(Nguồn: Vũ Hữu Đức, 2012) 2.1.4.4. Quan điểm của chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam, đặc tính chất lượng thông tin được trình bày theo chuẩn mực kế toán quốc tế - IASB, bao gồm: (Bộ tài chính, 2002)
- Trung thực - Khách quan - Đầy đủ. - Kịp thời - Dễ hiểu - Có thể so sánh
2.1.4.5. Đặc tính thông tin trình bày trên BCTC của khu vực công.
IPSASs và khuôn mẫu lý thuyết kế toán công quốc tế đã thiết lập những đặc tính như sau:
- Tính dễ hiểu.
Trọng yếu
Đặc tính chất lượng của báo cáo tài chính
Thích hợp
Giá trị dự
đoán khGiá trẳng định ị Đầy đủ lập sai sót
Có thể so sánh
được Có thể kiểm tra
Kịp thời Có thể hiểu được
- Tính thích hợp và đáng tin cậy
- Tính trọng yếu
- Tính trung thực
- Tính so sánh được
- Ngoài các đặc tính chất lượng báo cáo nêu trên, khuôn mẫu lý thuyết kế toán khu vực công (2013) còn quy định thêm đặc tính là sự kiểm chứng.
+ Việc kiểm chứng có thể được thực hiện bằng cách xác nhận trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Việc kiểm chứng sẽ có giá trị hơn nếu được thực hiện bởi một đơn vị chuyên nghiệp, độc lập và có uy tín.
2.1.5. Phân biệt chất lượng thông tin kế toán và chất lượng thông tin BCTC
Chất lượng thông tin kế toán là kết quả cuối cùng của các đơn vị được trình bày trên các báo cáo kế toán, bao gồm: Thông tin kế toán tài chính biểu hiện thông qua hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) và thông tin kế toán quản trị biểu hiện thông qua các báo cáo quản trị. Nói cách khác, thông tin kế toán bao gồm những thông tin kế toán tài chính và thông tin kế toán quản trị
Kế toán tài chính cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu phục vụ cho các đối tượng bên ngoài, nên cần có giá trị pháp lý cao và khuôn mẫu nhất định theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, kế toán quản trị chủ yếu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong việc ra các quyết định, không mang tính chất bắt buộc nên có hình thức biểu hiện và báo cáo tức thì theo yêu cầu.
- Chất lượng thông tin kế toánlà giá trị của thông tin liên quan trực tiếp đến người sử dụng nhằm mục đích giúp cho người ra quyết định hoạch định chính sách đạt được các mục tiêu của tổ chức. Thông tin có giá trị có thể giúp mọi người và tổ chức thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn.
- Chất lượng thông tin kế toán được trình bày chủ yếu trên hệ thống báo cáo tài chính, do đó chất lượng TTKT sẽ tạo ra chất lượng BCTC nhằm giải thích tình hình tài chính của các đơn vị cho các đối tượng sử dụng thông tin theo nhiều mục đích khác nhau. Chất lượng TTKT phụ thuộc vào đặc tính chất lượng và được quy định theo chuẩn mực kế toán.
đáng tin cậy và đảm bảo sự trung thực khách quan, thông tin trong các báo cáo tài chính có thể so sánh được khi người sử dụng thông tin nhận biết được những điểm tương tự và sự khác nhau giữa các thông tin đó với thông tin trong các báo cáo khác.
2.2. Khái quát về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các Trường Đại học tự chủ tài chính khu vực TP. HCM các Trường Đại học tự chủ tài chính khu vực TP. HCM
2.2.1. Nội dung về chất lượng thông tin kế toán tại đơn vị sự nghiệp 2.2.1.1. Thông tin trên BCTC 2.2.1.1. Thông tin trên BCTC
Để BCTC hữu ích cho các đối tượng sử dụng, chất lượng của thông tin trên BCTC cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:
Tin cậy: Thông tin trên BCTC cần phải bảo đảm tính tin cậy. Để đáp ứng được yêu cầu này, thông tin trên BCTC phải là những thông tin khách quan và có thể thẩm định được. Hơn nữa, thông tin trên BCTC có thể được thẩm định để tìm kiếm các bằng chứng chứng minh cho tính đúng đắn của các số liệu trên BCTC sẽ nâng cao độ tin cậy của thông tin trên BCTC.
