Đánh giá của hộ nuôi trồng thủy sản về tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 85)

Diễn giải S(ý kiố lượến) ng T(%) ỷ lệ

Tổng số hộđiều tra 90 100

1. Những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của gia đình là gì?

Giá thấp, bấp bênh, không chủđộng được giá. 85 94,44 Lượng thủy sản quá nhiều, nhu cầu tiêu thụ ít, cạnh tranh cao

dẫn đến lãi thấp 37 41,11

Giá đầu vào tăng cao, giá bán thành phẩm thấp 60 66,67 Không nắm bắt được thông tin trên thị trường 80 88,89

2. Hoạt động hỗ trợ của địa phương trong công tác tiêu thụ

sản phẩm như thế nào?

Không có hoạt động nào 74 82,22

Cung cấp thông tin về giá cả, thị trường, nguyên liệu.... 24 26,67 Hoạt động giới thiệu, quảng cáo với doanh nghiệp thông qua

hội thảo 5 5,56

Hoạt động tổ chức liên kết với các DN thu mua, chế biến thực

phẩm 5 5,56

3. Mong muốn, kiến nghị của gia đình đối với địa phương trong thời gian tới để phát triển việc tiêu thụ sản phẩm ổn

định sản xuất?

Cập nhật và phổ biến thông tin về thị trường, giá cả.... 88 97,78 Quảng cáo, giới thiệu các doanh nghiệp về sản phẩm thủy sản

địa phương 87 96,67

Hỗ trợ trong việc liên kết các doanh nghiệp, cơ sở chế biến

thủy sản bằng các hợp đồng bao tiêu sản phẩm 90 100,00

Theo kết quảđiều tra cho thấy những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của gia đình là: 85 hộ (chiếm 94,44%) cho rằng giá thấp, bấp bênh, không chủ động được giá; 88,89% không nắm bắt được thông tin trên thị trường; 66,67% giá đầu vào tăng cao, giá bán thành phẩm thấp; 41,11% lượng thủy sản quá nhiều, nhu cầu tiêu thụ ít, cạnh tranh cao dẫn đến lãi thấp. Hoạt động hỗ trợ của địa phương trong công tác tiêu thụ sản phẩm gần như rất hạn chế (82,22% hộđồng ý) chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin về giá cả, thị trường, nguyên liệu,... qua một số bản tin ngắn ở truyền hình địa phương hoặc báo, tuy nhiên tần suất không thường xuyên. Còn hoạt động giới thiệu sản phẩm hay liên kết với doanh nghiệp, cơ sở chế biến để giúp các hộ tiêu thụ gần như rất ít, trong số 90 hộ được hỏi thì có 5 hộ trả lời có, đây là những hộ điển hình trong NTTS ở địa phương và được chọn để thực nghiệm một số giống mới. Do đó, để phát triển NTTS trên địa bàn huyện Vị Xuyên các hộ mong muốn địa phương có chính sách quan tâm hơn tới công tác tiêu thụ sản phẩm như cập nhật và phổ biến thông tin về thị trường, giá cả....; Quảng cáo, giới thiệu các doanh nghiệp về sản phẩm thủy sản địa phương; Hỗ trợ trong việc liên kết các doanh nghiệp, cơ sở chế biến thủy sản bằng các hợp đồng bao tiêu sản phẩm (gần 100% các hộđược hỏi có cùng câu trả lời).

3.3.2.4. Năng lực của cán bộ

Cũng như các tỉnh không có biển, ngành thủy sản Hà Giang do Sở NN&PTNT quản lý, tại Sở không có phòng thủy sản mà chỉ có cán bộ chăn nuôi theo dõi hoạt động chung của ngành. Do đó chưa nắm bắt đầy đủ và chi tiết các hoạt động NTTS, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hàng năm.

Ở huyện, việc quản lý NTTS thuộc phòng Nông nghiệp, hiện nay có 01 cán bộ khuyến nông kiêm nhiệm, với tuổi đời trẻ, cán bộ nắm rõ về lý thuyết nhưng thực tếđịa phương chưa hiểu rõ nên đôi khi xây dựng nội dung tập huấn nghiệp vụ đi lệch mới nhu cầu cần thiết của hộ dân. Bên cạnh đó, sự hạn chế về chi phí hoạt động nên việc nắm bắt và nhân rộng các nhóm tiến bộ khoa học kỹ thuận còn chậm làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả tiến hành các mô hình nuôi thủy sản đặc biệt là mô hình có đối tượng mới.

