6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
4.1. Thực trạng về chất lượng TTKT của các trường Đại học Tự chủ tại khu vực Tp.
vực TP.HCM.
Đánh giá thực trạng về vấn đề tự chủ tài chính tại các Trường Đại học tại TP.HCM
Một số thành công bước đầu:
Hiện nay, tự chủ tài chính được lồng ghép trong rất nhiều văn bản pháp lý, từ Luật Giáo dục Đại học, tới các Nghị định, thông tư hướng dẫn… Tuy nhiên, hiện tại do vấn đề tự chủ trong các cơ sở giáo dục Đại học ở Việt Nam còn mới, các trường chưa có nhiều kinh nghiệm bên cạnh đó cơ chế xin cho, tâm lý thụ động, sức ì, trì trệ trong suy nghĩ và hành động vẫn còn trong phong cách làm việc của nhiều cán bộ giáo dục nên trong quá trình thực hiện một số trường Đại học công lập còn bị lúng túng, đặc biệt chưa phân định được những quyền, những lĩnh vực tự chủ, tự quyết định và những quyền không được tự quyết định.
Ở Việt Nam, từ năm 2005, quyền tự chủ của trường đại học đã được Luật Giáo dục ghi nhận với nội dung tương tự quan niệm của các nước phát triển: Trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong các hoạt động :
- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo;
- Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng;
- Tổ chức bộ máy nhà trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên;
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực;
- Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
Trong quá trình các Trường bước đầu thực hiện tự chủ tài chính, với sự quyết tâm của các đơn vị và quá trình hướng dẫn, kiểm soát của các ban ngành, các cơ quan lãnh đạo thì hệ thống TTKT tại các đơn vị được Bộ Giáo Dục giao quyền tự chủ tài chính đều tuân thủ tương đối đầy đủ chế độ, theo các chính sách, chuẩn mực, quy định ban hành của Nhà nước. Tuy nhiên, do những hạn chế về năng lực cán bộ và nhiều yếu tố khách quan nên việc xây dựng các quy định về chế độ kế toán tại các trường tự chủ hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Dẫn đến chất lượng TTKT cũng có nhiều hạn chế, thiếu sót, phải thay đổi theo các chuẩn mực và các chính sách ban hành, đặt biệt quy định về kế toán và hệ thống TTKT phải tuân theo theo quy định luật pháp của Nhà nước, mà những luật này hiện nay vẫn đang trong quá trình hoàn thiện..
Một số hạn chế cần khắc phục:
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định về quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị tự chủ tài chính.
Đáng tiếc là trong khi nỗ lực đòi hỏi và thực thi quyền tự quyết định, nhiều trường Đại học nước ta lại tỏ ra miễn cưỡng, hình thức trong việc minh bạch hóa các thông tin về tài chính, đào tạo và việc làm.
+ Từ năm 2005, Bộ GDĐT đã giao cho năm trường ĐH công lập thực hiện thí điểm tự chủ về tài chính, tự đảm bảo 100% kinh phí chi thường xuyên như một doanh nghiệp nhà nước, và có thể tự xây dựng định mức chi cao hơn quy định nhà nước. Tuy vậy, nguồn thu học phí hệ chính quy vẫn phải tuân theo các định mức khung theo Quyết định 70 và Nghị định 49. Đối với các trường ĐH được giao tự chủ thì Nhà nước lại không khống chế việc chi mà ngược lại, khống chế mức thu, vì vậy áp lực về tài chính trong việc tăng thu- kiệm chi.
+ Bên cạnh đó áp lực về các khoản vay tín dụng ngân hàng, các quỹ hỗ trợ để mở rộng các loại hình đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường rất lớn. (Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 10/01/2002 của Chính phủ)
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các trường, quy mô hoạt động.
+ Sự cạnh tranh trong công tác tuyển sinh của các trường càng gay gắt, bởi áp lực về tài chính trong công tác thu chi;
Thu nhập và chính sách đãi ngộ đối với CBVC, các đơn vị nhà trường luôn quan tâm đến thu nhập cũng như các chính sách đãi ngộ đối với CBVC, hàng năm nhà trường luôn dành nhiều nguồn kinh phí hỗ trợ học tập cho CBVC làm việc tại trường, khuyến khích CBVC học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác nhằm nâng cao chất lượng công việc tại các đơn vị.
