Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các trường đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP HCM​ (Trang 31)

6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

1.3. Khoảng trống nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết của các công trình nghiên cứu trên, hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chất lượng TTKT nhưng chủ yếu giải quyết các

vấn đề liên quan đến sự phát triển của hệ thống kế toán, chưa được xác định cụ thể trong một khu vực nhất định. Kết quả nghiên cứu của Choi và Mueller đã được Nguyễn Thị Thu Hiền (2014) vận dụng vào trong môi trường kế toán khu vực công tại Việt Nam và đã có những kết quả nhất định trong việc tìm kiếm và xác định các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC khu vực công tại Việt Nam. Tác giả vận dụng lý thuyết dựa trên nền tảng là các nhân tố mà Choi và Mueller (1984) và Nguyễn Thị Thu Hiền (2014) đã xác định và kết hợp với việc khảo sát, thăm dò ý kiến của các chuyên gia để xác định và tác giả đã đề xuất thêm nhân tố mới tác động đến chất lượng TTKT cũng như đề xuất thêm các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán tại một khu vực cụ thể là tại các trường Đại học tự chủ tài chính trên khu vực TP.HCM. Từ đó đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng TTKT của các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM.

Tác giả kế thừa 5 nhân tố của Choi và Mueller (1984), tác giả đề xuất thêm 01 nhân tố mới nhằm đánh giá thực trạng chất lượng thông tin kế toán tại các Trường Đại học tự chủ trên khu vực Thành phố Hồ Chí Minh gồm các nhân tố:

- Môi trường pháp lý - Môi trường chính trị - Môi trường kinh tế - Môi trường văn hoá - Môi trường giáo dục - Môi trường kiểm soát

Kết luận:

Thông tin kế toán giữ vai trò quan trọng trong mọi loại hình tổ chức bao gồm cả các đơn vị thuộc khu vực công - nơi sử dụng ngân sách Nhà nước để cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Trong khu vực công, TTKT có chất lượng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đồng thời thực hiện công khai hóa, dân chủ hóa hoạt động tài chính của Nhà nước. Đặc biệt, khi nền kinh tế thế giới đang vận động phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa thông qua việc hình thành các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực thì nhu cầu thông tin có chất lượng từ bên ngoài càng trở thành một áp lực lớn đối với Nhà nước. Để thực hiện các hoạt động

đầu tư đa quốc gia, tham gia các tổ chức quốc tế hoặc đàm phán để đi vay, nhận viện trợ, tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, các đơn vị thuộc khu vực công buộc phải công bố các thông tin tài chính một cách đầy đủ, đáng tin cậy và có thể so sánh được. Với tầm quan trọng này, việc tìm hiểu, nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TTKT là điều rất cần thiết và đang được xã hội quan tâm.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Những quy định chung về chất lượng thông tin kế toán. 2.1.1. Tổng quan về kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp.

2.1.1.1. Bản chất của kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp.

Công tác kế toán trong các đơn vị HCSN phải có kế hoạch tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và để kiểm soát nguồn kinh phí; Tình hình sử dụng quyết toán kinh phí; Tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư tài sản công; Tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước ở đơn vị. Đồng thời, kế toán HCSN với chức năng thông tin mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành NSNN được Nhà nước sử dụng như một công cụ sắc bén trong việc quản lý NSNN, góp phần đắc lực vào việc sử dụng vốn một tiết kiệm và hiệu quả cao.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, kế toán đơn vị HCSN phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác và toàn diện mọi khoản vốn, quỹ, kinh phí, tài sản và mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị.

- Chỉ tiêu kinh tế phản ánh phải thống nhất với dự toán về nội dung và phương pháp tính toán.

- Số liệu trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo cho các nhà quản lý có được những thông tin cần thiết về tình hình tài chính của đơn vị.

- Tổ chức công tác kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm và có hiệu quả. 2.1.1.2. Phân loại kế toán.

