Kiểm định các giả thuyết cần thiết trong mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các trường đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP HCM​ (Trang 91)

6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

4.5. Kiểm định các giả thuyết cần thiết trong mô hình hồi quy

4.5.1. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa các hệ số hồi quy

Có 6 nhân tố được đề xuất trong mô hình, và có 6 nhân tố có mối quan hệ tuyến tính với chất lượng thông tin kế toán của các Trường Đại học tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM. Vì vậy, cần thiết phải kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy này để đi đến kết luận mối quan hệ và mức độ tác động của các nhân tố trên.

Giả thuyết:

H0 là: β1= β2= β3= β4= β5= β6= 0 H1 là: β1= β2= β3= β4= β5= β6 ≠ 0 Với mức ý nghĩa α = 5%

Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa các hệ số hồi quy, trong Bảng 4.21, các giá trị t tương ứng với sig < 0.05. Vì vậy, bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận rằng các biến độc lập Môi trường pháp lý, Môi trường chính trị, Môi trường giáo dục, Môi trường kinh tế, Môi trường văn hóa, Môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các Trường Đại học tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM.

4.5.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến là cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt chẽ giữa các biến độc lập là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm giá trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa của chúng nên các hệ số có khuynh hướng kém ý nghĩa hơn khi

không có hiện tượng đa cộng tuyến và hệ số R2 vẫn khá cao (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Thông thường nếu R2 < 0.8 và VIF của một biến độc lập nào đó > 5 hoặc hệ số Tolerance < 0.5 thì biến này không có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc trong mô hình tuyến tính bội (Lê Quang Hùng, 2015).

Bảng 4.21 cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập trong mô hình này đều nhỏ hơn 2 (lớn nhất là 1,367) (Lê Quang Hùng, 2015). Điều này chứng tỏ hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra với các biến độc lập.

4.5.3. Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư

Mô hình hồi quy tuyến tính chỉ thực sự phù hợp với các dữ liệu quan sát khi phần dư có phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và phương sai không đổi. Cách này thực hiện bằng cách xây dựng biểu đồ Histogram và biểu đồ P– P Plot.

Kết quả trong biểu đồ tần số Histogram cho thấy một đường cong phân phối chuẩn đặt chồng lên biểu đồ tần số. Với độ lệch chuẩn Std.Dev = 0,987 và Mean = 0 (phụ lục ), ta có thể kết luận rằng, giả thiết phân phối chuẩn có phần dư không bị vi phạm. Để củng cố cho kết luận này, chúng ta xem thêm biểu đồ P-P Plot của phần dư chuẩn hóa, các điểm quan sát không phân tán xa đường chéo kỳ vọng, nên ta có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

4.5.4. Kiểm định về tính độc lập của phần dư

Bảng 4.22: Bảng tính độc lập của phần dư

Mô hình Hệ số R Hệ số R2

Hệ số R2

hiệu

chỉnh Sai slượng ố chuẩn ước

1 ,749 a ,562 ,549 1,917 a. Biến độc lập: MTKS, MTVH, MTGD, MTCT, MTPL, MTKT b. Biến phụ thuộc: CLTTKT

4.5.5. Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội

Kiểm tra các giả định sau:

- Phương sai của sai số (phần dư) không đổi. - Các phần dư có phân phối chuẩn.

- Không có mối tương quan giữa các biến độc lập.

Nếu các giả định này bị vi phạm thì các ước lượng không đáng tin cậy nữa (Hoàng Trọng - Mộng Ngọc, 2008).

4.5.6. Kiểm định giả định phương sai của sai số ( phần dư) không đổi Bảng 4.23: Bảng phương sai của sai số không đổi Residuals Statisticsa Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn N Predicted Value 1,522 3,741 2,650 ,4494 225 Residual -1,1033 ,8693 ,0000 ,3971 225 Std. Predicted Value -2,510 2,429 ,000 1,000 225 Std. Residual -2,741 2,160 ,000 ,987 225 a. Biến phụ thuộc: CLTTKT

Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục số 4.17

Hình 4.1 cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục O (là quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư không đổi.

4.5.7. Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn

Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như sử dụng sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích… (Hoàng Trọng - Mộng Ngọc, 2008). Biểu đồ tần số (Histogram, Q-Q plot, P-P plot) của các phần dư (đã được chuẩn hóa) được sử dụng để kiểm tra giả định này.

Hình 4.2: Đồ thị P-Plot của phần dư

Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục số 4.19

Kết quả từ biểu đồ tần số P-Plot cho thấy các điểm phân tán xung quanh được kỳ vọng. Cho thấy giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa

Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục số 4.20

Với độ lệch chuẩn Std. Dev = 0,987. Điều này có nghĩa là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

4.6 Bàn luận kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu trên, sau đây là một số bàn luận về kết quả nghiên cứu:

Nhận xét tổng quan:

So với nghiên cứu của Choi và Muler và Nguyễn Thị Thu Hiền thì kết quả nghiên cứu của tác giả có cùng 5 nhân tố tác động và một nhân tố tác giả khám phá thêm cũng có tác động. Điều này cho thấy mô hình lý thuyết đề ra là phù hợp với thực tế hiện nay cũng như các giả thuyết trong mô hình lý thuyết đều được chấp nhận.

