Tổng hợp kết quả thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 55)

TT Nội dung ĐVT khối

lượng Khối lượng Vn thc hin (Triu đồng) 1 GIAO THÔNG km 213 221.653,17 1.1 Làm đường trục xã km 60 84.206,81 1.2 Làm đường trục xóm km 130 119.697,36 1.3 Làm đường ngõ xóm km 15 12.919,00 1.4 Làm đường trục nội đồng km 8 4.100 1.5 Làm cầu, cống dân sinh (cải tạo, xây mới) chiếc 10 730

2 THỦY LỢI 60 214.443,20

2.1 Làm mới công trình thủy lợi, trạm bơm 2 41.765,00 2.2 Cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi, trạm

bơm 20 41.948,80 2.3 Kiên cố hóa kênh mương do xã quản lý km 35 54.207,40 2.4 Cải tạo đê, bờ bao chống lũ 3 76.522,00

3 ĐIỆN 10.850,00

3.1 Cải tạo hệ thống điện chung Trạm 11 10.200,00 3.2 Cải tạo điện gia đình (đồng hồđiện…) 650,00

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Vị Xuyên)

Qua nghiên cứu bảng trên cho thấy nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ Chương trình MTQG XDNTM trên địa bản huyện Vị Xuyên chủ yếu tập trung vào xây dựng hệ thống giao thông (chiếm 40,27%), hệ thống thủy lợi (chiếm 38,96%).

Tuy nhiên ngân sách địa phương chi cho nuôi trồng thủy sản được lồng ghép với xây dựng nông thôn mới, chủ yếu chi đầu tư hỗ trợ cho các hộ nuôi làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng thuộc nguồn ngân sách được phân bổ cho xây dựng nông thôn mới từ năm 2014 và phải nằm trong quy hoạch nông thôn mới của xã mới có thể chi được.

Cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khi hệ thống ao nuôi chủ yếu là ao đất, diện tích, hình dạng, công trình ao trên cơ sở tận dụng thếđất tự

nhiên. Bờ bao đắp bằng đất kết hợp với làm đường giao thông, nguồn cung cấp nước chưa chủđộng, chưa có hệ thống bảo quản hay chế biến sau thu hoạch.

Thiết bị kỹ thuật phục vụ kiểm soát môi trường NTTS như máy đo pH, máy đo hàm lượng oxy hòa tan trong nước chưa được trang bị sử dụng. Trang thiết bị cho nghề nuôi cá chủ yếu là ngư lưới cụ.

Ở một số vùng nuôi, các chủ hộđã tự bỏ tiền đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng và đường điện; đầu tư ao nuôi, ao chứa lắng, xử lý nước, ao ương giống, ao nuôi thương phẩm; đầu tư xây dựng lán trại trông coi, để vật tư, máy móc.

Theo tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra của nông hộ về cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động NTTS như sau: Bảng 3.4. Đánh giá của các hộ về cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản Diễn giải Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số hộđiều tra 90 100,00 1. Giao thông -

Số hộ có đường GT thuận tiện đến tận ao nuôi 72 80,00 Mức độ đảm bảo cho vận chuyển 61 67,78 Sự cần thiết của việc nâng cấp giao thông 90 100,00

2. Thủy lợi -

Số hộ có kênh lấy nước quanh ao nuôi 78 86,67 Số hộ có kênh thoát nước quanh ao nuôi 57 63,33 Số hộ có kênh dẫn nước, tiêu nước thuận tiện 29 32,22 Nâng cấp kênh Rất cần thiết 34 37,78 Cần thiết 56 62,22 Bình thường - 3. Điện - Số hộđược cung cấp điện đầy đủ 90 100,00 Chất lượng cung cấp Ổn định 78 86,67 Bình thường 12 13,33 4. Bưu chính viễn thông, liên lạc - Số hộ lắp đặt intenet 13 14,44 Số hộ sử dụng điện thoại bàn 4 4,44 Số hộ sử dụng điện thoại di động 90 100,00 (Nguồn: Tổng hợp từđiều tra, 2017)

