Đánh giá thang đo và kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các trường đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP HCM​ (Trang 80)

6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

4.2. Đánh giá thang đo và kết quả nghiên cứu

Như đã trình bày ở chương 3, đề tài có 6 thang đo cho 6 khái niệm nghiên cứu, các thang đo này được đánh giá thông qua phương pháp độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha và phân tích dữ liệu theo phương pháp EFA để thang đo tốt nhất cho nghiên cứu này với dữ liệu thu thập từ nghiên cứu chính thức.

Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đơn giản và dễ hiểu hơn đối với các đối tượng nghiên cứu. Thang đo được quy ước từ 1: “ Rất không đồng ý ” đến 5: “ Rất đồng ý ”. Chúng được tác giả nghiên cứu, các chuyên gia là giảng viên, cán bộ và các bạn cùng thảo luận, đánh giá sơ bộ định tính để khẳng định ý nghĩa thuật ngữ và nội dung thang đo. Kết quả cho thấy các câu hỏi đều rõ ràng, các cán bộ công chức hiểu được nội dung và ý nghĩa của từng câu hỏi của tất cả các thang đo. Vì vậy, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng để tiếp tục đánh giá thông qua hai công cụ chính là hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng trước để loại bỏ các biến rác. Theo đó, các biến quan sát có hệ số tương quan biến- tổng (item-total corelation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn thang đo khi Cronbach’s alpha từ 0.6 trở lên. Về lý thuyết, Cronbach’s alpha càng cao thì càng tốt ( thang đo càng tin cậy). Cronbach’s alpha của các thang đo thành phần được trình bày trong các bảng dưới đây.

4.2.1. Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường pháp lý ( MTPL) Bảng 4.7 : Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các trường đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP HCM​ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)