Nhận xét chi tiết:

+ Đối với nhân tố môi trường pháp lý: Ảnh hưởng mạnh nhất với Beta = 0,378, còn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền thì môi trường pháp lý ảnh hưởng thấp nhất với hệ số Beta = 0,114 đối với cải cách kế toán khu vực công, điều này chứng tỏ tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại TP.HCM các chuẩn mực, chế độ, chính sách kế toán tác động trực tiếp đến chất lượng thông tin trên

BCTC.

+ Đối với nhân tố môi trường chính trị: Ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta = 0.249 cùng với Nguyễn Thị Thu Hiền nhân môi trường chính trị ảnh hưởng thứ hai cho thấy môi trường chính trị tác động mạnh đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ Tài chính tại TP.HCM.

+ Đối với nhân tố môi trường kinh tế: Ảnh hưởng thứ ba với hệ số Beta = 0.221, cùng với Nguyễn Thị Thu Hiền nhân môi trường kinh tế ảnh hưởng thứ hai chứng tỏ môi trường kinh tế tác động mạnh đến chất lượng TTKT, cần cường đầu tư và phát triển quy mô cơ sở vật chất, mở rộng các cơ sở đào tạo, liên kết…của các đơn vị Đại học tự chủ Tài chính tại TP.HCM, nâng cao thu nhập và mức sống cho cán bộ, giảng viên tại các đơn vị này.

+ Đối với nhân tố môi trường kiểm soát: Điểm mới của đề tài, nhân tố khám phá có ảnh hưởng mạnh thứ tư với hệ số Beta = 0.151, chứng tỏ hệ thống kiếm soát nội bộ tác động mạnh đến chất lượng TTKT cũng như sự giám sát kiểm soát của cơ quan cấp trên.

+ Đối với nhân tố môi trường giáo dục: Ảnh hưởng thứ năm với hệ số Beta = 0,149, điều này chứng tỏ trình độ của các chuyên gia, chuyên viên kế toán tại các các Trường Đại học tự chủ tài chính tại TP.HCM sẽ tác động đến việc nâng cao chất lượng TTKT tại các đơn vị này.

+ Đối với nhân tố môi trường văn hóa: Ảnh hưởng thứ sáu với hệ số Beta = 0.106, điều này chứng tỏ chủ nghĩa cá nhân và sự tham nhũng của những người quản lý, sự điều hành, sử dụng tài chính công sẽ làm giảm chất lượng TTKT. Do đó cần có các biện pháp hạn chế lợi ích nhóm tại các Trường Đại học tự chủ Tài chính tại TP.HCM, cần thiết lập các hệ thống kiểm soát để nâng cao chất lượng TTKT tại tại các đơn vị này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4, tác giả trình bày kết quả kiểm định các thang đo thành phần các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT của các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM. Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt được độ tin cậy qua kiểm định Cronbach Alpha và EFA. Kết quả chạy hồi quy cho thấy 6 nhân tố đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến chất lượng TTKT của các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM. Điều này chứng tỏ mô hình lý thuyết đề ra là phù hợp với thực tế hiện nay cũng như các giả thuyết trong mô hình lý thuyết đều được chấp nhận. Chương cuối cùng sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, những hàm ý cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và đề nghị những hướng nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 4, chương 5 sẽ trình bày các kết luận về tác động của các nhân tố đến chất lượng TTKT của các Trường Đại học tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM. Từ đó, tác giả đề xuất một số ý kiến để nâng cao chất lượng TTKT của các trường Đại học tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM, cuối cùng là các hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Kết luận.

Qua việc nghiên cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Tác giả xác định việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT của các Trường Đại học tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM là cần thiết cho các đơn vị Đại học tự chủ Tài chính tại TP.HCM. Để thực hiện việc nghiên cứu tác giả đã xác định khung lý thuyết bao gồm hệ thống các văn bản pháp lý về quản lý tài chính công, chế độ kế toán khu vực công, IPSASs, các quan điểm về chất lượng TTKT, các quan điểm về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT từ các đề tài nghiên cứu khác. Tác giả đã sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, tư duy, phân tích tổng hợp, so sánh, điều tra, khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia, thống kê mô tả, thống kê phân tích (sử dụng mô hình EFA) để nghiên cứu luận văn.

Công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA được dùng để kiểm định thang đo trong nghiên cứu định lượng chính thức với cỡ mẫu n= 225, tác giả đã xây dựng được 33 biến quan sát cho 7 thang đo. Các thang đo này được đưa vào khảo sát trong nghiên cứu định lượng chính thức.