Theo kết quảđiều tra từ các hộ cho thấy:

Về phát triển giao thông phục vụ NTTS được người dân đánh giá cao, 80% số hộ có đường giao thông thuận tiện đến tận ao nuôi, 67,78% người được hỏi đánh giá giao thông đảm bảo cho vận chuyển và 100% trả lời việc nâng cấp giao thông là cần thiết. Điều này cho thấy việc phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn huyện theo chương trình MTQG XDNTM có tác động tích cực tới phát triển sản xuất của hộ nói chung và NTTS nói riêng.

Hộ nuôi được hỏi có 29/90 hộ (chiếm 32,22%) đánh giá về thủy lợi chưa phát huy được hiệu quả do việc cấp thoát nước trong khu nuôi vẫn phụ thuộc vào hệ thống thuỷ lợi nông nghiệp, hoặc bơm từ nhà nọ sang nhà kia- điều này rất bất lợi đặc biệt là vào mùa đông, khi lượng nước ít, rét kéo dài có thể dẫn đến cá chết rét hàng loạt gây thiệt hại lớn cho sản xuất.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế tồn tại trong phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi đã nêu ở trên là do xuất phát điểm nông nghiệp, nông thôn của huyện thấp, nguồn lực của nhà nước và nhân dân còn rất hạn hẹp; địa phương không có nguồn vốn đầu tư mà phải lồng ghép với các nguồn vốn khác, suất đầu tư rất hạn chế, còn dàn trải, chưa có sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, cũng như chưa được các phòng, ban, cơ quan chuyên môn của huyện tham mưu tích cực.

3.2.1.3. Tiếp cận các yếu tốđầu vào cho sản xuất: giống, vốn, thức ăn

a. Về giống thủy sản

Với mỗi ngành sản xuất nào, muốn đem lại hiệu quả thì luôn luôn phải kiểm soát được nguồn cung các yếu tốđầu vào. Tùy thuộc mỗi ngành sản xuất mà nguồn cung đầu vào sao cho phù hợp. Với ngành sản xuất và NTTS thì đầu vào chủ yếu là con giống, thức ăn, dịch vụ thuốc, hóa chất cho nuôi thủy sản.

Giống đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Muốn nâng cao chất lượng thuỷ sản thì việc đầu tiên là phải có giống thuỷ sản tốt.

Hàng năm, người nuôi trồng thủy sản ở huyện cần một lượng giống khá lớn gồm cá Trắm cỏ, Trôi ấn độ, Rô phi đơn tính, Sộp, Chép... và một số giống như baba, ếch,... Đối tượng nuôi chủ yếu vẫn là cá truyền thống như Trắm cỏ, Trê,

Trôi,… đem lại hiệu quả kinh tế khá, ít gặp rủi ro, sản phẩm có thể thu tỉa, thả bù quanh năm, thị trường tiêu thụ nội địa khá ổn định.

Bảng 3.5. Nhu cầu cá giống theo đối tượng nuôi

Đối tượng nuôi Loại cá giống

I. Nuôi cá ao hồ nhỏ

1. Nhóm phổ biến Trắm cỏ, Chép, Mè trắng, Mè hoa, Trôi các loại, Rô phi vằn

2. Nhóm mới Rô phi đơn tính, Trê lai, Chim trắng, Chép lai ba máu 3. Nhóm chất lượng cao Trắm đen, Lăng, Bỗng, Chiên

4. Nhóm cá bản địa có giá

trị cao Bỗng, Chiên, Anh vũ, Lăng, Chạch sông, Dầm xanh 5. Nhóm thử nghiệm Vược nước ngọt, Hồi vân, Tầm

6. Nhóm đặc sản Ba ba, ếch, Tôm càng xanh II. Nuôi cá hồ chứa Chép lai, Mè trắng, Mè hoa, Trôi Ấn Độ III. Nuôi cá lồng

1. Nuôi cá lồng trên hồ Rô phi đơn tính, Chép lai, Trắm cỏ, Bỗng 2. Nuôi cá lồng trên sông Trắm cỏ, Bỗng, Chiên, Rô phi đơn tính IV. Nuôi cá ruộng

