều, cho sản lượng cao nên tổng giá trị sản xuất lớn hơn các mô hình khác. Đây là mô hình đạt hiệu quả kinh tế khá cao của người dân nơi đây, hàng năm người dân thực hiện mô hình sản xuất chăn nuôi và trồng trọt khép kín với ao hồ phục vụ nước tưới cho cậy ăn quả, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ thức ăn cho cá.
Bình quân doanh thu của các mô hình nuôi bán thâm canh đạt 121,88 triệu đồng/ha. Nhưng mô hình này còn tương đối hạn chế trên địa bàn huyện. Hiện nay, huyện đã có nhiều chính sách phát triển phù hợp với từng khu vực, từng xã, chất đất của các địa phương để phát huy tối đa lợi thế của vùng. Giá trị mỗi mô hình tăng hàng năm. NTTS đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế vùng.