Kịp thời: BCTC cần được cung cấp kịp thời để bảo đảm cho tính hữu ích của thông tin đối với các đối tượng sử dụng để đề ra quyết định. Nếu cung cấp thông tin BCTC chậm trễ cho các đối tượng sử dụng thì những thông tin đó dù có tính tin cậy rất cao cũng là vô nghĩa do các quyết định kinh doanh thường mang tính thời điểm.
So sánh được: Thông tin BCTC cần bảo đảm tính so sánh được. Yêu cầu này đòi hỏi các khoản mục trên BCTC phải được trình bày nhất quán giữa các kì và nhất quán giữa các đơn vị cả về nội dung và hình thức. Để đảm bảo tính so sánh được của thông tin BCTC, số liệu sử dụng để lập BCTC phải được hình thành từ việc tuân thủ và áp dụng cùng một hệ thống các nguyên tắc chuẩn mực và chế độ kế toán.
Coi trọng bản chất hơn hình thức:Thông tin BCTC cần phản ảnh theo bản chất kinh tế, chứ không phản ánh theo hình thức pháp lý của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhìn chung hầu hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường có bản chất kinh tế phù hợp với hình thức pháp lí của chúng.
Trọng yếu: BCTC cần cung cấp những thông tin có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định của người sử dụng thông tin . Các thông tin trọng yếu này cần được
trình bày riêng lẻ trên BCTC, còn các thông tin không trọng yếu có thể được tập hợp lại và trình bày chung trong một khoản mục.
Phù hợp: BCTC cần cung cấp thông tin phù hợp với nhu cầu của các đối tượng sử dụng, tức là cung cấp đúng thông tin mà các đối tượng sử dụng cần
2.2.1.2. Sự tuân thủ các chuẩn mực kế toán
Chuẩn mực kế toán bao gồm các khái niệm, nguyên tắc được chấp nhận rộng rãi, không có hệ thống tài khoản kế toán, chứng từ và báo cáo tài chính chuẩn tắc. Hay nói cách khác, chuẩn mực kế toán thường bao gồm đo lường và trình bày thông tin báo cáo tài chính.
Theo đó, đo lường là việc xác định các nguyên tắc xác định giá trị của kế toán; trình bày thông tin báo cáo tài chính là công bố thông tin ra bên ngoài cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin kế toán. Mỗi một chủ đề cụ thể sẽ được gắn liền với một chuẩn mực kế toán. Khi vận dụng chuẩn mực kế toán đòi hỏi người làm kế toán phải có những khả năng phán đoán, ước tính, phân tích và đánh giá các sự việc có thể xảy ra để lựa chọn chính sách kế toán phù hợp.
Cần khuyến khích kế toán viên nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Kế toán viên, kiểm toán viên tham gia vào việc lập và báo cáo thông tin có thể được công bố ra công chúng hoặc được đối tượng khác trong và ngoài đơn vị sử dụng. Do vậy, trách nhiệm cần phải lập hoặc trình bày thông tin một cách trung thực, hợp lý và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và các quy định pháp lý có liên quan đến lập và trình bày thông tin để các thông tin này được hiểu đúng bản chất.
Phải đảm bảo rằng BCTC đó được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và các quy định pháp lý có liên quan đến lập và trình bày BCTC được áp dụng. Kế toán viên, kiểm toán viên phải luôn tuân thủ nguyên tắc đạo đức cơ bản về tính chính trực, nguyên tắc này yêu cầu kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải thẳng thắn và trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh.
