Thiết kế bảng câu hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các trường đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP HCM​ (Trang 61)

6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

3.1.3. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi là công cụ điều tra phổ biến nhất, được sử dụng để thu thập thông tin từ các đối tượng nghiên cứu, xin ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.

Các bước thiết kế bảng câu hỏi bao gồm:

+ Bước 1: Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.

+ Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát dự kiến. + Bước 3: Xác định các cách thức thu thập dữ liệu.

+ Bước 4: Xác định câu hỏi trong bảng câu hỏi.

+ Bước 5: Sắp xếp thứ tự các câu hỏi trong bảng câu hỏi. + Bước 6: Phỏng vấn thử và tham khảo kiến các chuyên gia. + Bước 7: Điều chỉnh lại bảng câu hỏi.

Tác giả sử dụng 28 câu hỏi để khảo sát 6 nhân tố tác động đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM và 5 câu hỏi khảo sát để đánh giá chất lượng TTKT thực tế tại các Trường nghiên cứu.

3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu. 3.2.1. Phương pháp chọn mẫu.

Theo Hair (2010), để sử dụng EFA, mẫu tối thiểu phải là 50, tốt nhất là 100 và tỷ lệ quan sát trên biến đo lường là 5:1, tốt nhất là 10:1. Trong khi đó theo Tabachnick& Fidell (2007) khi dùng MLR (Hồi quy bội), kích thước mẫu n nên được tính bằng công thức sau: n ≥ 50 +8p (p: số lượng biến độc lập).

Trong bảng khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, tác giả xây dựng 6 biến độc lập nên kích thước mẫu hợp lý là lớn hơn 98 quan sát. Nhằm mục đích nâng cao độ tin cậy của đề tài, tác giả tiến hành điều tra 250 đối tượng, trong đó kết quả có 241 đối tượng phản hồi nhưng trong đó có 16 phiếu không hợp lệ, còn lại 225 phiếu đạt yêu cầu tác giả đưa vào phân tích.

3.2.2. Thu thập dữ liệu.

Một trong những yếu tố then chốt và quyết định đến thành công của nghiên cứu trong đề tài là việc lựa chọn và sử dụng số liệu để phân tích, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà dữ liệu được sử dụng sao cho hợp lý nhất. Nguồn dữ liệu sử dụng cho bài nghiên cứu này được lấy các phiếu điều tra khảo sát thu thập từ các

đối tượng nghiên cứu cùng với ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, Ban giám hiệu trường, các trưởng đơn vị, các giảng viên và nhân viên kế toán tại các trường Đại học tự chủ tài chính trên khu vực TP.HCM.

Tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thông qua điều tra khảo sát các đối tượng nghiên cứu thông qua:

- Phỏng vấn trực tiếp chuyên gia về đề tài nghiên cứu.

- Khảo sát trực tiếp: Tác giả đến cơ quan làm việc tại các đơn vị nghiên cứu, gửi phiếu khảo sát trực tiếp các đối tượng nghiên cứu.

- Khảo sát thông qua email: Tác giả thiết kế câu hỏi khảo sát trên Google driver và gửi trực tiếp qua email của các đối tượng nghiên cứu.

3.2.3. Xử lý và phân tích bảng dữ liệu.

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý dữ liệu, thực hiện các kiểm định và phân tích hồi quy trong mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) để phân tích, xác định, phân nhóm, kiểm định và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng TTKT tại các trường Đại học tự chủ tài chính khu vực TP.HCM.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Mục đích của việc phân tích EFA là để loại bỏ nhân tố giả, đánh giá độ tin cậy đối với giá trị của các thang đo, khám phá (thang đo mới) và khẳng định (điều chỉnh thang đo đã có).