1. Nhóm phổ biến Rô phi vằn, Chép, Trôi các loại, Diếc 2. Nhóm mới Rô phi đơn tính, Chim trắng, Chép lai ba máu 3. Nhóm chất lượng cao Quả, Trắm đen, Tôm càng xanh

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Vị Xuyên)

Theo Sở NN&PTNT, toàn tỉnh có 02 trại giống nước ngọt và 22 điểm cung ứng cá giống, hàng năm sản xuất được 200 triệu cá bột và ương nuôi được 60 triệu cá giống các loại. Tuy nhiên, con giống sản xuất trong tỉnh chủ yếu là các loài cá truyền thống, các loại có giá trị kinh tế cao như cá trắm đen, cá lăng,… tỉ lệ sinh sản thành công vẫn còn thấp. Trên địa bàn huyện chỉ có một Trung tâm giống thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh đặt tại xã Đạo Đức, tuy nhiên những năm gần đây số lượng ươm chủ yếu phục vụ thử nghiệm, nhỏ lẻ, số lượng và chất lượng giống còn hạn chế không đáp ứng nhu cầu mua giống của người dân.

Bảng 3.6. Tình hình sử dụng con giống thủy sản của các hộđiều tra

Diễn giải Số hộ (%)

Tổng số mẫu điều tra 90 100,000

1. Nguồn con giống -

- Tựươm 52 57,78

- Mua của thương lái (nhập về) 43 47,78

- Mua của trung tâm thủy sản tỉnh 68 75,56

- Mua các hộươm khác trong vùng 16 17,78 2. Mong muốn có cơ sởươm giống gần khu sản xuất 90 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từđiều tra, 2017)

Kết quả điều tra từ các hộ NTTS cho thấy nguồn giống được nhập từ các nguồn như tự ươm, mua của thương lái, mua của trung tâm thủy sản tỉnh, mua các hộ ươm khác trong vùng. Trong đó hình thức mua giống của Trung tâm thủy sản tỉnh là cao nhất chiếm 75,56%, phần lớn lượng giống nhập về có nguồn gốc rõ ràng, có thương hiệu, chất lượng khá đảm bảo, một số lô nhập về đã được ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát trong quá trình vận chuyển và nhập giống về. Tuy nhiên, trung tâm trên địa bàn huyện không đủ cung cấp cho các hộ nuôi, các hộ phải nhập giống từ huyện khác về, do mua giống ở xa nên quá trình vận chuyển không tránh khỏi làm xây sát, sặc khí,…phần nào ảnh hưởng đến chất lượng con giống. Việc mua giống ở xa, mất chi phí vận chuyển cũng làm tăng tổng chi phí đầu tư NTTS, giảm hiệu quả sản xuất.

Trong thời gian qua, để đáp ứng đủ giống cho nhu cầu phát triển NTTS, tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Vị Xuyên nói riêng đã thực hiện được các giải pháp như đầu tư nâng cấp mở rộng Trung tâm thủy sản, nâng cao trình độ kỹ thuật, chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất giống tư nhân,... Tuy nhiên chất lượng cá giống lưu thông trên địa bàn chưa cao, chưa có sự kiểm soát chặt chẽ. Việc mua bán, vận chuyển giống chưa được thực hiện công bố chất lượng, phần lớn giống thả được vận chuyển từ nơi khác tới không rõ nguồn gốc. Cỡ giống bán chủ yếu là cá hương 2 -3cm, hao hụt lớn khi đưa xuống ao hồ rộng làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả nuôi và phong trào trong nhân dân. Việc ương giống chỉ xuất hiện rải rác ở

các hộ dân với diện tích ương giống ít, tập quán lạc hậu do chưa được phổ cập trình độương giống.

Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của của các trại sản xuất giống còn thiếu, đặc biệt là thiếu cán bộ kỹ thuật được đào tạo bài bản theo đúng hệ thống. Lực lượng kỹ thuật hiện nay chủ yếu là công nhân lao động lâu năm, chưa qua đào tạo hệ thống tại các trường chính quy.

b. Về thức ăn

Đối với NTTS thâm canh thì việc sử dụng thức ăn chế biến là yêu cầu bắt buộc, mức độ thâm canh càng cao thì tỷ lệ thức ăn chế biến càng nhiều. Nguyên liệu dùng chế biến thức ăn thủy sản rất sẵn ở địa phương như sắn, cám gạo, ngô, sản phẩm thủy sản chất lượng thấp hoặc thải loại. Cần mua thêm các thành phần bổ sung như đạm, khoáng, vitamin,... Dây chuyền thiết bị chế biến thức ăn lắp đặt tại gia đình gồm máy nghiền, máy trộn, đùn viên, sấy hoặc phơi khô thủ công. Tùy theo yêu cầu số lượng có thể sử dụng máy công suất lớn hay nhỏ. Do đó việc chế biến thức ăn nuôi thâm canh dễ dàng, có thể sản xuất tại gia đình hoặc xây dựng xưởng quy mô lớn.

Bảng 3.7. Lượng thức ăn cho nuôi bán thâm canh và thâm canh thủy sản Loại hình mặt nước Phân hữu cơ (kg/kg cá) Thức ăn tinh (kg/kg cá) Phân vô cơ (kg/kg cá) Loại hình mặt nước Phân hữu cơ (kg/kg cá) Thức ăn tinh (kg/kg cá) Phân vô cơ (kg/kg cá)

Nuôi bán thâm canh

Ao, hồ nhỏ 20 0,3 0,05

Ruộng 20 0,3 0,05

Lồng trên hồ chứa,

sông 20 0,3 0,05

Nuôi thâm canh

Ao, hồ nhỏ 25 0,5 0,1

Ruộng 25 0,5 0,1

Lồng trên hồ chứa,

sông 25 0,5 0,1

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Vị Xuyên)

Trên địa bàn huyện Vị Xuyên, trước đây quy mô sản xuất NTTS chưa lớn, các vùng sản xuất còn phân tán với mô hình hộ sản xuất là chủ yếu nên việc chế biến thức ăn được xác định là các hộ gia đình và cơ sở tự sản xuất. Hình thức này có ưu điểm luôn chủ động đáp ứng được các yêu cầu thâm canh, tận dụng triệt để nguyên liệu và lao động sẵn có tại địa phương.

Bên cạnh đó, những hộ nuôi quy mô nhỏ sử dụng thêm thức ăn xanh là các loại rau, lá cây, cỏ non được các hộ trồng hoặc thu hái ngoài tự nhiên. Loại thức ăn này được sử dụng với các loài cá ăn trực tiếp như cá trắm cỏ, cá bỗng.

Kết quả điều tra về nguồn thức ăn cho thấy có 35 hộ (chiếm 38,89%) mua thức ăn từ các đại lý; 14 hộ (chiếm 15,55%) dùng nguồn thức ăn tự chế; 41 hộ (chiếm 45,56%) mua trực tiếp thức ăn từ công ty. 90/90 hộđược hỏi (100%) bày tỏ mong muốn thị trường thức ăn thủy sản được ổn định, công bố rộng rãi giá thức ăn, danh mục thuốc thú y thủy sản trong chăn nuôi để người nuôi yên tâm sản xuất.

c. Về vốn

Tuỳ theo quy mô diện tích nuôi thả của từng hộ mà số vốn đầu tư của hộ cũng khác nhau, vốn đầu tư được người nuôi xây dựng hạ tầng như đào đắp, kè bờ ao, xây dựng lán trại, trang trại, mua sắm trang thiết bị ban đầu, chi mua giống, thức ăn, thuốc,… Cụ thể như sau:

