Quan điểm, định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 90 - 91)

Trên những quan điểm chung về phát triển Nuôi trồng thủy sản tỉnh Hà Giang và Phát triển tổng thể kinh tế xã hội huyện Vị Xuyên đến năm 2020, quan điểm phát triển Nuôi trồng thủy sản huyện Vị Xuyên được đưa ra như sau:

- Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản huyện trở thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh trên cơ sở khai thác và tận dụng tiềm năng, tiềm lực và vị trí kinh tế của huyện. Đồng thời phát triển mạnh hậu cần dịch vụ và đầu tư hạ tầng cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hướng tới phát triển bền vững.

- Phát triển nuôi trồng thuỷ theo hướng tái cơ cấu ngành, tập trung vào các sản phẩm có giá trị kinh tế, năng suất và chất lượng sản phẩm cao, phải gắn với thị trường, lấy hiệu quả kinh tế là động lực.

Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Vị Xuyên

- Phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất - khai thác tài nguyên tái tạo, lợi thế của nghề cá nhiệt đới.

- Gắn xây dựng thuỷ sản thành ngành sản xuất hàng hoá tập trung, thống nhất với quản lý và phát triển theo vùng, phù hợp với cơ cấu kinh tếđược quy hoạch cho các vùng, miền.

- Lựa chọn, phát triển và áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, bảo đảm sức cạnh trạnh cao, đáp ứng các yêu cầu bền vững, các đòi hỏi của hội nhập phù hợp với khả năng đầu tư và đặc thù của nghề cá nhân dân.

- Thông qua triển khai các chính sách đổi mới, đặc biệt là các chính sách về thị trường, các thành phần kinh tế và đất đai, mặt nước để phát huy cao nhất tiềm năng và các nguồn lực cho phát triển ngành. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ, các dự án quốc tế.

- Xây dựng cơ cấu thị trường và cơ cấu sản phẩm ổn định, vừa có tính cạnh tranh cao, vừa chủ động đối phó với các rào cản thương mại trong quá trình hội nhập. Nâng dần tiêu thụ trong nước gắn với phát triển thị trường nội địa. Phát triển mạnh và đổi mới dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng các đối tượng thuỷ sản theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái, tạo sản phẩm xuất khẩu.

- Hình thành các vùng nuôi công nghiệp tập trung có quy mô diện tích lớn theo tiêu chuẩn GAP phù hợp với từng thị trường, tạo sản lượng hàng hoá lớn phục vụ xuất khẩu, gắn với truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu thuỷ sản uy tín chất lượng cao.

Mục tiêu phát triển đến năm 2025:

- Tổng diện tích NTTS: 1.250 ha - Sản lượng nuôi trồng: 2.000 tấn - Tăng trưởng hàng năm: 15%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 90 - 91)