Nhóm chỉ tiêu quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 42)

- Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, - Diện tích nuôi trồng thủy sản của hộ, % diện tích nuôi trồng thủy sản so với tổng diện tích sản xuất nông nghiệp của hộ vốn có. - Quy hoạch vùng nuôi hợp lý? Chưa hợp lý? 2.4.2. Nhóm ch tiêu cơ s h tng - Giao thông:

+ Tổng chiều dài, chiều rộng đường bê tông được xây dựng trong các khu nuôi trồng thủy sản.

+ Số hộ, % hộ có đường giao thông thuận tiện để nuôi trồng thủy sản. + Mức độ thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển đầu vào đầu ra. - Thủy lợi:

+ Chiều dài, chiều rộng hệ thống kênh mương dẫn và tiêu nước;

+ Số hộ, % số hộ có hệ thống kênh mương dẫn và tiêu nước đến tận ao nuôi + Mức độ thuận tiện cho việc lấy nước, tiêu nước quanh năm.

- Nước sạch: Số hộ, % số hộ được cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt tại khu nuôi trồng thủy sản.

- Điện: Số hộ, % hộđược cung cấp điện ổn định và kéo điện đầy đủ.

2.4.3. Nhóm ch tiêu v vn

- Số hộ, % hộ sử dụng vốn tự có để sản xuất.

- Số hộ, % hộ sử dụng vốn vay từ các nguồn vốn khác. - Các nguồn vốn được huy động.

- Vốn/hộ, vốn vay/hộ, tỷ lệ vốn vay/tổng vốn của hộđối với mỗi nguồn vay - Lãi vay, thời gian vay, thủ tục vay vốn.

- Khả năng vay vốn khó, dễ?

2.4.4. Nhóm ch tiêu v khuyến nông, khuyến ngư

- Số hộ, % hộđược tham gia, tìm hiểu, tiếp cận công nghệ tiên tiến trong sản xuất nuôi trồng thủy sản.

- Số hộ, % hộ áp dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản.

- Số buổi tập huấn, hội thảo hay các chương trình hỗ trợ và nâng cao kiến thức nuôi trồng thủy sản được tổ chức.

- Nguồn cung cấp, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ mới.

- Đánh giá: Mức độ phổ biến- thiết thực- áp dụng- đáp ứng nhu cầu của các kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.

2.4.5. Nhóm ch tiêu v th trường

- Đầu vào, đầu ra cho các sản phẩm thủy sản do hộ tự tìm hiểu hay được cung cấp, liên kết?

- Đối tác thường xuyên thu mua sản phẩm nuôi trồng thủy sản.

- Giá bán, tỉ lệ chênh lệch giá khi bán cho thương lái với giá bán lẻ trên thị trường. - Mức độ tiếp cận thị trường khó - dễ?

- Hoạt động của địa phương về thúc đẩy tiêu thụ thông qua quảng cáo, hội thảo với các doanh nghiệp,...

2.4.6. Nhóm ch tiêu v liên kết sn xut

- Hình thức liên kết:Giữa các hộ nuôi;Cung ứng đầu vào - hộ nuôi; Hộ nuôi - thu gom đầu ra;Hình thức khác.

- Số hộ, % hộ tham gia liên kết sản xuất.

- Lợi ích của việc liên kết: vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật, con giống, thức ăn, trang thiết bị....

- Đánh giá liên kết: liên kết tạo ra hiệu quả hay không?

2.4.7. Nhóm ch tiêu v môi trường

- Mức độ ô nhiễm nguồn nước xung quanh theo đánh giá cảm quan. - Tỷ lệ bệnh dịch xuất hiện trong các khu nuôi trồng thủy sản.

- Đánh giá mức độảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đến môi trường xung quanh.

2.4.8. Nhóm ch tiêu v các yếu tnh hưởng đến nuôi trng thy sn

* Chính sách:Các chính sách hỗ trợ trước và sau cho hộ nuôi trồng thủy sản, hiệu quả của các chính sách hỗ trợđược thể hiện như thế nào

* Năng lực cán bộ địa phương:Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ phụ trách nuôi trồng thủy sản, mức độ quan tâm đến hoạt động nuôi trồng thủy sản.