Do tổ chức bộ máy thủy sản của huyện còn thiếu về nguồn nhân lực, hạn chế về kinh nghiệm nên nhiều phần việc của quản lý nhà nước về thủy sản theo chức

năng, nhiệm vụ chưa được thực hiện đầy đủ, nhất là việc xây dựng kế hoạch và triển khai các chương trình dự án còn hạn chế.

3.3.2.5. Cơ chế, chính sách

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có những chính sách đổi mới hết sức đúng đắn, một trong những hướng đi mới được Đảng và nhà nước quan tâm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đi theo hướng mang lại hiệu quả cao. Không những thế Đảng và nhà nước ta cũng xác định nghành NTTS là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta trong những năm tới phải thực hiện phát triển NTTS tại các vùng đất chiêm trũng,quy hoạch ao,hồ thành các vùng tập chung để phát triển chuyên môn hóa là một trong những nội dung phải thực hiện.

Huyện cũng đã có nhiều chủ trương nhằm khuyến khích các mô hình NTTS nói riêng và ngành thủy sản nói chung phát triển như cho chuyển đổi đất chiêm trũng sang nuôi thủy sản, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nuôi thủy sản,mở các lớp tập huấn kĩ thuật cho các hộ nuôi. Những năm qua huyện đã có những chương trình dự án nhằm phát triển diện tích cũng như trình độ của người nuôi thủy sản, ưu đãi nguồn vốn vay, hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện về thuế, nguồn đất và diện tích mặt nước để người dân xây dựng các trang trại nuôi trồng thủy sản... Việc duy trì và gia tăng sản lượng thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân góp phần thực hiện mục tiêu an sinh xã hội ởđịa phương.

Như chính sách hỗ trợ phát triển thuỷ sản cho các hộ nghèo trên địa bàn: * Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống thuỷ sản

- Điều kiện hỗ trợ: Hộ gia đình chưa được hỗ trợ một lần tiền mua và vận chuyển giống vật nuôi; hộ gia đình có đủ điều kiện nuôi thuỷ sản; diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản tối thiểu được hỗ trợ tối thiểu 100m2.

- Mức hỗ trợ 200.000 đồng/100m2 mặt nước, nhưng không quá 02 triệu đồng/1000m2 mặt nước. Nguồn vốn được bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo.

* Hỗ trợ một lần cho hộ nghèo cải tạo ao nuôi trồng thuỷ sản

- Điều kiện hỗ trợ: Hộ nghèo đã có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản từ 200m2 có nhu cầu cải tạo ao nuôi.

- Mức hỗ trợ: 01 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn được bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo.

* Hỗ trợ lãi suất tiền vay phát triển thuỷ sản

- Hộ nghèo được vay vốn tại Ngân hàng thương mại nhà nước tối đa 5 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) trong thời gian 2 năm để mua giống thuỷ sản.

- Thủ tục vay theo quy định của Ngân hàng. Ngân sách Trung ương cấp đền bù lãi suất tiền vay trực tiếp cho Ngân hàng thương mại nhà nước.

Về phía xã cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các hộ phát triển NTTS như công khai cho đấu thầu diện tích nuôi thủy sản,tập huấn kinh nghiệm cũng như kĩ thuật NTTS, tạo điều kiện cho nhân dân trong xã chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản. Tuy nhiên hiện nay diện tích xã cho đấu thầu để nuôi thủy sản có thời gian thầu tương đối ngắn khoảng 5 năm làm hạn chếđầu tư cơ sở hạ tầng khoa học kĩ thuật phục vụ cho nuôi cá của các hộ nuôi.

Về phía các hộ nuôi cần thực hiện đúng các chính sách của huyện xã để thống nhất quy hoạch vùng nuôi thủy sản hợp lí phù hợp với nhu cầu cảu người dân,đồng thời các hộ có thể phát triển mở rộng quy mô NTTS một cách có hiệu quả nhất.