Bảng 3.8. Vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản tính trên 1 ha Chỉ tiêu Năng suất (Tấn/ha) (Triệu đồng) Vốn đầu tư Chỉ tiêu Năng suất (Tấn/ha) (Triệu đồng) Vốn đầu tư

I. Nuôi cá ao hồ nhỏ

1. Nuôi quảng canh 1,27 – 1,3 12 - 18 2. Nuôi bán thâm canh 2,5 - 3 30 – 52 3. Nuôi thâm canh 4,5 - 5 75 – 90 4. Nuôi công nghiệp 10 - 12 150 – 180 II. Nuôi cá hồ chứa 0,3 – 0,4 6 - 15 III. Nuôi cá lồng

1. Nuôi cá lồng trên hồ 0,5 - 1 8 - 15 2. Nuôi cá lồng trên sông 0,4 - 1 6 – 15 IV. Nuôi cá ruộng 0,3 – 0,5 4,5 – 7,5 V. Nuôi đặc sản 1. Ba ba 14 - 20 1.680 – 2.400 2. Ếch 56 - 60 1.120 – 1.200 3. Tôm càng xanh 1,5 - 2 75 - 100 4. Cá chiên, cá lăng 1 – 1,5 70 - 110

Tình hình chi phí đầu tư NTTS của các hộ trên địa bàn huyện có sự khác nhau về loại hình nuôi, giống nuôi. Trong đó chi phí đầu tư nuôi công nghiệp ở các ao hồ nhỏ là lớn nhất, trong đó chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn.

Đối với việc nuôi đặc sản đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn bởi người chăn nuôi phải bỏ các khoản chi phí về giống, xây dựng cơ sởđiều kiện nuôi đặc thù.

Ở Vị Xuyên, hộ nuôi trồng thủy sản đang tiếp cận với 3 nguồn vốn của Ngân hàng NN&PTNT (Agribank chi nhánh Vị Xuyên), Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân; hộ nuôi trồng thủy sản cũng là hội viên của các tổ chức chính trị xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ. Đây là hai tổ chức đang phối hợp với ngân hàng triển khai các dự án vay vốn cho nông dân và đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn với tổng huy động vốn 5 năm (2011-2015) Bảng 3.9. Thực trạng vay vốn của các hộ nuôi trồng thủy sản TT Diễn giải Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số hộđiều tra 90 1 Nguồn vốn 1.1 Vốn tự có 90 100,00 1.2 Vốn hỗ trợ, chính sách 3 3,33 1.3 Vốn vay 87 96,67 - Số hộ vay vốn ngân hàng 25 27,78

- Số hộ vay vốn bạn bè, người thân 56 62,22

- Vay khác 34 37,78

2 Khó khăn khi vay vốn -

2.1 Thủ tục vay 64 71,11

2.2 Vốn cho vay ít 31 34,44

2.3 Lãi suất cao 66 73,33

2.4 Thời gian cho vay ngắn 43 47,78

3 Mong muốn về chính sách hỗ trợ - 3.1 Đơn giản thủ tục 90 100,00 3.2 Gia tăng số lượng tiền vay 72 80,00

3.3 Giảm lãi suất 90 100,00

3.4 Khác -

(Nguồn: Tổng hợp từđiều tra, 2017)

Qua điều tra có tới 96,67% hộ dân đều vay vốn, nhưng chủ yếu là vay trong nội tộc, gia đình, vay họ hàng, vay tư nhân,... (vay khác); vay ngân hàng chỉ chiếm 27,78% do vay ngân hàng cần sổđỏ thế chấp tuy nhiên các hộ nuôi cá thường đấu thầu hoặc thuê ao, đầm nuôi nên không có sổ đỏ. Do đó, các hộ nuôi thường vay tư

nhân với lãi suất cao hơn rất nhiều ngân hàng. Vào thời điểm đầu mùa vụ và chính vụ, cần huy động vốn đầu tư lớn kịp thời để đầu tư thức ăn, con giống,... người nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 55)