Hiệu quả NTTS theo hình thức nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 76)

(tính trên 1ha)

Chỉ tiêu ĐVT Quảng canh Bán thâm canh I. Kết quả sản xuất Trđ

-Tổng GTSX(GO) Trđ 111,25 211,98 -CP trực tiếp(TC) Trđ 75,05 117,63 -CP trung gian (IC) Trđ 58,76 111,90 -Giá trị gia tăng (VA) Trđ 52,49 100,08 -Thu nhập hỗn hợp(MI) Trđ 36,20 94,35 -LĐ gia đình Công 348,00 425,00 II. Chỉ tiêu hiệu quả -GO/TC Lần 1,48 1,80 -GO/IC Lần 1,89 1,89 -VA/TC Lần 0,70 0,85 -VA/IC Lần 0,89 0,89 -MI/TC Lần 0,48 0,80 -GO/LĐ 1000đ 319,68 498,78 -MI/LĐ 1000đ 104,02 222,00

Từ số liệu điều tra cho thấy, tổng giá trị sản xuất trên 1ha của nuôi bán thâm canh cao hơn hình thức nuôi quảng canh.

Bình quân tổng giá trị sản xuất của các mô hình nuôi bán thâm canh là 191,98 triệu đồng/ha cao hơn 1,91 lần tổng giá trị sản xuất tính trên 1ha của hình thức nuôi quảng canh. Nguyên nhân do hình thức quảng canh chủ yếu do các hộ tự phát. Phần lớn các hộ nuôi cá mua giống thả xuống ao hồ chứ chưa thực sự nuôi cá, chưa biết mỗi loài cá cần thức ăn gì, cần lượng bao nhiêu để cung cấp cho đủ, biện pháp tạo nguồn thức ăn tự nhiên thế nào, cơ cấu thả ghép chưa thích hợp. Bên cạnh đó kinh nghiệm và hiểu biết về nghề NTTS chưa nhiều, nên sự đầu tư về con giống, thức ăn, quản lý, chăm sóc chưa hợp lý do đó năng suất nuôi cá chưa cao.

Các chi phí trung gian tính trên 1 ha nuôi trồng theo hình thức nuôi cũng có sự khác nhau, chi phí bình quân của 2 hình thức lần lượt là 58,76 triệu đồng/ha và 111,9 triệu đồng/ha. Chi phí trung gian của hình thức nuôi bán thâm canh cao hơn rất nhiều hình thức quảng canh do hình thức nuôi bán thâm canh cần đầu tư nhiều vào giống, vệ sinh ao và thức ăn cho thủy sản cao hơn các mô hình khác.

Điều tra thực tế cũng cho thấy, số lao động cần dùng trong hình thức nuôi bán thâm canh cao hơn hình thức quảng canh do cần kỹ thuật và khâu chăm sóc tỉ mỉ hơn, thời gian thu hoạch ngắn nên thường xuyên phải huy động người vào thời điểm thu hoạch và thả cá mới, vì vậy công lao động của hình thức nuôi bán thâm canh đắt hơn hình thức quảng canh gấp 2 lần. Cụ thể, công lao động của hình thức nuôi bán thâm canh gần 500 nghìn đồng trong khi hình thức còn lại chỉ giao động khoảng 300 nghìn đồng.

Không chỉ có sự khác biệt về chi phi trung gian mà giữa các hình thức nuôi cũng có sự khác nhau về giá trị gia tăng bình quân trên 1ha trong đó giá trị gia tăng bình quân của hình thức bán thâm canh là 100,08 triệu đồng/ha.

Đểđánh giá chính xác hiệu quả thu lại từ các hình thức nuôi thì ta cần quan tâm tới một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất. Cụ thể, khi bỏ ra 1 đồng chi phí trực tiếp thì doanh thu thu vềđối với từng hình thức nuôi quảng canh là 1,48; hình thức bán thâm canh là 1,8 có nghĩa hiệu quả sử dụng đồng vốn của hình thức bán thâm canh là cao nhất.

Có thể thấy NTTS bán thâm canh theo hướng nuôi đã có sự phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhất là hình thức bán thâm canh, do đó cần có chính sách đẩy mạnh mô hình này phát triển hơn nữa để góp phần phát triển ngành thủy sản của huyện, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người dân.

3.3. Khó khăn, thách thức và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên

3.3.1. Khó khăn, thách thc

Phân tích SWOT nhằm có cách nhìn chỉ tiết về các điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện. Từ đó, phối hợp điểm mạnh với cơ hội để thúc đẩy sự phát triển, nhận thấy điểm yếu và nguy cơ để tìm giải pháp khắc phục, nhằm nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Vị Xuyên.