- Căn cứ vào đối tượng cung cấp thông tin, kế toán được phân thành hai loại: + Kế toán tài chính: Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. [Điều 3, Luật kế toán]

+ Kế toán quản trị: Là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. [Điều 3, Luật kế toán].

- Căn cứ vào hình thức sở hữu, kế toán được phân thành:

đích tìm kiếm lợi nhuận như: kế toán trong các công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần…

+ Kế toán công: Là kế toán trong các tổ chức, đơn vị được thành lập bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và hoạt động với mục tiêu phục vụ lợi ích công, lợi ích của xã hội mà không hướng đến mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

2.1.2. Tổng quan về kế toán hành chính sự nghiệp theo cơ chế tự chủ tài chính.

2.1.2.1. Khái niệm về đơn vị hành chính sự nghiệp theo cơ chế tự chủ tài chính. Đơn vị hành chính sự nghiệp theo cơ chế tự chủ tài chính là đơn vị do cơ quan Đơn vị hành chính sự nghiệp theo cơ chế tự chủ tài chính là đơn vị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước về một hoạt động nào đó (quy định chung về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực: Giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác). [Điều 1, NĐ số 16/2015/NĐ-CP]

Sử dụng nguồn tài chính của đơn vị, đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ quy định, như chi lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công, chi các hoạt động chuyên môn, chi quản lý, và chi các nhiệm vụ không thường xuyên khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành.

2.1.2.2.Đặc điểm kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp theo cơ chế tự chủ tài chính. Với những đặc điểm nêu trên của đơn vị HCSN theo cơ chế tự chủ tài chính, Với những đặc điểm nêu trên của đơn vị HCSN theo cơ chế tự chủ tài chính, kế toán trong đơn vị HCSN theo cơ chế tự chủ tài chính có nhiệm vụ thu thập, xử lý, và cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý và sử dụng nguồn thu tài chính trong đơn vị HCSN, phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng các khoản thu của đơn vị HCSN, góp phần quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của đơn vị, các chế độ kế toán được Bộ Tài chính thiết kế và ban hành phải dựa trên nguyên tắc thoả mãn và cập nhật các yêu cầu mới nhất của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế, tuân thủ Luật ngân sách nhà nước,

Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn cũng như cơ chế chính sách tài chính mới nhất áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp theo cơ chế tự chủ.

2.1.3. Pháp luật và cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị HCSN theo cơ chế tự chủ. chủ.

2.1.3.1. Luật ngân sách

Luật ngân sách Nhà nước số số 83/2015/QH13 ban hành ngày 26/05/2015 quy định về lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước nhằm quản lý và sử dụng ngân sách một cách hiệu quả.

Nghị định 163/2016/NĐ-CP ban hành ngày 21/12/2016 hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước về lập dự toán, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán Ngân sách Nhà nước.

Để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích lũy nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; Luật ngân sách đã đưa ra những quy định chặt chẽ về thu chi ngân sách, lập dự toán ngân sách các cấp, công khai số liệu dự toán quyết toán của đơn vị, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.

2.1.3.2. Luật kế toán

Luật kế toán của Quốc hội số 88/2015/QH13 ban hành 20/11/2015 quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy nhà nước, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán. Nhằm thống nhất quản lý kế toán, đảm bảo kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân.

Căn cứ những quy định trong Luật kế toán, ngày 301/01/2017 Chính phủ ban hành nghị định 174/2016/NĐ-CP “quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước”.

Kế toán hành chính sự nghiệp tuân thủ theo những quy định của Luật kế toán và nghị định 128 về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, nguyên tắc kế toán, đối

tượng kế toán, hệ thống báo cáo kế toán,….

