6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
3.1.2. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xây dựng thang đo
Thang đo nháp được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết, cùng với các đo lường của chúng đã được kiểm định trong các nghiên cứu trước đây.
Bước 2: Nghiên cứu định tính
Do sự khác biệt về loại hình doanh nghiệp, môi trường kinh tế, văn hoá thực tế tại từng nhóm đối tượng nghiên cứu, các thang đo sẽ được điều chỉnh và bổ sung qua một nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm. Thông qua kết quả nghiên cứu định tính này, thang đo nháp sẽ được điều chỉnh và sau đó sẽ được
dùng cho nghiên cứu định lượng.
Bước 3: Nghiên cứu định lượng
Thang đo chính thức sau khi đã hiệu chỉnh thang đo nháp sẽ dùng cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu này sẽ kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và giả thuyết. Các thang đo này được kiểm định trở lại bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA. Tiếp theo, sau khi kiểm định thang đo, các biến quan sát còn lại sẽ sử dụng để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính bội, cụ thể:
- Kiểm định thang đo: Tác giả dùng hệ số Cronbach Alpha để kiểm tra giá trị của các thang đo, theo Nunnally & Bernstein (1994)
Cronbach’s Alpha ≥ 0.60: Chấp nhận được nhưng không được đánh giá tốt Cronbach’s Alpha € [0.70 – 0.90]: Tốt
Cronbach’s Alpha > 0.90: Chấp nhận được nhưng cũng không đánh giá tốt Đồng thời theo Nunnally & Bernstein (1994):
Hình 3.1 : Quy trình nghiên cứu
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝTHUYẾT THANG ĐO NHÁP
THẢO LUẬN NHÓM
ĐIỀU CHỈNH
KHẢO SÁT n=225 THANG ĐO CHÍNH
Loại các biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ, kiểm tra hệ số anpha
ĐÁNH GIÁ THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA
Loại các biến có trọng số nhân EFA
nhỏ, kiểm tra yếu tố và phương sai PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA
Kiểm định mô hình và các giả thuyết
nghiên cứu TƯƠNG QUAN HỒI QUY