Kết quả có tất cả 28 biến quan sát được gom vào 6 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM, đó là:

(1) Môi trường pháp lý, (2) Môi trường chính trị, (3) Môi trường văn hoá, (4) Môi trường kinh tế, (5) Môi trường giáo dục,

(6) Môi trường kiểm soát.

Bảng 5.1 – Tổng hợp kết quả nghiên cứu

STT Ký hiệu Tên nhân tố Chỉ số

Beta Hướng tác động

1 MTPL Môi trường pháp lý 0,378 Tác động mạnh 1 2 MTCT Môi trường chính trị 0,249 Tác động mạnh thứ 2 3 MTKT Môi trường kinh tế 0,221 Tác động mạnh thứ 3 4 MTGD Môi trường giáo dục 0,149 Tác động mạnh thứ 5 5 MTVH Môi trường văn hóa 0,106 Tác động mạnh thứ 6 6 MTKS Môi trường kiểm soát 0,151 Tác động mạnh thứ 4 Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 6 nhân tố mà tác giả đã đề xuất gồm: Môi trường pháp lý, Môi trường chính trị, Môi trường văn hoá, Môi trường kinh tế và Môi trường giáo dục, Môi trường kiểm soát đều ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM.

Với phương trình hồi quy:

CLTTKT = -2,711 + 0,378 * MTPL + 0,249* MTCT + 0.221 * MTKT + 0,149 * MTGD + 0.106 * MTVH + 0,151 * MTKS

Kết quả nghiên cứu của luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM ” đã xây dựng được mô hình đánh giá chất lượng TTKT cũng như các nhân tố ảnh chất lượng thông tin kế toán của các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM, từ đó giúp các đơn vị này nhìn nhận được tầm quan trọng của chất lượng TTKT trình bày trên BCTC, thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT và từ đó sẽ có những biện pháp ngăn ngừa, hướng tác động tích cực vào các nhân tố này nhằm nâng cao chất lượng TTKT tại đơn vị.

Vị trí quan trọng của các nhân tố

Bảng 5.1 – Bảng vị trí quan trọng kết quả nghiên cứu

Tên nhân tố Số tuyệt đối

(β) Số tương đối (%) Vị trí

Môi trường pháp lý 0,378 30,1% 1

Môi trường chính trị 0,249 19,9% 2

Môi trường kinh tế 0,221 17,6% 3

Môi trường kiểm soát 0,151 12,04% 4

Môi trường giáo dục 0,149 11,9% 5

Môi trường văn hóa 0,106 8,5% 6

Tổng 100%

Tuy nhiên, để chất lượng TTKT tại các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM nói riêng cung cấp thông tin hữu ích thì cần lập hội đồng biên soạn chế độ kế toán cho các đơn vị tự chủ độc lập hơn với cơ quan sử dụng nguồn lực công, cải cách Luật Ngân sách Nhà nước, …tăng cường giám sát của Quốc hội về chế độ kế toán khu vực công, nâng cao trình độ chuyên gia, chuyên viên kế toán tại các đơn vị sự nghiệp, tăng cường vai trò công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước.

5.2. Kiến nghị nâng cao chất lượng TTKT.

Các giải pháp được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT của các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM. Tác giả chỉ nghiên cứu đề xuất các giải pháp liên quan đến các nhân tố được xác định có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT của các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM nhằm nâng cao chất lượng TTKT tại các đơn vị này.

5.2.1. Hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường

cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đặc biệt tự chủ tài chính. Xây dựng bộ quy chế ứng xử, phối hợp công việc giữa các tổ chức trong trường (Hội đồng trường, Ban Giám Hiệu, Các tổ chức chính trị - xã hội…).

- Thực hiện cơ chế tự chủ là tất yếu của giáo dục đại học Việt Nam, tuy nhiên để thực hiện cần có một lộ trình, một sự chuẩn bị kỹ về pháp lý và sự quyết tâm cao của các ban ngành, đặt biệt cán bộ lãnh đạo tại các trường.

5.2.2. Hoàn thiện nhân tố môi trường pháp lý:

Kết quả khảo sát cũng cho thấy môi trường pháp lý có tác động mạnh nhất đến chất lượng TTKT của các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực Tp.HCM (Beta= 0,378 ). Như vậy cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý để nâng cao chất lượng thông tin kế toán, muốn vậy cần:

Hoàn thiện luật ngân sách và các văn bản pháp luật liên quan:

- Nhân tố quyết định đến việc có thể cải cách chế độ kế toán lĩnh vực công để kế toán khu vực công nói chung và đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính nói riêng có thể tạo ra báo cáo tài chính cung cấp thông tin hữu ích, phù hợp với các quy định,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các trường đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP HCM​ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)