Để phân tích nhân tố khám phá tác giả phải thực hiện các kiểm định sau:

+ Thực hiện kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) và Bartlerrs. Để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn (>) 0.5

Theo Kaiser (1974): KMO > 0.9: Rất tốt KMO > 0.8: Tốt KMO > 07: Được KMO > 06: Tạm được KMO > 05: Xấu

KMO < 05: Không thể chấp nhận được

+ Thực hiện kiểm định tương quan biến: Ma trận đơn vị có hệ số tương quan giữa các biến = 0. Nếu sig < 0.05, bác bỏ giả thuyết ban đầu các biến có quan hệ lẫn nhau.

+ Thực hiện kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố tổng phương sai được giải thích (Total Variance Explained) và ma trận nhân tố xoay: Phương pháp trích PCA (principal component) cùng phép xoay vuông góc (varimmax) được tác giả sử dụng khi cần trích nhiều phương sai từ các biến đo lường với số lượng thành phần nhỏ nhất để phục vụ cho mục tiêu dự báo tiếp theo (Hair & các cộng sự, 2006). Mô hình chỉ hợp lý khi tổng phương sai trích (Total variance extracted) của các nhân tố ≥ 50%.

Xây dựng mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá.

Phân tích hồi quy đa biến:

+ Kiểm định hệ số hồi quy: Khi kiểm định các biến thì sig < 0.05: Các biến này có mối tương quan và có ý nghĩa với chất lượng thông tin kế toán và có độ tin cậy. Đồng thời kiểm tra có hiện tượng đa cộng tuyến, theo Hair &CTg 2006) nếu VIF > 10 có hiện tượng đa cộng tuyến tức là các biến không có mối tương quan và không có ý nghĩa cải cách chế độ kế toán nhằm nâng cao chất lượng TTKT và không có độ tin cậy.

+ Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình. + Tóm tắt mô hình.

+ Phân tích phương sai (ANOVA), điều kiện giá trị Sig < 0.05.

Kiểm định lại mô hình:

+ Kiểm định phương sai phần dư không đổi: Dùng kiểm định Spearman, điều kiện Sig > 0.05

+ Phân phối chuẩn của phần dư: Dùng đồ thị Histogram để kiểm định. Với điều kiện Mean = 0 (độ lệch chuẩn), và độ lệch std.Dev = 1 (phương sai) thì kết luận của tác giả sẽ đúng với mô hình.

3.3. Kết quả nghiên cứu và hiệu chỉnh thang đo.

Với kết quả kiểm định hồi quy, tác giả tiến hành tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, kiểm định các nhân tố nào không liên quan thì tác giả loại bỏ không đề cập đến trong phần giải pháp, các nhân tố nào có liên quan thì tuỳ theo mức độ ảnh hưởng tác giả sẽ tập trung đề xuất giải pháp hoàn thiện các nhân tố ảnh

hưởng đến chất lượng TTKT tại các trường Đại học tự chủ tài chính khu vực TP.HCM.

3.4. Các giả thuyết nghiên cứu

Từ quá trình nghiên cứu cơ sở lý thuyết và kế thừa kết quả từ các nghiên cứu trước đây, cùng với việc thảo luận xin ý kiến các chuyên gia và xây dựng thang đo, tác giả tiến hành xây dựng và kiểm định các giả thuyết nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng TTKT tại các trường Đại học tự chủ tài chính trên khu vực TP.HCM, các giả thuyết cụ thể như sau:

- Giả thuyết H1: Nhân tố môi trường pháp lý có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng TTKT của các trường Đại học tự chủ tài chính trên khu vực TP.HCM.

- Giả thuyết H2: Nhân tố môi trường chính trị có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng TTKT của các trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM.

- Giả thuyết H3: Nhân tố môi trường kinh tế có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng TTKT của các trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM.

- Giả thuyết H4: Nhân tố môi trường giáo dục có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng TTKT của các trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM.

- Giả thuyết H5: Nhân tố môi trường văn hóa có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng TTKT của các trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM.