2.2.1.3. Giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước
Hằng năm, các đơn vị đều bị kiểm toán nhà nước kiểm tra thường xuyên theo định kỳ 1 năm 1 lần, và đã cung cấp báo cáo và công bố công khai theo quy định của pháp luật đã góp phần làm cho các thông tin về kinh tế, tài chính được kiểm
toán đáp ứng được yêu cầu trung thực, khách quan; Xác nhận độ tin cậy của báo cáo tài chính, làm căn cứ để Nhà nước đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp và giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định trong mối quan hệ với đơn vị được kiểm toán nhiều thông tin, có kiến nghị quan trọng và kịp thời để Quốc hội xem xét, phê chuẩn dự toán NSNN, quyết định phân bổ ngân sách Trung ương, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu, dự án quan trọng quốc gia... đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp, độ tin cậy của các thông tin, số liệu về NSNN, về hoạt động tài chính nhà nước sẽ góp phần nâng cao chất lượng, độ tin cậy của thông tin tài chính-kế toán, giúp nhà nước, các đơn vị quản lý và sử dụng ngân quỹ nhà nước hiểu rõ hơn thực trạng công tác quản lý tài chính, tuân thủ và chấp hành luật pháp, kỷ luật tài chính, sử dụng và bảo vệ nguồn vốn của nhà nước tại từng đơn vị và trong toàn bộ nền kinh tế.
2.2.1.4. Chất lượng thông tin kế toán trong công nghệ thông tin
Luật Kế toán sửa đổi 2015 đã đề cập nhiều hơn tới các quy định ứng dụng CNTT vào lĩnh vực kế toán như: Quy định về chứng từ điện tử, chữ ký trên chứng từ điện tử, lập và lưu trữ chứng từ kế toán, mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán, chữa sổ kế toán… đáp ứng được đòi hỏi thực tế trong bối cảnh CNTT ngày càng có vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế, trong đó có lĩnh vực kế toán. Cụ thể, công nghệ thông tin đã thay đổi và tác động rất nhiều đến công tác tổ chức kế toán nói chung và chất lượng thông tin kế toán nói riêng. Bởi trong môi trường ứng dụng tin học hóa, chất lượng thông tin kế toán ngoài việc đề cập đến các vấn đề chung, còn chú trọng tới các khía cạnh liên quan như vấn đề về tin cậy của thông tin hay vấn đề gian lận thông tin, an toàn thông tin, sẵn sàng của thông tin.
Theo Chúc Anh Tú (2015), khác với kế toán thủ công, thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT có những đặc thù nhất định trong toàn bộ quy trình xử lý thông tin. Theo đó, đối với khâu thu thập, thu nhận thông tin thì kế toán chỉ cần phải ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào các phần mềm kế toán thông qua các thao tác với giao diện nhập liệu phù hợp để làm cơ sở cho phần mềm thực hiện xử lý ở những khâu tiếp theo.
Đối với khâu xử lý thông tin kế toán, chỉ cần thực hiện các thao tác nhất định như tính giá trị tài sản, các nghiệp vụ cuối kỳ sẽ được kết quả là các sổ kế toán và các báo cáo kế toán liên quan.
2.2.1.5. Kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ một khái niệm ra đời từ rất lâu, đã ngày càng trở nên quen thuộc đối với các đơn vị sự nghiệp. Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ ngày càng được thể hiện rõ rệt trong việc phát hiện, ngăn chặn các rủi ro, sai sót, gian lận trong hệ thống thông tin kế toán cũng như trong các hoạt động của đơn vị.
Tuy nhiên, có một thực tế rằng, tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ chưa được nhận thức và quan tâm đúng mức tại các trường ĐH tại Việt Nam. Từ đó dẫn đến việc trường ĐH chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ đảm bảo chất lượng.
Xây dựng cơ chế kiểm soát các hoạt động độc lập, tự chủ, thực hiện trách nhiệm của các đối tượng. Muốn vậy, nhà trường cần đặt ra những tiêu chuẩn, tiêu chí chặt chẽ để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, thực hiện sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đối tượng trên các lĩnh vực như tài chính, cơ sở vật chất, thực hiện nguyên tắc và chế độ trong quản lý, trong công việc, trong đào tạo… đồng thời có cơ chế để xác định các tiêu chí đó.