Cơ hội (O)

- Nhu cầu thủy sản tại các địa phương và các vùng lân cận ngày càng tăng.

- Đảng và nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển nuôi thủy sản. - Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi thủy sản ngày càng được hoàn thiện.

- Xuất hiện nhiều giống thủy sản có khả năng kháng bệnh, cho giá trị kinh tế cao.

Thách thức (T)

- Dịch bệnh ngày càng nhiều, nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng nặng.

- Giá thức ăn chăn nuôi biến

động, thị trường yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm. - Thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp.

- Đô thị hóa nhanh, đất nông nghiệp bị thu hẹp, giảm khả năng mở rộng thêm quy mô nuôi thủy sản.

Điểm mạnh (S)

- Lao động có kinh nghiệm, chịu khó tìm tòi, học hỏi kiến thức sản xuất, cần cù lao động.

- Hệ thống giao thông tương đối hoàn

SO

- Trên cơ sở diện tích đã có sẵn, mở rộng chuyển đổi diện tích lúa kém năng suất, quy hoạch hợp lý để phát triển nuôi cá theo hình thức bán thâm canh. ST - Chính quyền cần tạo điều kiện cho các hộ nuôi tiếp cận với các phương thức canh tác mới, kĩ thuật mới trong NTTS,… nhằm thúc đẩy download by : skknchat@gmail.com

thiện, thuận lợi lưu thông. - Giá bán thủy sản ổn định.

- Mô hình VAC mang lại hiệu quả cao.

- Mở thêm các lớp tập huấn, giới thiệu về

giống mới, có giá trị kinh tế cao để các hộ

nuôi cá có thể áp dụng vào sản xuất thực tếđể

cải thiện giống nuôi, đáp ứng kịp thời với nhu cầu thị trường.

ngành nuôi thủy sản phát triển.

Điểm yếu (W)

- Trình độ học vấn của lao động còn thấp. - Nguồn nước nuôi cá bị ô nhiễm.

- Quy mô nuôi nhỏ lẻ, phân tán, manh mún, cơ sở hạ tầng đầu tư nhỏ lẻ, khó đầu tư.

- Tỷ lệ lao động ngoài tuổi vẫn chiếm tỷ lệ

cao.

- Tiêu thụ chủ yếu bán cho tư thương, giá bấp bênh không ổn định.

- Khó kiểm soát dịch thủy sản

WO

- Cần đẩy mạnh phân vùng nuôi cá nhằm tạo ra khối lượng cá lớn, chất lượng cao, giá thành rẻ.

- Nâng cao trình độ người nông dân, từng bước phân vừng sản xuất chuyên canh, nhàm giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, như vậy mới tăng sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Phát triển các hình thức tiêu thụổn định cho hộ NTTS

WT

- Nhà nước cần có chính sách cho người dân nuôi cá đấu thầu áo nuôi với thời gian dài để họ yên tâm

đầu tư và phát triển các mô hình ao nuôi theo hình thức bán thâm canh.

- Nâng cao trình độ cho cán bộ và các hộ NTTS

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2017)

3.3.2. Mt s yếu tnh hưởng đến nuôi trng thy sn địa phương

3.3.2.1. Nhóm yếu tố thuộc về các hộ nuôi trồng thủy sản

a. Nguồn lực phục vụ sản xuất của hộ

Hiện nay hoạt động NTTS trên địa bàn huyện vẫn ở mức quy mô nhỏ, phân tán, cơ sở hạ tầng yếu, kỹ thuật lạc hậu, hình thức nuôi quảng canh và năng suất thấp. Mô hình sản xuất trang trại nuôi thủy sản đã xuất hiện nhưng rất ít và quy mô nhỏ. Các trang trại hầu hết đều có quy mô của hộ gia đình, điều kiện tài chính, nhân lực, kỹ thuật, quản lý hạn chế nên mới ở mức quảng canh hoặc bán thâm canh.

Cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Hệ thống ao nuôi chủ yếu là ao đất, diện tích, hình dạng, công trình ao trên cơ sở tận dụng thế đất tự nhiên. Bờ bao đắp bằng đất kết hợp với làm đường giao thông, nguồn cung cấp nước chưa chủđộng, thu hoạch không tập trung, tự lo tiêu thụ sản phẩm, chưa có hệ thống bảo quản hay chế biến sau tiêu thụ, trang thiết bị cho nghề nuôi chủ yếu là ngư lưới cụ. Điều này gây khó khăn lớn cho việc phát triển NTTS của địa phương.

b. Trình độ kỹ thuật của người nuôi

Qua điều tra cho thấy, trình độ học vấn của các hộ NTTS còn thấp chủ yếu học cấp 2, phần lớn là dựa vào kinh nghiệm NTTS từ lâu đời. Lao động thủy sản gắn liền với lao động nông thôn chính vì vậy các hộ NTTS không được đào tạo chuyên môn về NTTS. Phần lớn bà con nông dân thường hiểu biết hạn chế, trình độ thấp.

Bảng 3.18: Ảnh hưởng trình độ văn hóa của chủ hộ tới thu nhập NTTS

Trình độ Số(h lượng ộ) Tỷ lệ (%) Thu nhập NTTS bình quân/ha/năm (Triệu đồng) - Chưa tốt nghiệp tiểu học 9 10,00 40,48 - Tiểu học 16 17,78 55,24 - THCS 28 31,11 67,65 - THPT 37 41,11 81,13

(Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2017)

Phân tích trình độ học vấn của chủ hộ NTTS ta thấy, thu nhập ở các chủ hộ có trình độ học vấn khác nhau thì có sự khác nhau. Về thu nhập NTTS bình quân trên một ha, nhóm chủ hộ có trình độ THPT đạt 81,13 triệu đồng, thấp nhất là chủ

hộ có trình độ tiểu học đạt 40,48 triệu đồng. Như vậy trình độ học vấn ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tạo thu nhập của hộ nông dân. Trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì thu nhập càng cao. Qua tìm hiểu trình độ văn hoá của chủ hộ tác giả thấy, chất lượng lao động của nông hộ còn rất thấp, phần lớn lao động mới học hết trung học cơ sở trở xuống, điều này hạn chế rất nhiều đến cách nghĩ, cách làm của người dân, đồng thời cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của nông hộ và ngành NTTS.

Trình độ kỹ thuật về nuôi thủy sản của người nuôi cá trên địa bàn huyện còn yếu. Đa số các hộ nuôi theo kinh nghiệm truyền đời và chưa qua lớp đào tạo chuyên sâu nào về thủy sản và cách phòng bệnh cho giống nuôi mà chủ yếu chỉ tham gia các lớp tập huấn được tổ chức thường niên nhưng mức độ áp dụng vào thực tiễn còn tùy thuộc vào khả năng lĩnh hội và triển khai của mỗi hộ nuôi.

Kỹ thuật sản suất đóng vai trò quan trọng trong khâu sản suất, quá trình nuôi trồng thủy sản gặp khó khăn chủ yếu là do nông dân thiếu kiến thức về kỹ thuật, phần đông các hộ nuôi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và từ phương tiện thông tin đại chúng, từ đây chúng ta có thể đổi mới phương pháp tập huấn để các hộ nuôi dễ dàng tiếp thu và áp dụng vào thực tiễn.

Vì vậy, cách tốt nhất để phát triển NTTS trên địa bàn huyện là phải đào tạo đội ngũ lao động, đặc biệt là chủ hộ, để họ có thể áp dụng, vận dụng được những tiến bộ khoa học vào sản xuất để tăng diện tích nuôi trồng, cộng với một trình độ thâm canh cao hơn, có như vậy thì mới đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nông nghiệp và nông thôn. Như vậy, muốn phát triển NTTS cần khuyến khích chuyển giao công nghệ, tập huấn, xây dựng mô hình, hơn nữa các buổi tập huấn chia sẽ kinh nghiệm nuôi phải dựa trên nhu cầu thực tế của hộ nuôi thủy sản, tránh tình trạng lý thuyết suông không áp dụng được vào trong thực tế.

c. Điều kiện kinh tế của hộ

Yếu tố về mức sống và tích luỹ của hộ có ảnh hưởng đến nhu cầu về sản phẩm nuôi thủy sản và mức độđầu tư cho sản xuất nuôi trồng thủy sản. Đây là yếu tố cần được nghiên cứu khi xây dựng các kế hoạch phát triển.

3.3.2.2. Yếu tố tiến bộ khoa học - kỹ thuật

Huyện Vị Xuyên không có cơ quan chuyên trách thủy sản cơ sở mà công tác này nằm trong mạng lưới khuyến nông từ Sở Nông nghiệp xuống đến xã. Do đó

việc triển khai công nghệ khoa học tiên tiến vào nuôi trồng thủy sản còn nhiều hạn chế. Hộ nuôi chưa tiếp cận được thông tin về giống mới, kỹ thuật mới,.. hoặc tiếp cận chậm chạp.