- Giả thuyết H6: Nhân tố môi trường kiểm soát có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng TTKT của các trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Đề tài kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm khảo sát cụ thể và tìm hiểu những thông tin cần thiết qua đối tượng được khảo sát là các trường đại học đang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Bên cạnh đó tác giả cũng kết hợp linh hoạt với các phương pháp khác nhằm có những nhận định và đánh giá khách quan nhất, chính xác nhất về chất lượng thông tin kế toán tại các trường.

Tuy nhiên mỗi phương pháp nghiên cứu đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, cộng với những nhân tố chủ quan và khách quan chi phối trong quá trình khảo sát, phỏng vấn, thực hiện nghiên cứu nên khó tránh khỏi những sai sót khách quan.

Tuy nhiên việc vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, xác định đúng đối tượng nghiên cứu, chọn mẫu phù hợp và khoa học, kết hợp việc chính xác trong khâu nhập và xử lý số liệu, tác giả hy vọng những số liệu và thông tin đề tài đưa ra là chính xác.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng về chất lượng TTKT của các trường Đại học Tự chủ tại khu vực TP.HCM. vực TP.HCM.

Đánh giá thực trạng về vấn đề tự chủ tài chính tại các Trường Đại học tại TP.HCM

Một số thành công bước đầu:

Hiện nay, tự chủ tài chính được lồng ghép trong rất nhiều văn bản pháp lý, từ Luật Giáo dục Đại học, tới các Nghị định, thông tư hướng dẫn… Tuy nhiên, hiện tại do vấn đề tự chủ trong các cơ sở giáo dục Đại học ở Việt Nam còn mới, các trường chưa có nhiều kinh nghiệm bên cạnh đó cơ chế xin cho, tâm lý thụ động, sức ì, trì trệ trong suy nghĩ và hành động vẫn còn trong phong cách làm việc của nhiều cán bộ giáo dục nên trong quá trình thực hiện một số trường Đại học công lập còn bị lúng túng, đặc biệt chưa phân định được những quyền, những lĩnh vực tự chủ, tự quyết định và những quyền không được tự quyết định.

Ở Việt Nam, từ năm 2005, quyền tự chủ của trường đại học đã được Luật Giáo dục ghi nhận với nội dung tương tự quan niệm của các nước phát triển: Trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong các hoạt động :

- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo;

- Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng;

- Tổ chức bộ máy nhà trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên;

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực;

- Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

Trong quá trình các Trường bước đầu thực hiện tự chủ tài chính, với sự quyết tâm của các đơn vị và quá trình hướng dẫn, kiểm soát của các ban ngành, các cơ quan lãnh đạo thì hệ thống TTKT tại các đơn vị được Bộ Giáo Dục giao quyền tự chủ tài chính đều tuân thủ tương đối đầy đủ chế độ, theo các chính sách, chuẩn mực, quy định ban hành của Nhà nước. Tuy nhiên, do những hạn chế về năng lực cán bộ và nhiều yếu tố khách quan nên việc xây dựng các quy định về chế độ kế toán tại các trường tự chủ hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Dẫn đến chất lượng TTKT cũng có nhiều hạn chế, thiếu sót, phải thay đổi theo các chuẩn mực và các chính sách ban hành, đặt biệt quy định về kế toán và hệ thống TTKT phải tuân theo theo quy định luật pháp của Nhà nước, mà những luật này hiện nay vẫn đang trong quá trình hoàn thiện..

 Một số hạn chế cần khắc phục:

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định về quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị tự chủ tài chính.

Đáng tiếc là trong khi nỗ lực đòi hỏi và thực thi quyền tự quyết định, nhiều trường Đại học nước ta lại tỏ ra miễn cưỡng, hình thức trong việc minh bạch hóa các thông tin về tài chính, đào tạo và việc làm.