2.2.1.6. Áp lực về giải trình
Mặc dù là tự chủ về tài chính, nhưng việc chi tiêu của các trường vẫn phải tuân thủ theo các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành theo quy định hiện hành của Nhà nước, trong đó có nhiều quy định đã lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn, nhiều định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu nhưng các trường không được tự xây dựng. Bên cạnh đó tự chủ tài chính phải gắn với trách nhiệm giải trình và minh bạch thông tin, đặc biệt khi các trường đại học được mở rộng quyền sở hữu và tự quyết về tài sản thì sẽ tạo cơ hội mở rộng hoạt động để tăng nguồn thu nhưng có thể sẽ bị lạm dụng để lại hậu quả nghiêm trọng nếu thiếu đi trách nhiệm giải trình.
2.2.2. Đánh giá khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT
Qua quá trình tìm hiểu tình hình thực tế của các trường Đại học tự chủ tài chính tại TP.HCM; cùng với việc kết hợp kết quả các nghiên cứu có liên quan trước đây, đặc biệt là kết quả nghiên cứu của Choi và Mueller (1984) và Nguyễn
Thị Thu Hiền (2014), luận văn đã đưa ra những đánh giá khái quát ban đầu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM như sau:
- Môi trường pháp lý: Bao gồm 4 nhân tố:
+ Luật ngân sách và các chính sách quản lý tài chính nhà nước: Nhân tố này sẽ tác động đến chất lượng thông tin trên BCTC của các đơn vị Đại học tự chủ tài chính và chất lượng thông tin trên BCTC của khu vực này.
+ Các chuẩn mực, chế độ, chính sách kế toán Nhà nước: Nhân tố này sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng thông tin trên BCTC của các đơn vị này.
+ Thông tin kế toán phụ thuộc vào cơ quan ban hành các chế độ, chính sách, quy định trong lĩnh vực kế toán đối với các đơn vị tự chủ tài chính: Chất lượng thông tin trên BCTC của khu vực công nói chung và tại các đơn vị tự chủ tài chínhc nói riêng phụ thuộc vào cơ quan ban hành chuẩn mực kế toán và ban hành các chế độ, chính sách, quy định trong lĩnh vực kinh tế công.
+ Mục tiêu báo cáo tài chính rõ ràng: Chuẩn mực, chế độ kế toán xác định mục tiêu BCTC càng rõ ràng thì thông tin cung cấp trên BCTC càng hữu ích.
- Môi trường chính trị: Bao gồm 5 nhân tố:
+ Sự dân chủ: Tính tự chủ cao sẽ tạo ra áp lực giải trình về tình hình sử dụng, quản lý các nguồn lực và áp lực sử dụng thông tin BCTC để ra quyết định sẽ làm tăng tính hữu ích của thông tin kế toán.
+ Sự giám sát chặt chẽ của cơ quan, đơn vị giám sát: Khuynh hướng giám sát tình hình quản lý, sử dụng tài chính của các cơ quan giám sát càng chặt chẽ, quyết liệt thì chất lượng thông tin kế toán càng minh bạch và đáng tin cậy.
+ Áp lực từ việc bắt buộc phải cung cấp thông tin BCTC đã kiểm toán độc lập: Áp lực mạnh mẽ từ các cơ quan giám sát tài chính về việc bắt buộc các trường tài chính phải cung cấp thông tin BCTC đã được kiểm toán độc lập sẽ giúp nâng cao chất lượng thông tin kế toán.
+ Quyền lực của đối tượng sử dụng thông tin: Chất lượng thông tin kế toán phụ thuộc vào quyền lực của đối tượng sử dụng thông tin, quyền lực của càng cao thì thông tin kế toán càng trung thực, hữu ích.