* Điều kiện tự nhiên vùng nuôi trồng thủy sản:Đặc điểm đất đai, khí hậu, hệ thống kênh mương, nguồn nước.

* Sự tham gia của người dân:Mức độ tham gia của người dân trong nuôi trồng thủy sản, học vấn của các hộ tham gia.

2.4.9. Nhóm ch tiêu phn ánh kết qu và hiu qu hot động nuôi trng thu sn

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả nuôi trồng:

- Diện tích, sản lượng và năng suất bình quân. Trong đó năng suất nuôi bình quân được tính bằng công thức sản lượng nuôi trồng trên diện tích nuôi.

- Tổng giá trị sản lượng ngành thuỷ sản (bao gồm cả giá trị sản lượng khai thác và nuôi trồng) được tính theo mức giá hiện hành.

- Giá trị sản lượng trên đơn vị diện tích: được tính bằng cách lấy giá trị sản lượng nuôi từng năm chia cho diện tích nuôi trồng năm đó.

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm).

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ trong một thời kỳ sản xuất, bao gồm:

+ Chi phí vật chất bao gồm chi phí về con giống, thức ăn, thuốc thú y, tiền điện, chất độn chuồng và các công cụ, dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi.

- Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của hộ sản xuất ra bao gồm cả công lao độlợi nhuận trong thời kỳ sản xuất của hộ.

* Nhóm chỉ tiêu hiệu quả:

- Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian (VA/IC; MI/IC) - Hiệu quả sử dụng tổng chi phí ( VA/TC; MI/TC) - Hiệu quả sử dụng lao động:

+ Giá trị gia tăng (VA)/ ngày lao động gia đình + Thu nhập hỗn hợp (MI)/ ngày lao động gia đình

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vị Xuyên là một huyện miền núi, biên giới nằm ở của ngõ phía Nam của tỉnh Hà Giang với vị trí cụ thể:

- Phía Bắc giáp huyện Quản Bạ;

- Phía Tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì; - Phía Nam giáp huyện Bắc Quang;

- Phía Đông giáp thành phố Hà Giang và huyện Na Hang (Tuyên Quang). Huyện Vị Xuyên là huyện có lợi thế lớn nhất của tỉnh Hà Giang về giao thông, phát triển kinh tế bởi nằm ở cửa ngõ và bao quanh thành phố Hà Giang có trung tâm huyện lỵ nằm trên quốc lộ 2, cách thành phố Hà Giang 24 km, có của khẩu Quốc gia Thanh Thủy nới giao thương và phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang với nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc.

Huyện Vị Xuyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 147.840,92 km² với dân số 105.512 người, gồm 19 dân tộc sinh sống như: Tày, Dao, Kinh, Nùng…trong đó dân tộc Tày chiếm đa số, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 14,7% theo tiêu chí mới (Niên giám Thông kế tỉnh Hà Giang- 2016) và được phân chia theo đơn vị hành chính bao gồm 2 thị trấn (thị trấn Vị Xuyên, thị trấn Việt Lâm và 22 xã (Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Trung Thành, Ngọc Linh, Linh Hồ, Việt Lâm, Đạo Đức, Phú Linh, Quảng Ngần, Thượng Sơn, Cao Bồ, Kim Linh, Kim Thạch, Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Minh Tân, Phong Quang, Thuận Hòa, Tùng Bá).

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai

Địa hình huyện Vị Xuyên khá phức tạp, phần lớn là đồi núi thấp, sườn thoải xen kẽ những thung lũng tạo thành những cánh đồng rộng lớn cùng với hệ thống những sông suối, ao hồ, thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Độ cao trung bình từ 300-400m so với mặt nước biển, phía Tây có núi Tây Côn Lĩnh cao 2.419m, sông Lô chảy qua địa phận huyện với chiều dài 70km có diện tích lưu vực khoảng 8.700 km2.