+ Bên cạnh đó, tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội của các trường được xem như hai mặt của một đồng xu khi giao quyền tự chủ. Mô hình quản lý đại học được xem là lựa chọn phù hợp khi năng lực của Hội đồng trường đáp ứng mức độ tự chủ được giao theo sứ mệnh của trường; cơ chế thực thi việc quản trị, quản lý trong trường đảm bảo được tính hiệu quả, công bằng, chất lượng của giáo dục đại học.
+ Quá trình thực hiện tự chủ Đại học thực chất là quá trình chuyển giao quyền lực, lâu nay phần lớn tập trung ở bộ chủ quản và Hiệu trưởng, sang Hội đồng trường. Thực tế quá trình chuyển giao quyền lực này rất khó khăn và phức tạp trước hết cần có lộ trình chuyển giao, đảm bảo đủ các văn bản, quy định pháp lý cần thiết và quan trọng nhất là quá trình thay đổi nhận thức đã trở thành thói quen trong suy nghĩ và hành động của lãnh đạo các trường. Ở các trường khi bước đầu chuyển sang giai đoạn tự chủ và thành lập Hội đồng trường thì xuất hiện một là xung đột quyền lực giữa Hiệu trưởng và Chủ tịch Hội đồng trường, hai là khi Hiệu trưởng kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường thì hoạt động của Hội đồng thường mang tính hình thức hơn là thực tế. Bên cạnh đó ở các trường đặt biệt các trường các Công lập thì tổ chức Đảng luôn là đơn vị lãnh đạo quyết định từ đường hướng phát triển đến nhân sự, tài chính, tuyển sinh… Vì vậy, nếu không “ thể chế hóa ” chức năng và các mối quan hệ giữa các tổ chức trong trường thì khó lòng mà thực hiện tự chủ ĐH.
Để tìm hiểu về thực trạng về chất lượng TTKT của các trường Đại học Tự chủ tại khu vực Tp. HCM, tác giả tiến hành thực hiện khảo sát các đối tượng được khảo
sát thông qua phiếu khảo sát. Phiếu này được gửi tới các đối tượng đã được xác định trong chương phương pháp nghiên cứu theo các hình thức: trực tiếp, phỏng vấn và email. Tất cả các phát biểu sử dụng trong quá trình nghiên cứu thực trạng về chất lượng TTKT của các trường Đại học Tự chủ tại khu vực Tp. HCM.
Dưới đây tác giả xin trình bày kết quả nghiên cứu của mình về “Thực trạng về chất lượng TTKT của các trường Đại học Tự chủ tại khu vực Tp. HCM.”
Bảng 4.1 : Kết quả khảo sát thực trạng chất lượng thông tin kế toán trên BCTC
Thông tin trên BCTC
Hoàn toàn không
đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý Số lượng người Tỷ lệ (%) Số lượng người Tỷ lệ (%) Số lượng người Tỷ lệ (%) Số lượng người Tỷ lệ (%) Số lượng người Tỷ lệ (%)
Thông tin kế toán được cung cấp trên BCTC đáp ứng nhu cầu kịp thời 30 13% 26 12% 43 19% 59 26% 67 30% Luôn có sẵn để phục vụ cho trách nhiệm giải trình, kiểm tra, thanh tra 24 11% 32 14% 34 15% 61 27% 74 33% Thông tin kế toán trên BCTC được lập và trình bày phụ thuộc vào chất
lượng quyết định của người quản lý như BGH, Kế toán trưởng… 29 13% 23 10% 45 20% 61 27% 67 30% Thông tin kế toán của đơn vị anh/ chị hiện nay đạt được mục tiêu cung
cấp thông tin hữu ích cho mục đích ra quyết định của người quản lý 23 10% 24 11% 32 14% 81 36% 65 29% Thông tin kế toán trên BCTC của đơn vị anh, chị được lập và trình bày
chặt chẽ, có thể kiểm chứng được. 34 15% 35 16% 32 14% 65 29% 59 26% Thông tin trên BCTC cung cấp đầy đủ thông tin tình hình tài chính của
đơn vị 19 8% 33 15% 48 21% 74 33% 51 23%