Việc trao đổi kinh nghiệm kỹ thuật, thông tin thị trường chủ yếu do trang trại tự tìm hiểu nên hiểu biết sơ sài và khả năng áp dụng thực tiễn còn thấp. Huyện tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật cho hộ nuôi thủy sản chưa sát với nhu cầu thực tế của hộ nên tỷ lệ tham gia thấp và tỷ lệ áp dụng được vào thực tiễn rất thấp.

Hiện nay các giống cá chủ yếu của huyện là các truyền thống: rô phi, chép, trắm,.. việc sử dụng các giống nuôi mới mang lại giá trị thương phẩm cao vào sản xuất còn nhiều hạn chế do hộ nuôi chưa nắm được kỹ thuật nuôi nên không dám mạo hiểm. Quá trình nghiên cứu cho thấy mô hình nuôi cá giống mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, tuy nhiên số hộ nuôi cá giống còn rất ít không cung cấp đủ nhu cầu về giống cho các ao nuôi trên địa bàn nghiên cứu, nguyên nhân tìm hiểu được là do tuy thời gian mỗi vụ nuôi cá giống ngắn nhưng đòi hỏi kỹ thuật nuôi khá phức tạp và cần chăm sóc rất tỷ mỉ, cẩn thận, trải qua nhiều giai đoạn ươm, và nếu không nắm rõ kỹ thuật nuôi sẽ cho ra lượng cá giống kém chất lượng và tỷ lệ sống thấp. Bên cạnh đó chi phí nuôi cá giống cao do giá thức ăn cao hơn, công chăm sóc nhiều hơn và chi phí thuê lao động lúc thu hoạch nhiều hơn nuôi cá thương phẩm. Do đó, huyện cần có chính sách đào tạo, tập huấn mở rộng quy mô nuôi cá giống chất lượng cao, bên cạnh giống cá truyền thống, tập huấn kỹ thuật ươm các giống các mới có giá trị kinh tế cao hơn.

Tuy nhiên, một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển NTTS của huyện là trên địa bàn có Trung tâm thủy sản Hà Giang. Với vai trò là trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân trong lĩnh vực chăn nuôi thủy sản. Trong thời gian qua, cùng với việc tích cực nghiên cứu, trau dồi kỹ thuật, Trung tâm thủy sản Hà Giang đã không ngừng chuyển giao khoa học cho người nông dân. Với phương pháp cầm tay chỉ việc, đến nay nhiều hộ nông dân chăn nuôi thủy sản ở Hà Giang nói chung và huyện Vị Xuyên nói riêng đã làm chủđược kỹ thuật phức tạp.

Điển hình giai đoạn 2015 – 2017 Trung tâm Thuỷ sản Hà Giang đã xây dựng mô hình trình diễn tại 3 xã trên địa bàn huyện, gồm các mô hình: Nuôi thâm canh cá Nheo tại 6 hộ tại xã Tùng Bá với số lượng 3.250 con cá giống; nuôi thâm canh cá Rô phi theo hướng VietGAP tại thôn Bản Bang, xã Đạo Đức với số lượng 15.000

con giống và ương nuôi cá hương lên cá giống tại xã Phú Linh. Khi thực hiện các mô hình trên, Trung tâm Thủy sản hỗ trợ tập huấn kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho cá ương nuôi. Hỗ trợ vật tư, thiết bị gồm 100% về con giống, 50% về thức ăn, vôi, thuốc hóa chất. Còn 50% thức ăn viên công nghiệp và 100% công chăm sóc, các loại phân (phân xanh,...), chi khác do chủ hộ thực hiện mô hình đối ứng. Khi thu hoạch, chủ hộ thực hiện được hưởng lợi 100% kết quả của mô hình. Trong suốt quá trình triển khai mô hình, Trung tâm đã cử cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở kết hợp với đại diện UBND xã, cán bộ khuyến nông xã kiểm tra và hướng dẫn người dân chăm sóc mô hình theo tiến độ. Tiến hành kiểm tra các yếu tố thủy lý, thủy hóa, tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng của cá trong ao nuôi. Kết quả, qua kiểm tra tỷ lệ cá sống đạt từ 75 đến 82%, riêng mô hình ương nuôi cá hương lên cá giống tỷ lệ sống đạt 65%. Sau 4 tháng, cá phát triển khỏe mạnh, đồng đều về kích thước, với mô hình nuôi thâm canh cá Nheo thu 3,4 tấn/ha; nuôi thâm canh cá Rô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 76)