Trên cơ sở những quy định của Luật kế toán và Nghị định 128/2004/NĐ-CP, Ngày 15/11/2010 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 185/2010/TT-BTC về việc Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

2.1.3.3. Cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp

Cơ chế tài chính đang áp dụng cho các đơn vị HCSN hiện nay gồm:

- Đơn vị sự nghiệp: Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, quy định cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng cho đơn vị sự nghiệp nhằm trao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành công việc được giao, và theo Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP; phát huy được tính chủ động sáng tạo và tiết kiệm cho đơn vị sự nghiệp.

- Cơ quan nhà nước: Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 7 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; Cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị hành chính nhà nước nhằm tạo điều kiện cho cơ quan chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ. Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính.

2.1.4. Đặc tính chất lượng thông tin kế toán (TTKT) trình bày trên BCTC

2.1.4.1. Chất lượng thông tin

Thông tin là một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi tổ chức, trong điều kiện hiện nay cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt, thông tin cần phải được tổ chức thành một hệ thống khoa học, giúp cho các nhà quản lý có

thể khai thác thông tin một cách triệt để cho việc ra quyết định và kiểm soát trong một tổ chức.

Chất lượng thông tin là thước đo giá trị mà các thông tin cung cấp cho người sử dụng thông tin đó. Chất lượng thường bị coi là chủ quan và chất lượng thông tin sau đó có thể khác nhau giữa người sử dụng và giữa các ứng dụng của thông tin. Do vậy, có rất nhiều quan điểm và tiêu chuẩn khác nhau về chất lượng thông tin, chẳng hạn theo nghiên cứu của Wang and Strong (1996) thì chất lượng thông tin là thông tin đảm bảo theo bốn tiêu chuẩn:

+ Bản chất bên trong của thông tin (Intrisic IQ) gồm bốn đặc tính cơ bản nhất của chất lượng thông tin như: tính chính xác, tính đầy đủ, tính khách quan và sự tin cậy của nguồn dữ liệu tạo ra thông tin;

+ Có thể truy cập được của thông tin (Accessibility IQ) nhấn mạnh tới tính có thể dễ truy cập được thông tin và bảo mật được thông tin đó;

+ Bối cảnh của thông tin (Contextual IQ) bao gồm tính thích hợp, kịp thời, đầy đủ và giá trị tăng thêm của thông tin;

+ Biểu hiện của thông tin (Representational IQ) bao gồm tính có thể giải thích được, dễ hiểu, rõ ràng, súc tích, nhất quán và tính so sánh được đối với người sử dụng thông tin.

Theo Shanks và Corbitt (1999) thì chất lượng thông tin phân thành 4 cấp độ theo ký hiệu học:

+Về mặt cú pháp (Syntactic) thì thông tin phải trình bày phù hợp với mục đích sử dụng;

+ Về mặt ngữ nghĩa (Semantic) thì thông tin phải trình bày hoàn chỉnh và chính xác;

+ Tính thực dụng (Pragmatic) thì thông tin trình bày dễ hiểu và hữu ích cho người sử dụng;

+ Tính xã hội (Social) thì thông tin trình bày có thể mang lại nhiều ý nghĩa cho người sử dụng. Kết quả của nghiên cứu này cũng đã chỉ ra các đặc tính chất lượng thông tin như: tính đầy đủ, chính xác, rõ ràng, kịp thời, ngắn gọn, có thể truy cập được….

thành hai loại chất lượng đó là:

+ Chất lượng về nội dung (content quality) bao gồm các thông tin có liên quan (Revelant Information) và các thông tin hữu ích (Sound Information) đáp ứng cho mục tiêu thực hiện;

+ Chất lượng về truyền tải thông tin (Media quality) bao gồm quá trình xử lý thông tin tối ưu hoá (Optimized Process) và cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình xử lý thông tin (ReliabInfrastructure).

Một nghiên cứu khác của Knight và Burn (2005) đã thực hiện tổng hợp các nghiên cứu về chất lượng thông tin được chấp nhận rộng rãi trong khoảng thời gian từ 1996 – 2002 và cho thấy có 20 đặc tính chất lượng thông tin được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu và được tóm tắt trong bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các trường đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP HCM​ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)