- Đất đai được phân loại thành 4 nhóm đất chính là: Nhóm đất phù sa (phân bố chủ yếu dọc 2 bên của Sông Lô), nhóm đất vàng đỏ (có độ cao dưới 900m so với mực nước biển), nhóm đất đỏ vàng trên núi (có độ cao từ 900-1.800m so với mực nước biển) và nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Nhìn chung, các loại đất của huyện Vị Xuyên rất thích hợp cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn

Huyện Vị Xuyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và phân chia thành 4 mùa rõ rệt.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22-240C + Mùa hè nhiệt độ trung bình là 25-270 C. + Mùa đông nhiệt độ trung bình là 180C.

- Độẩm không khí tương đối cao, trung bình hàng năm từ 80 - 85%.

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 3.000-4.000mm và phân bố không đều/năm. Lượng mưa nhiều tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm nên thường xẩy ra những đợt lũ quét, lũ ống gây ảnh đến sản xuất NLN. Lượng mưa ít tập trung từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, trung bình từ 40-45mm.

- Số giờ nắng hàng năm trung bình 1.450 giờ.

Huyện Vị Xuyên là nơi đầu nguồn của dòng sông Lô từ nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc chảy qua địa phận huyện với chiều dài 70km với chếđộ dòng chảy không đồng đều, mùa nước cạn từ tháng 11 đến tháng 12, nước cạn kiệt từ tháng 1 đến tháng 4 và mùa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 9.

3.1.2. Đặc đim kinh tế - xã hi

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Huyện Vị Xuyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 147.840,92 ha với 23.030,42 ha đất nông nghiệp (chiếm 15,58% so với diện tích đất tự nhiên), trong đó diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản hiện có 517.10 ha.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Vị Xuyên (2015 - 2017)

Đơn vị tính: Ha

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 147.840,92 147.840,92 147.840,92 I. Diện tích đất nông nghiệp 26.513,11 126.506,40 126.505,40

1. Đất sn xut nông nghip 23.030,42 23.023,83 230.023,83 1.1. Đất trồng cây hàng năm 17.066,60 17.010,69 17.060,69 a. Đất trồng lúa 6.571,98 6.571,29 6.571,29 b. Đất trồng cây hàng năm khác 10.494,78 10.489,39 10.489,39 1.2. Đất trồng cây lâu năm 5.963,66 5.963,14 5.963,14 1.3. Đất lâm nghiệp 102.900,22 102.900,13 102.900,13 2. Đất nuôi trng thu sn 517,12 517,10 517,10 3. Đất nông nghip khác 10296,.47 10296,.48 102.965,48

II. Diện tích đất phi nông nghiệp 7.219,61 722,93 7.227,93

1. Đất 1.156,10 1.157,44 1.157,44

1.1. Đất ở tại nông thôn 1.022,90 1.022,90 1.022,90 1.2. Đất ở tại đô thị 133,86 134,54 134,54

2. Đất chuyên dùng 4.010,70 4.018,57 4.018,57 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 7,67 7,64 7,64 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 71,66 71,66 71,66 5. Đất sông sui và mt nước chuyên dùng 1.959,97 1.953,43 1.959,43 6. Đất s dng vào mc đích công cng 2.570,15 2.579,48 2.579,48 7. Đất phi nông nghip khác 1.363,04 4.031,76 4.031,76

III. Đất chưa sử dụng 14.108,21 14.106,60 14.106,60

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Vị Xuyên, 2016)

Trong những năm qua, diện tích tự nhiên của huyện không biến động, diện tích đất nông nghiệp có sự biến động nhỏ là do một số diện tích đất trồng lúa bị khô hạn, thiếu nước sản xuất nên chuyển đổi sang cây trồng cạn như: Ngô, lạc, cây ăn quả... Diện tích nuôi trồng thủy sản ổn định ở mức 517 ha là do địa hình tương đối phúc tạp, độ dốc cao nên kho mở rộng diện tích, Do đó, huyện có chủ trương, đẩy mạnh thâm canh thủy sản để nâng cao năng xuất. Ngoài ra, diện tích đất chưa sử dụng còn tương đối lớn, chiếm gẩn 10% tổng diện tích đất tự nhiên. Vì vậy, huyện

vẫn có chủ trương khuyến khích người dân mở rộng diện tích để chuyển sang đất nông nghiệp, trong đó có cả việc khuyến khích nuôi trồng thủy sản.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Vị Xuyên là một huyện có điều kiện tương đối thuận lợi về phát triển kinh tế, xã hội vì nằm ở cửa ngõ và bao quanh thành phố Hà Giang, là huyện nông nghiệp, có điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi thủy sản; nguồn lao động nông thôn dồi dào, người dân cần cù chịu khó, ham học hỏi kinh nghiệm, tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất, có khát vọng vươn lên làm giàu. Đây là tiềm năng lợi thế của huyện trong phát triển các ngành nghề dịch vụ nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng.