3.3.2.6. Nhân tố tự nhiên

Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành NTTS nói chung. Có thể nói huyện Vị Xuyên có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển thủy sản với con sông lớn chảy qua là sông Lô. Có diện tích đất chiêm trũng lớn, mặt khác lại có giao thông thuận lợi hơn so với các huyện khác trong tỉnh. Nhu cầu về thủy sản lớn, tạo điều kiện cho người dân ở đây không chỉ dựa vào đó mà sống mà có thể làm giàu được. Tuy nhiên, cũng là một khó khăn lướn làm các hộ NTTS lo lắng là hiện tượng thiên tai lũ lụt xảy ra hàng năm.

Năm 2015 mưa to đã làm ngập phần lớn diện tích nuôi thủy sản trong ao thoát ra ngoài, gây thiệt hại vô cùng lớn đối với các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện. Diện tích ao cá bị lũ tràn ngập: 13,44 ha (xã Trung thành 10,5 ha; xã Thuận Hòa 1,11 ha; xã Kim Linh 1,78 ha và TT Việt Lâm 0,05 ha). Lượng cá bị mất khoảng: 7.450 kg cá thịt (xã Trung thành 6.000 kg; xã Thuận Hòa 300 kg; xã Kim Linh 950 kg và TT Việt Lâm 200 kg).

Muốn khắc phục được những khó khăn này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản đạt kết quả cao thì các cấp chính quyền cần có biện pháp quy hoạch nuôi cá hợp lý nhằm giúp các hộ nuôi trồng thủy sản có vị trí tốt để sản xuất, bên cạnh đó các hộ nuôi thủy sản cần tự có biện pháp tốt phòng chống khi có thiên tai như đắp cao bờ, quây lưới khi có mưa lớn,… có như vậy mới giảm thiêu được rủi ro do thiên tai gây ra.

Mặt khác huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên có nhiều loài thủy sản đặc sản có giá trị kinh tế cao có thể sống và phát triển tốt, do đó các cán bộ khuyến nông (Khuyến ngư) cần mở rộng các lớp giới thiệu tập huần cách nuôi các giống thủy sản mới đồng thời khuyến khích các hộ có mô hình mới đạt kết quả cao để nhân rộng các mô hình đó, có như vậy mới thúc đẩy NTTS phát triển trên địa bàn huyện.

Hiện nay, nguồn nước cung cấp cho các ao nuôi là nước mương hoặc nước sông, một số nơi đang bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, hoạt động sản suất nông nghiệp và sinh hoạt của con người đã ảnh hưởng không tốt đến môi trường nuôi cá. Nhiều hộ đã từng bị chết các hàng loạt do bơm nước trực tiếp về ao. Do đó, hệ thống cấp thoát nước trong nuôi thủy sản là vô cùng quan trọng để đảm bảo nguồn nước sạch cho ao nuôi.

Qua điều tra thấy chất lượng nước phục vụ cho nuôi thủy sản trên địa bàn huyện thì trong tổng 90 hộđiều tra có tới 85% số hộđược cho là nước ô nhiễm. Tuy nhiên đa số nhận biết thông qua màu sắc và mùi của nước, và các hộ lựa từng thời điểm để bơm nước chứ chưa có biện pháp xử lý nguồn nước. Các hộ có sự dụng ao lắng rất ít do diện tích đất nuôi cá của hộ chủ yếu là thầu với diện tích nhỏ nên rất khó xây dựng ao lắng. Hiện nay hầu hết các hộ nuôi trên địa bàn chỉ có một mương cấp nước và xả nước chung vì vậy khả năng lây bệnh giữa các ao và đầm nuôi là rất lớn. Tuy nhiên trong mô hình nuôi CAR, VACR đã tận dụng được ruộng lúa làm ao lắng nên tạm thời đây cũng là biện pháp hay cho các hộ dân khi chưa tìm được biện pháp nào giải quyết triệt để vấn đề này.