+ Từ năm 2005, Bộ GDĐT đã giao cho năm trường ĐH công lập thực hiện thí điểm tự chủ về tài chính, tự đảm bảo 100% kinh phí chi thường xuyên như một doanh nghiệp nhà nước, và có thể tự xây dựng định mức chi cao hơn quy định nhà nước. Tuy vậy, nguồn thu học phí hệ chính quy vẫn phải tuân theo các định mức khung theo Quyết định 70 và Nghị định 49. Đối với các trường ĐH được giao tự chủ thì Nhà nước lại không khống chế việc chi mà ngược lại, khống chế mức thu, vì vậy áp lực về tài chính trong việc tăng thu- kiệm chi.

+ Bên cạnh đó áp lực về các khoản vay tín dụng ngân hàng, các quỹ hỗ trợ để mở rộng các loại hình đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường rất lớn. (Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 10/01/2002 của Chính phủ)

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các trường, quy mô hoạt động.

+ Sự cạnh tranh trong công tác tuyển sinh của các trường càng gay gắt, bởi áp lực về tài chính trong công tác thu chi;

Thu nhập và chính sách đãi ngộ đối với CBVC, các đơn vị nhà trường luôn quan tâm đến thu nhập cũng như các chính sách đãi ngộ đối với CBVC, hàng năm nhà trường luôn dành nhiều nguồn kinh phí hỗ trợ học tập cho CBVC làm việc tại trường, khuyến khích CBVC học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác nhằm nâng cao chất lượng công việc tại các đơn vị.

+ Bên cạnh đó, tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội của các trường được xem như hai mặt của một đồng xu khi giao quyền tự chủ. Mô hình quản lý đại học được xem là lựa chọn phù hợp khi năng lực của Hội đồng trường đáp ứng mức độ tự chủ được giao theo sứ mệnh của trường; cơ chế thực thi việc quản trị, quản lý trong trường đảm bảo được tính hiệu quả, công bằng, chất lượng của giáo dục đại học.

+ Quá trình thực hiện tự chủ Đại học thực chất là quá trình chuyển giao quyền lực, lâu nay phần lớn tập trung ở bộ chủ quản và Hiệu trưởng, sang Hội đồng trường. Thực tế quá trình chuyển giao quyền lực này rất khó khăn và phức tạp trước hết cần có lộ trình chuyển giao, đảm bảo đủ các văn bản, quy định pháp lý cần thiết và quan trọng nhất là quá trình thay đổi nhận thức đã trở thành thói quen trong suy nghĩ và hành động của lãnh đạo các trường. Ở các trường khi bước đầu chuyển sang giai đoạn tự chủ và thành lập Hội đồng trường thì xuất hiện một là xung đột quyền lực giữa Hiệu trưởng và Chủ tịch Hội đồng trường, hai là khi Hiệu trưởng kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường thì hoạt động của Hội đồng thường mang tính hình thức hơn là thực tế. Bên cạnh đó ở các trường đặt biệt các trường các Công lập thì tổ chức Đảng luôn là đơn vị lãnh đạo quyết định từ đường hướng phát triển đến nhân sự, tài chính, tuyển sinh… Vì vậy, nếu không “ thể chế hóa ” chức năng và các mối quan hệ giữa các tổ chức trong trường thì khó lòng mà thực hiện tự chủ ĐH.

Để tìm hiểu về thực trạng về chất lượng TTKT của các trường Đại học Tự chủ tại khu vực Tp. HCM, tác giả tiến hành thực hiện khảo sát các đối tượng được khảo

sát thông qua phiếu khảo sát. Phiếu này được gửi tới các đối tượng đã được xác định trong chương phương pháp nghiên cứu theo các hình thức: trực tiếp, phỏng vấn và email. Tất cả các phát biểu sử dụng trong quá trình nghiên cứu thực trạng về chất lượng TTKT của các trường Đại học Tự chủ tại khu vực Tp. HCM.

Dưới đây tác giả xin trình bày kết quả nghiên cứu của mình về “Thực trạng về chất lượng TTKT của các trường Đại học Tự chủ tại khu vực Tp. HCM.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các trường đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP HCM​ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)