Đến năm 2016, dân số của huyện là 105.512 người, trong đó nữ là 52.488 người chiếm 49,7%, nam giới là 53.024 chiếm 50,3%, ở thành thị có 13.657 người chiếm 12,9% tổng dân số của huyện, ở nông thôn có 91.855 người chiếm 87,1% tổng dân số của huyện. Tỷ lệ dân sốở nông thôn chiếm đa số, còn dân thành thị chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Do là huyện thuần nông nên cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động chủ yếu là ngành nông nghiệp, chiếm đến trên 80%.

3.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật a) Hệ thống giao thông

- Đường bộ: Vị Xuyên là huyện có hệ thống đường bộ thuận tiện cho việc vận chuyển, giao lưu kinh tế trong ngoài huyện. Mạng lưới giao thông đường bộ toàn huyện hiện có 450 km, trong đó:

+ Quốc lộ 2 đi qua địa bàn huyện dài 35 km. + Quốc lộ 4C đi qua địa bàn huyện dài 20 km.

+ Đường liên huyện, liên xã và từ trung tâm huyện đi các xã 395 km

Hiện tại có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và một số tuyến đường huyện được trải nhựa, hầu hết các tuyến đường thôn, xóm hầu nhưđã được bê tông hoá.

b) Hệ thống thủy lợi

Do là huyện miền núi, nên hệ thống thuỷ lợi của huyện Vị Xuyên chủ yếu là hệ thống kênh mương và hệ thống cống đập điều tiết từ các hồ chứa, sông suối.

c) Hệ thống điện nước

- Điện lực: 100% số xã và 92 % số hộđược sử dụng điện lưới quốc gia chất lượng cao.

- Nước sạch: >90 % dân sốđược sử dụng nước sạch hợp vệ sinh.

d) Hệ thống y tế, giáo dục

- Về giáo dục: Đến hết năm 2016, toàn huyện có 78 trường học,trong đó có 10 trường phổ thông dân tộc bán trú. Toàn huyện có 1.170 phòng học đã kiên cố.

- Về y tế: Vị Xuyên có 1 Bệnh viện đa khoa và 21 trạm y tế xã, thị trấn với tổng số 220 giường bệnh phục vụ nhu cầu sức khỏe của nhân dân trên địa bàn, trong đó trung bình có 4,6 bác sỹ/1vạn dân; 21,1 giường bệnh/1vạn dân.

3.1.2.4. Kết quả phát triển kinh tế của huyện

- Về nông nghiệp: Đã quy hoạch vùng sản xuất gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tập trung đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi nội đồng góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. Giá trị sản xuất ước đạt 1.346 tỷđồng. Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 53.500 tấn; Tổng đàn trâu, bò 38.000 con, số lượng xuất bán hơn 2.000 con/năm; đàn lợn 70.000 con, xuất chuồng hàng năm đạt trên 50.000 con, số lượng trang trại phát triển nhanh, một số trang trại quy mô lớn từ 2.000 đến 3.000 con; phát triển nuôi gà bán chăn thả, tổng đàn gia cầm 620.000 con; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 420 tấn/năm.

- Sử dụng có hiệu quả hệ thống chợ các xã như: Chợ thị trấn Vị Xuyên, chợ thị trấn Việt Lâm, chợ xã Đạo Đức,... Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ như: Điện lực, bảo hiểm, vận tải, du lịch tâm linh, viễn thông...góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.

- Thu ngân sách năm 2016 là 130 tỷ đồng. Chi ngân sách đã đảm bảo phục vụ kịp thời cho nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của huyện, tập trung cho giảm nghèo, ưu tiên cho giáo dục - đào tạo, văn hoá... theo định hướng của tỉnh.

3.2. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 42)