Vì vậy, để duy trì và nâng cao kết quả các mô hình nuôi cá thì các hộ cần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà nhất là công tác xử lý nguồn nước đầu ra

đầu vào cho các mô hình nuôi cá. Đặc biệt đối với các loại cá giống, cá ăn nổi trên bề mặt. Hàng năm, các hộ nuôi phải thực hiện thu dọn và xử lý sạch bề mặt để giảm thiểu rủi ro dịch bênh trong nuôi thủy sản từ đó tạo tính ổn định bền vững cho hoạt động nuôi thủy sản của xã. Diện tích ao nuôi tăng lên nhưng đi kèm với nó cần có biện pháp phòng trừ dịch bệnh để nâng cao thu nhập, hạn chế những rủi ro nhất định trong công tác kiểm soát dịch bệnh phải được thắt chặt để nâng cao môi trường nuôi thủy sản.

3.4. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đến năm 2025

3.4.1. Quan đim, định hướng

Trên những quan điểm chung về phát triển Nuôi trồng thủy sản tỉnh Hà Giang và Phát triển tổng thể kinh tế xã hội huyện Vị Xuyên đến năm 2020, quan điểm phát triển Nuôi trồng thủy sản huyện Vị Xuyên được đưa ra như sau:

- Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản huyện trở thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh trên cơ sở khai thác và tận dụng tiềm năng, tiềm lực và vị trí kinh tế của huyện. Đồng thời phát triển mạnh hậu cần dịch vụ và đầu tư hạ tầng cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hướng tới phát triển bền vững.

- Phát triển nuôi trồng thuỷ theo hướng tái cơ cấu ngành, tập trung vào các sản phẩm có giá trị kinh tế, năng suất và chất lượng sản phẩm cao, phải gắn với thị trường, lấy hiệu quả kinh tế là động lực.

Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Vị Xuyên

- Phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất - khai thác tài nguyên tái tạo, lợi thế của nghề cá nhiệt đới.

- Gắn xây dựng thuỷ sản thành ngành sản xuất hàng hoá tập trung, thống nhất với quản lý và phát triển theo vùng, phù hợp với cơ cấu kinh tếđược quy hoạch cho các vùng, miền.

- Lựa chọn, phát triển và áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, bảo đảm sức cạnh trạnh cao, đáp ứng các yêu cầu bền vững, các đòi hỏi của hội nhập phù hợp với khả năng đầu tư và đặc thù của nghề cá nhân dân.

- Thông qua triển khai các chính sách đổi mới, đặc biệt là các chính sách về thị trường, các thành phần kinh tế và đất đai, mặt nước để phát huy cao nhất tiềm năng và các nguồn lực cho phát triển ngành. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ, các dự án quốc tế.

- Xây dựng cơ cấu thị trường và cơ cấu sản phẩm ổn định, vừa có tính cạnh tranh cao, vừa chủ động đối phó với các rào cản thương mại trong quá trình hội nhập. Nâng dần tiêu thụ trong nước gắn với phát triển thị trường nội địa. Phát triển mạnh và đổi mới dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng các đối tượng thuỷ sản theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái, tạo sản phẩm xuất khẩu.

- Hình thành các vùng nuôi công nghiệp tập trung có quy mô diện tích lớn theo tiêu chuẩn GAP phù hợp với từng thị trường, tạo sản lượng hàng hoá lớn phục vụ xuất khẩu, gắn với truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu thuỷ sản uy tín chất lượng cao.

Mục tiêu phát triển đến năm 2025:

- Tổng diện tích NTTS: 1.250 ha - Sản lượng nuôi trồng: 2.000 tấn - Tăng trưởng hàng năm: 15%.

3.4.2. Mt s gii pháp phát trin nuôi trng thy sn ti huyn V Xuyên, tnh Hà Giang Hà Giang

3.4.2.1. Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản

Điều tra cho thấy, diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn huyện tăng nhanh chóng, trong đó xu hướng tăng diện tích NTTS theo hướng bán thâm canh, năm 2015 tổng diện tích NTTS toàn huyện là 580,7 ha, đến năm 2017 tăng lên 964,2 ha, điều này cho thấy tiềm năng phát triển thủy sản của huyện là rất lớn và tốc độ mở rộng quy mô sản xuất rất nhanh. Bên cạnh đó, tỉnh Hà Giang và huyện Vị Xuyên có chính sách rộng mở thúc đẩy phát triển thủy sản như cho phép chuyển đổi mục đích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)